SKKN Vận dụng phương pháp nêu câu hỏi khi giảng dạy tác phẩm văn học Lớp 8A3 trường THCS Thị trấn năm học 2010-2011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp nêu câu hỏi khi giảng dạy tác phẩm văn học Lớp 8A3 trường THCS Thị trấn năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp nêu câu hỏi khi giảng dạy tác phẩm văn học Lớp 8A3 trường THCS Thị trấn năm học 2010-2011
SÁNH KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU CÂU HỎI KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 8A3 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NĂM HỌC 2010-2011 II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Giải pháp của giáo viên nhằm thực hiện “Vận dụng phương pháp nêu câu hỏi khi giảng dạy tác phẩm văn học lớp 8A3 trường THCS Thị trấn năm học 2010-2011” nhằm nâng cao chất lượng dạy- học phân môn Văn học. Quá trình học tập của học sinh ở phân môn Văn học. Sự quan tâm của phụ huynh học sinh đối với môn Ngữ văn. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Không gian: Đề tài này bản thân tôi thực hiện nghiên cứu trong phạm vi lớp 8A3 Trường THCS Thị trấn trong năm học 2010.-2011 2. Thời gian: Thời gian thực hiện đề tài này bắt đầu từ đầu năm học cho đến hết năm học 2010-2011. Thời gian nghiên cứu đề tài được chia làm 3 giai đoạn cụ thể như sau: - Giai đoạn 1: Từ ngày 5/9/2010 đến 31/10/2010. → Tiến hành chọn tên đề tài, sưu tầm tài liệu, xây dựng đề cương. - Giai đoạn 2: Từ ngày 1/11/2010 đến 31/12/2010. → Vận dụng các giải pháp, thống kê kết quả. -Giai đoạn 3: Từ ngày 1/1/2011 đến 31/3/2011. → Tiếp tục vận dụng giải pháp và rút kinh nghiệm, thống kê số liệu, nghiệm thu đề tài. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để thực hiện đề tài này tôi áp dụng một số phương pháp sau: 1. Đọc tài liệu. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có cơ sở lí luận để phân tích tài liệu, thu thập được những nội dung cần nghiên cứu, đảm bảo tính logic và có hệ thống khoa học. Đọc tìm hiểu các tài liệu, sách tham khảo liên quan đến việc tìm ra giải pháp để giáo viên biết được những tiến bộ và hạn chế của việc tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, khai thác được tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, từ đó giáo viên tìm giải pháp tối ưu để vận dụng cho từng nội dung bài sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao. 2. Điều tra a. Dự giờ: Bản thân tôi luôn đề ra kế hoạch dự giờ trong tháng đối với các giáo viên cùng bộ môn. Trong quá trình dự giờ tôi luôn chú ý đến phương pháp B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. Như chúng ta đã biết tính tích cực năng động của học sinh là sự nổ lực trong hoạt động nhận thức của chính các em. Và kết quả của việc học tập chỉ thực sự có được khi học sinh chủ động, tự giác tham gia vào quá trình dạy học. Đối với giờ học Ngữ văn nói chung và phân môn Văn học nói riêng, làm thế nào để các em tự cảm thụ, lĩnh hội các tác phẩm văn học bằng chính sự rung cảm, hứng thú, say mê của các em, đồng thời để các tác phẩm văn học phát huy được sức sống, chiều sâu và tiềm năng sáng tạo của nó trong lòng người đọc? Đây là yêu cầu cần thiết và quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải thực sự gia công trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác tìm hiểu tác phẩm. Thực hiện được điều này, giáo viên có thể linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học song để giờ dạy tác phẩm văn học mang lại hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải thực hiện tốt phương pháp nêu câu hỏi. Phương pháp nêu câu hỏi là một trong những phương pháp quan trọng giúp giáo viên khai thác được khả năng tư duy độc lập, óc sáng tạo và năng lực tìm tòi khám phá của học sinh trong giờ dạy tác phẩm văn học. