SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học thực nghiệm nhằm củng cố kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh Lớp 8

pdf 32 trang sklop8 04/09/2024 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học thực nghiệm nhằm củng cố kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học thực nghiệm nhằm củng cố kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh Lớp 8

SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học thực nghiệm nhằm củng cố kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh Lớp 8
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 2 
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2 
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 
6. Giả thiết khoa học ........................................................................................ 2 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC LOẠI, CÂU HỎI BÀI TẬP TRONG 
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC THCS .............................................. 3 
1.1. Khái niệm và phân loại câu hỏi, bài tập hóa học THCS .......................... 3 
1.2. Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm ..................................................................... 3 
1.2.1. Câu hỏi, bài tập tự luận (trắc nghiệm tự luận) ....................................... 3 
1.2.2. Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan) ........................ 4 
1.3. Câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm ...................................................... 6 
1.3.1. Khái niệm về câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm ............................... 6 
1.3.2. Chức năng của câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm ........................... 6 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG QUÁ 
TRÌNH DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 ...................................................... 7 
2.1. Vài nét về tình hình nhà trường ............................................................... 7 
2.2. Thực trạng sử dụng câu hỏi, bài tập của giáo viên trong quá trình dạy 
học môn hoá học lớp 8 ...................................................................................... 7 
2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng câu hỏi, bài tập của giáo viên 
trong quá trình dạy học môn hóa học lớp 8 .................................................... 8 
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THỰC 
NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 8 ............... 9 
3.1. Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm môn Hoá học lớp 8.... 9 
3.1.1. Tiêu chuẩn xây dựng ............................................................................... 9 
3.1.2. Quy trình xây dựng .................................................................................. 9 
3.1.3. Các bước xây dựng ................................................................................ 10 
3.1.4. Phân tích và đánh giá ............................................................................ 10 
3.2. Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập tự luận môn Hoá học lớp 8.......... 11 
3.2.1. Tiêu chuẩn xây dựng ............................................................................. 11 
3.2.2. Quy trình xây dựng ................................................................................ 11 
3.2.3. Các bước xây dựng ................................................................................ 11 
3.2.4. Phân tích và đánh giá ............................................................................ 11 
 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
 THCS : Trung học cơ sở 
 GS : Giáo sư 
 GV : Giáo viên 
 HS : Học sinh 
 DANH MỤC BẢNG 
STT Nội dung Trang 
 Bảng 1: Câu hỏi, bài tập giáo viên thường sử dụng trong quá 
 1 trình dạy học bộ môn Hóa học lớp 8 7 
 Bảng 2: Kết quả học tập giữa kì I môn Hoá học của học sinh 
 2 các lớp 8A, 8D 8 
 Bảng 3: Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi 
 3 học tập bộ môn Hoá học các lớp 8A, 8D 8 
 Bảng 4: So sánh mức độ yêu thích của học sinh khi học tập 
 4 môn Hoá học trước và sau khi thực hện giải pháp của đề tài 18 
 Bảng 5: So sánh kết quả học tập bộ môn Hoá học giữa học kì 
 5 I với giữa học kì II của học sinh các lớp 8A, 8D 19 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần vào việc xây dựng hệ thống 
câu hỏi, bài tập hóa học thực nghiệm hóa học nhằm củng cố kỹ năng tiến hành 
thí nghiệm cho học sinh THCS, giúp khắc sâu kiến thức cho các em để từ đó tạo 
hứng thú giúp các em yêu thích môn hóa học hơn. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 
 - Điều tra thực trạng sử dụng câu hỏi, bài tập hoá học trong quá trình dạy 
học của giáo viên THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 
 - Đề xuất và thực nghiệm quy trình xây dựng bài tập thực nghiệm môn hóa 
học nhằm củng cố kỹ năng tiến hành thí nghiệm cho học sinh lớp 8. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu đề tài này của tôi là: Xây dựng hệ thống câu hỏi, 
bài tập thực nghiệm hóa học nhằm củng cố kỹ năng tiến hành thí nghiệm cho 
học sinh lớp 8. 
 - Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường THCS. 
 - Thời gian nghiên cứu đề tài: Năm học 2018 - 2019. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 + Gồm các phương pháp phân tích, khái quát, tổng kết các tài liệu liên 
quan đến đề tài nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài. 
 - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 + Phương pháp Ankét: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra để thu thập thông 
tin về thực trạng sử dụng các câu hỏi trong kiểm tra đánh giá, chất lượng dạy 
học bộ môn Hoá học, mức độ yêu thích môn hóa học của học sinh. 
 + Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tác động trên 2 lớp 8 với 89 
học sinh của một trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 
 + Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập 
những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu. 
6. Giả thuyết khoa học 
 Nếu trong dạy học môn Hoá học, giáo viên xây dựng được hệ thống câu 
hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm theo một quy trình hợp lý thì sẽ phát huy tính 
tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao 
chất lượng dạy học môn học này. Giúp các em nắm vững và khắc sâu được kiến 
thức, kỹ năng thực hành thí nghiệm môn học đồng thời biết vận dụng kiến thức 
của môn học giải thích được các hiện tượng thực tế trong đời sống. 
 2/20 
1.2.2. Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan) 
 * Khái niệm: 
 Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học 
tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi, bai tập trắc nghiệm khách quan. Gọi là 
khách quan vì cách chấm không phụ thuộc vào người chấm. 
 * Ưu điểm: 
 - Nội dung kiến thức kiểm tra trong phạm vi rộng nên chống được khuynh 
hướng học tủ, học lệch. 
 - Số lượng câu hỏi nhiều, đủ cơ sở tin cậy, đủ cơ sở đánh giá chính xác 
trình độ học sinh thông qua kiểm tra. 
 - Chấm bài nhanh và chính xác. Có thể dùng máy chấm với số lượng lớn. 
 - Việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc soạn thảo các bài kiểm tra, 
bài thi giúp hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng nhìn bài hay trao đổi bài. 
 * Nhược điểm: 
 - Việc soạn câu hỏi đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. 
 - Tốn kém trong việc soạn thảo, in ấn đề kiểm tra. 
 - Hạn chế việc thể hiện năng lực diễn đạt, năng lực sáng tạo, khả năng lập 
luận của học sinh. 
 - Không luyện tập được cho học sinh cách trình bày bài làm. 
 - Có yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. 
 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
 Trắc nghiệm khách quan là một công cụ đo lường tâm lí, đo lường giáo 
dục, nhằm đánh giá thành quả học tập, tuy không phải là công cụ đo lường duy 
nhất, song trắc nghiệm khách quan ngày càng tỏ rõ hiệu năng và càng trở nên 
đắc dụng trên thế giới. Tuy nhiên, trắc nghiệm khách quan chỉ thật sự phát huy 
tác dụng khi người sử dụng hoặc người soạn trắc nghiệm khách quan phân biệt 
được các hình thức câu trắc nghiệm khách quan khác nhau và sử dụng chúng 
một cách phù hợp. 
 a) Câu trắc nghiệm đúng – sai (True False) 
 Đây là loại câu được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời 
bằng cách lựa chọn một trong hai phương án “đúng” hoặc “sai”. 
 * Ưu điểm: Là loại câu đơn giản thường dùng để trắc nghiệm kiến thức về 
những sự kiện hoặc khái niệm, vì vậy viết loại câu này tương đối dễ, ít phạm 
lỗi, mang tính khách quan khi chấm. Giáo viên có thể soạn đề thi và kiểm tra 
kiến thức trong thời gian ngắn. 
 * Nhược điểm: 
 - Có độ phân cách (khả năng phân biệt học sinh giỏi và học sinh kém) 
thấp vì độ may rủi cao (50%). 
 - Học sinh giỏi có thể không thỏa mãn khi buộc phải chọn “đúng” hay 
“sai” khi câu trắc nghiệm viết chưa kỹ càng. 
 b) Câu trắc nghiệm ghép đôi (matching test) 
 Đây là loại hình đặc biệt của loại câu nhiều lựa chọn, trong đó học sinh 
tìm cách ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu chưa hoàn thành ở cột 
khác sao cho phù hợp. Số câu ghép đôi càng nhiều thì xác suất may rủi càng 
thấp, chất lượng trắc nghiệm càng cao. 
 4/20 
 - Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả 
lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa mãn. 
 - Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán 
tinh vi, khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm 
bằng loại câu trắc nghiệm tự luận soạn kỹ. 
 e) Câu hỏi vẽ hình (drawing test) 
 Học sinh trả lời trắc nghiệm bằng cách vẽ hình, sơ đồ hoặc bổ sung chi 
tiết vào hình, sơ đồ có sẵn. Học sinh dùng hình vẽ thay cho câu trả lời. 
 * Ưu điểm: 
 - Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, phải hiểu rõ bài học. 
 - Thích hợp với các môn tự nhiên 
 * Nhược điểm: 
 - Việc soạn khá tốn thời gian, đòi hỏi người soạn phải có khả năng vẽ. 
1.3. Câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm 
1.3.1. Khái niệm về câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm 
 Câu hỏi, bài tập hóa học là phương tiện chính và hết sức quan trọng dùng 
để rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức cho học sinh. Là nhiệm vụ học tập 
mà giáo viên đặt ra cho người học, buộc người học vận dụng các kiến thức, 
năng lực của mình để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ 
năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo. 
1.3.2. Chức năng của câu hỏi, bài tập hoá học thực nghiệm 
 Câu hỏi, bài tập hóa học thực nghiệm là những bài tập có nội dung liên 
quan đến thí nghiệm, giúp người học ghi nhớ được những hiện tượng thí 
nghiệm, các lưu ý, thao tác trong thí nghiệm thông qua hệ thống câu hỏi, bài 
tập, bài tập hoá học thực nghiệm còn có các chức năng cho từng mục tiêu như: 
 * Về kiến thức: 
 - Là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy học 
sinh khắc sâu lý thuyết và các thao tác tiến hành thí nghiệm. 
 - Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú mà 
không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. 
 - Thông qua các bài tập thực nghiệm, học sinh hiểu kỹ hơn các khái niệm, 
tính chất hóa học, củng cố kiến thức một cách thường xuyên. 
 * Về kỹ năng: 
 - Củng cố thêm kỹ năng tiến hành thí nghiệm của học sinh. 
 - Rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải 
thích các vấn đề nảy sinh từ thí nghiệm. Rèn luyện và phát triển các kỹ năng tư 
duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu 
 * Về thái độ: 
 - Rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo, 
phong cách làm việc khoa học. 
 - Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hóa học, từ đó tạo động 
cơ học tập tích cực: kích thích trí tò mò, óc quan sát..làm tăng hứng thú học tập 
môn hóa học và có thể giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai 
 - Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình thành phương pháp 
học tập hợp lý. 
 6/20 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_bai_tap_hoa_hoc_thuc_nghiem_n.pdf