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm phát huy tối đa năng lực cảm thụ, khơi gợi hứng thú và sự rung cảm thực sự của các em khi thâm nhập vào tác phẩm. Làm thế nào để kích thích đến tư duy, gây được những cảm xúc đối với học sinh đó mới là yêu cầu quan trọng vì “không có cảm xúc thì không và không bao giờ con người có khát vọng đi tìm chân lí ”( Lênin). Vì thế để giờ dạy học văn thực sự mang lại hiệu quả thì giáo viên cần phải nghiên cứu phương pháp nêu câu hỏi. Đây là một yêu cầu cần thiết và quan trọng. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Thực trạng việc sử dụng phương pháp nêu câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học tại trường. a) Giáo viên. Thực tế từ việc tìm hiểu, thăm dò, dự giờ đồng nghiệp ở nhiều tiết dạy khác nhau, đặc biệt là đối với những giờ dạy tác phẩm văn học, bản thân tôi nhận thấy giáo viên chưa thực sự chú trọng đến phương pháp nêu câu hỏi. Thông thường giáo viên hay bám vào hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa để giảng dạy mà chưa có sự gia công, chế biến sáng tạo những dạng câu hỏi mới để đáp ứng yêu cầu thắc mắc, hay đi sâu tìm hiểu suy nghĩ, cảm nhận của học sinh khi lĩnh hội tác phẩm văn học. Vì thế trong các giờ giảng văn, phá để khai thác nội dung bài học. Chính sự thụ động tiếp thu tri thức này trở thành một thói quen khiến cho các em cảm thấy áp lực và nhàm chán đối với giờ học. c) Về phía phụ huynh học sinh: Do điều kiện công việc gia đình, hầu hết các bậc phụ huynh thường phó mặc việc học tập của con em mình cho nhà trường, không dành nhiều thời gian quan tâm giúp đỡ các em trong việc học bài và làm bài ở nhà. 3. Sự cần thiết của đề tài. Để cho giờ dạy học văn thật sự sinh động, học sinh có hứng thú thực sự đối với việc học tập bộ môn thì giáo viên cần phải chú trọng đến việc sử dụng phương pháp nêu câu hỏi. Mục đích của việc vận dụng phương pháp nêu câu hỏi là nhằm đạt đến năm mục tiêu nhất định: một là nhằm thực hiện việc giảng bài, hai là nhằm luyện tập và thực hành, ba là nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, bốn là khích lệ, kích thích suy nghĩ, năm là nhằm kiểm tra đánh giá trình độ học sinh. Thực hiện được yêu cầu này giúp giáo viên khai thác, phát huy tối đa tính chủ thể của học sinh trong quá trình lĩnh hội tác phẩm văn học nói riêng, chiếm lĩnh tri thức nói chung. Đây là yêu cầu cần thiết và quan trọng đối với giờ học văn, và cũng là yêu cầu cần thiết mà đề tài nghiên cứu. III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ. 1.Vấn đề đặt ra. Như chúng ta đã biết sức mạnh của tác phẩm văn học chính là ở mặt tình cảm, tác phẩm văn học đánh thức, khêu gợi tâm hồn rung động của người đọc, dẫn dắt và thuyết phục người đọc một cách bất ngờ bằng cách đốt cháy lên trong lòng người đọc những tia lửa, những ngọn lửa tình cảm, những nguồn rung động sâu lắng, thiết thaTừ đó có thể thấy rằng nhiệm vụ của người giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm văn học phải chuyển tải yêu cầu này đến với học sinh. Làm thế nào để phát huy được sức sống mạnh mẽ của tác phẩm văn học, để cho những dòng cảm xúc ấy đi vào lòng học sinh một cách tự nhiên, đây là một yêu cầu quan trọng. Vấn đề đặt ra ở đây là việc vận dụng giải pháp nêu câu hỏi như thế nào đế đáp ứng yêu câu đã nêu? Mặc khác ta cũng nhận thấy rằng hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa chỉ cung cấp cho giáo viên những định hướng cách khai thác để đảm bảo yêu cầu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, trên cơ sở đó giáo viên phải biết gia công, sáng tạo trong việc xây dựng các dạng câu hỏi mới nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức và phát huy tìm năng sáng tạo, khơi gợi trí tưởng tượng, những cảm xúc thực sự trong lòng học sinh. Giờ dạy học văn sẽ thác phù hợp. Để thực hiện tốt phương pháp nêu câu hỏi khi giảng dạy tác phẩm văn học, yêu cầu cơ bản và tất yếu đầu tiên là giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng. Nghiên cứu tác phẩm giáo viên sẽ nắm được nhà văn muốn bày tỏ một vấn đề, một quan niệm, một thái độ như thế nào về cuộc sống hay một lời nhắn gửi trực tiếp, hoặc gián tiếp, kín đáo hay công khai của nhà văn về cuộc đời và với cuộc sống. Thông qua đó giáo viên sẽ định hướng xây dựng câu hỏi khai thác phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực cảm thụ của học sinh. - Bên cạnh việc nghiên cứu nội dung bài giảng, giáo viên cần nghiên cứu sách giáo viên, sách tham khảo và các tư liệu cần thiết để tìm hiểu, lựa chọn những câu hỏi hay, phù hợp yêu cầu nội dung của bài, vận dụng khéo léo linh hoạt các dạng câu hỏi trong bài dạy, góp phần phát huy tính chủ thể của học sinh trong giờ học. b) Nghiên cứu các cách nêu câu hỏi. Nghệ thuật dạy văn là nghệ thuật khêu gợi, duy trì, phát triển trí tưởng tượng, tư duy, sáng tạo của học sinh. Có nhiều con đường để khai thác tính tích cực của học sinh song phương pháp nêu câu hỏi vẫn là một trong những phương pháp mang lại nhiều hiệu quả nhất. Bên cạnh các câu hỏi khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản, giáo viên cần nghiên cứu thêm các dạng câu hỏi sau: ● Câu hỏi tái hiện: Là những câu hỏi nhằm vào sự ghi nhớ thông tin về kiến thức đã học, loại câu hỏi này được sử dụng với mức độ yêu cầu học sinh tri giác, tái hiện kiến thức. Nó thường được sử dụng với mục đích kiểm tra kiến thức cũ. Thông thường giáo viên có thể sử dụng ở phần kiểm tra miệng. Sử dụng dạng câu hỏi này như một bước khởi động cho quá trình tư duy của học sinh chuẩn bị cho bài học mới. Ví dụ: Khi dạy bài “Lão Hạc”, giáo viên cần kiểm tra kiến thức bài “Tức nước vỡ bờ” giáo viên dùng câu hỏi tái hiện như sau: * Em hiểu như thế nào về bức tranh hiện thực của xã hội Việt Nam thời phong kiến qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ? Với câu hỏi này yêu cầu học sinh nhớ và tái hiện thông tin về kiến thức đã học để trình bày vấn đề. Bước đầu khởi động tư duy của học sinh củng cố kiến thức cũ để bắt đầu tìm hiểu kiến thức mới. ● Câu hỏi nêu vấn đề: Là loại câu hỏi đặt ra cho chủ thể học sinh và được học sinh tiếp nhận một cách có ý thức, không phải do từ ngoài dội vào mà là do nhu cầu khám phá tìm hiểu của bản thân và chính học sinh cũng đã Ví dụ: Cái chết của cụ già Bơ men ở cuối truyện có làm cho em ngạc nhiên không? Vì sao? Sử dụng câu hỏi phân tích lí giải giúp học sinh phát hiện vấn đề đặt ra trong tác phẩm, Cái chết của cụ già Bơ men cuối truyện như một tình huống giúp người đọc suy nghĩ và liên tưởng về số phận và tình cảm cao quý của những con người nghèo khổ, cùng cảnh ngộ. Cái chết của cụ làm cho người đọc một chút bất ngờ nhưng sau đó mới chợt nhận ra rằng đức hi sinh và tấm lòng nhân hậu của người họa sĩ già làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Lời nhắn gửi của nhà văn đã thực sự có ý nghĩa và đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất. ○ Câu hỏi hình dung tưởng tượng: Sự tưởng tượng càng phong phú, mãnh liệt thì cảm xúc càng phát triển. Vì thế sử dụng câu hỏi này giáo viên sẽ khai thác được năng lực tưởng tượng của học sinh, xây dựng những hình tượng trong sáng, đây là chỗ dựa tốt nhất giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Ví dụ: Em hãy hình dung nét mặt Giônxi khi Xiu kéo bức màng lên? Em hình dung như thế nào về cái chết của lão Hạc? Câu hỏi hình dung làm cho trí tượng của học sinh trở nên bay bổng, hình tượng nhân vật được tạo hình dáng trong tâm trí và sự suy tưởng của các em, ấn tượng về nhân vật từ đó được khắc sâu hơn. Tóm lại tùy theo yêu cầu nội dung bài dạy và theo trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên có thể lựa chọn và vận dụng những dạng câu hỏi trên, kết hợp khéo léo vào giờ dạy sao cho có hiệu quả. * Một số lưu ý khi xây dựng câu hỏi. Khi sử dụng phương pháp nêu câu hỏi trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn học, giáo viên cần chú ý lựa chọn các dạng câu hỏi sao cho phù hợp với yêu cầu nội dung bài dạy, sát hợp với tác phẩm và khêu gợi được hứng thú của bản thân học sinh. Khi xây dựng câu hỏi giáo viên cần chú ý hai yêu cầu cơ bản về nội dung và chất lượng câu hỏi. + Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và trực tiếp, tránh những câu hỏi đánh đố học sinh, câu hỏi rối rắm, tối nghĩa và có cấu trúc phức tạp dễ làm cho học sinh nhầm lẫn. + Chất lượng câu hỏi phải có tác dụng kích thích hứng thú và tư duy của học sinh, tác động vào cảm xúc thẩm mỹ của học sinh, những câu hỏi mang tính thách thức, gợi trí tò mò, khoa học, nó đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và vận dụng kiến thức đã học để lí giải vấn đề. thể cho học sinh một số bài tập nhỏ để thực hành, chú ý câu hỏi phải thăm dò được khả năng tư duy của học sinh, tìm hiểu sự hứng thú của các em sau mỗi giờ học, sau đó đánh giá kết quả học tập của học sinh do sự hứng thú mang lại. Thực hiện tốt bốn bước này, giáo viên có thể vận dụng thực hiện giải pháp: “Vận dụng phương pháp nêu câu hỏi khi giảng dạy tác phẩm văn học” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các giờ giảng văn. 4. Áp dụng giải pháp: “Vận dụng phương pháp nêu câu hỏi khi giảng dạy tác phẩm văn học ở lớp 8A3 ” Thực hiện giải pháp trên, tôi đã áp dụng cách giới thiệu bài cho tiết văn học bài “Tức nước vỡ bờ” * Bước 1: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tư liệu liên quan đến nội dung bài dạy để định hướng nội dung trọng tâm cần khai thác. Đọc kĩ nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, Xác định nội dung trọng tâm của bài: Tình cảnh nông thôn Việt Nam ngày x-a với bộ mặt c-ờng hào lý dịch, sản phẩm của chế độ thực dân nửa phong kiến tàn nhẫn vô nhân, nỗi khốn cùng và phẩm chất cao đẹp của ng-ời phụ nữ nông dân cùng sức sống tiềm tàng ở họ; Tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đoạn trích. Giáo viên cần nghiên cứu hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản của sách giáo khoa và hướng trả lời ở sách giáo viên, có thể nghiên cứu thêm các câu hỏi gợi mở, khai thác của sách tham khảo xác định phương hướng vận dụng các dạng câu hỏi khai thác phù hợp. * Bước 2: Xây dựng câu hỏi cho bài. Dựa trên nội dung trọng tâm xác định trên, giáo viên cần xây dựng câu hỏi cảm thụ hướng vào các nhân vật: Cai lệ, Người nhà lí trưởng, chị Dậu , anh Dậu, bà lão hàng xóm. Các câu hỏi cần tập trung làm rõ các nội dung sau: + Bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân phong kiến, tình trạng thống khổ của người nông dân, tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép về xã hội “ăn thịt người”. + Nhân vật đặc biệt chú ý là chị Dậu, hình ảnh người phụ nữ đảm đang lo toan tháo vát giàu lòng hi sinh, chung thủy, lạc quan, yêu thương mọi người khi cần vẫn quyết liệt để bảo vệ quyền sống và danh dự là vẻ đẹp vừa chân thật vừa lí tưởng. Để thực hện được yêu cầu này, giáo viên có thể vận dụng các dạng câu hỏi như: Câu hỏi tái hiện, các câu hỏi nêu vấn đề (câu hỏi cảm xúc vật
File đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_neu_cau_hoi_khi_giang_day_tac_pham.doc
- SKKN Vận dụng phương pháp nêu câu hỏi khi giảng dạy tác phẩm văn học Lớp 8A3 trường THCS Thị trấn nă.pdf