SKKN Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cho học sinh khối 8

doc 27 trang sklop8 27/07/2024 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cho học sinh khối 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cho học sinh khối 8

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cho học sinh khối 8
 A.Đặt vấn đề
 I.lí do chọn đề tài
 Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh hay nói cách khác thì âm nhạc chính là 
cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại.
 Qua các bài hát, các bài tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức giáo dục cho 
các em có tình cảm, đạo đức trong sáng lành mạnh, hướng tới cái đẹp trong cuộc 
sống. Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu ca hát, tiếng hát đã gắn liền với cuộc 
sống lao động và đấu tranh. Từ bao đời nay tiếng hát là tiếng nói của trái tim là 
bình minh của ngày mới nó đã trở thành nghệ thuật Âm nhạc được mọi người 
yêu thích.
 Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng 
được quan tâm. Bên cạnh nhiều tấm gương tiêu biểu của các em học sinh về tính 
hiếu học, tinh thần vượt khó trong học tập và nghĩa cử cao đẹp sẵn sàng hi sinh 
bản thân mình để đem lại cuộc sống cho người khác (nhịn ăn sáng để giúp đỡ 
người nghèo khổ hay bớt chút thời gian để thăm nghĩa trang liệt sĩ hay giúp đỡ 
những gia đình có công với cách mạng... ). Vẫn còn một số học sinh vì tác động 
của phim ảnh,lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử đang dần biến mình thành 
học sinh hư, suy thoái về đạo đức và không nhớ tới công ơn của cha mẹ, thầy cô 
và của thế hệ cha ông đi trước. Sẽ ra sao nếu trong quá trình hội nhập, chúng ta 
không ý thức đầy đủ về cội nguồn dân tộc? Trước tình hình đó việc giáo dục học 
sinh truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”vào một số môn học trong trường 
trung học cơ sở là việc làm cần thiết. Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn 
Âm nhạc tại trường tôi rất muốn cùng với những giáo viên bộ môn khác giáo 
dục đạo đức, giáo dục truyền thống tốt đẹp như “Tôn sư trọng đạo”, “Kính 
trên nhường dưới”, “Lá lành đùm lá rách”, “Uống nước nhớ nguồn”lòng 
yêu nước và lòng biết ơn thế hệ cha ông đi trước đã đổ biết bao mồ hôi, xương 
máu để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay. Truyền thống “Uống 
nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không 
có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người 
xung quanh và có thể sẽ trở thành người ăm bám xã hội.
 Chính vì vậy việc lồng ghép giáo dục học sinh các truyền thống tốt đẹp đã 
được tôi thường xuyên thực hiện trong môn Âm nhạc từ năm 2006 đến nay. 
 1.Cơ sở lí luận
 Từ năm 2002 đến nay bộ giáo dục đã đưa môn Âm nhạc vào giảng dạy trong 
chương trình chính khóa. Nó đã trở thành một trong những môn học bắt buộc 
trong trường trung học cơ sở.
 1/12 thay đổi nhiều về mặt tâm sinh lí. Ở lứa tuổi này nhiều em thích các trò chơi 
điện tử, thích thể hiện mình bằng nhiều cử chỉ và hành vi chưa đúng, chỉ quan 
tâm đến việc học văn hóa mà thờ ơ với những người xung quanh và dần quên đi 
“Cội nguồn” của dân tộc. Các em chuẩn bị đứng trong hàng ngũ của Đoàn vì 
vậy các em càng phải ý thức được việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì lí 
do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền 
thống “Uống nước nhớ nguồn” cho học sinh khối 8” để nhằm giáo dục cho 
học sinh truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. 
 Qua đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống “Uống 
nước nhớ nguồn” cho học sinh khối lớp 8” nhằm.
 - Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về truyền thống 
yêu nước và lòng biết ơn, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và 
hành vi tích cực đối với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
 - Giáo dục ý thức quan tâm đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và 
coi việc làm của mình trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày.
 - Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong 
việc thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” 
 - Góp phần giáo dục cho các em hoàn thiện thêm về nhân cách có hành vi 
ứng sử đúng trong việc thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” 
 III.Đối tượng nghiên cứu
 1.Đối tượng nghiên cứu
 Là học sinh các khối lớp 8 trong trường 
 2. Cơ sở nghiên cứu
 Các tài liệu được sử dụng trong qúa trình nghiên cứu
 - Sách giáo khoa lớp 8
 - Sách giáo viên lớp 8
 - Phương pháp dạy học âm nhạc – Lê Anh Tuấn
 - Sách giáo khoa các môn( Văn, sử, GDCD)
 - Các thông tin và tài liệu có liên quan đến đề tài
 - Phần mềm viết nhạc Encore
 3.Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống 
Uống nước nhớ nguồn cho học sinh khối lớp 8”.
tôi đã sử dụng một số phương pháp sau. 
 - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của 
học sinh.
 3/12 II.Thực trạng vấn đề
 1.Thực trạng
 Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất 
nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa và từng bước hội 
nhập quốc tế. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc học sinh khi 
ra trường phải là người “vừa hồng, vừa chuyên”. Là giáo viên dạy bộ môn Âm 
nhạc tôi thấy việc giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước và truyền thống 
“Uống nước nhớ nguồn” trong bài giảng là vô cùng quan trọng và thiết thực. 
Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước và truyền thống “Uống nước nhớ 
nguồn” trong môn Âm nhạc và một số môn học khác góp phần hình thành nhân 
cách và lối sống cho học sinh
 Để thực hiện tốt việc giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trong 
môn học bản thân tôi đã tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, khảo 
sát chất lượng đầu năm của học sinh các khối từ đó rút ra một số kinh nghiệm và 
phương pháp giảng dạy việc giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” 
trong môn Âm nhạc đạt kết quả cao nhất.
 2.Kết quả và đánh giá kết quả khảo sát khi chưa thực hiện đề tài
 a.Kết quả khảo sát khối lớp 8
 Lớp Tổng số Học sinh hứng thú Học sinh chưa hứng thú 
 học sinh học tập học tập
 8A 45 40HS = 89% 5HS = 11 %
 8B 44 39 HS = 87% 5HS = 13 %
 8C 45 37HS = 82 % 8HS = 18 %
 8D 35 28HS = 80 % 7HS = 20 %
 8E 29 21HS = 72% 8HS = 18 %
b.Đánh giá kết quả khảo sát 
 Qua kết quả khảo sát trên xét về mặt bằng tôi thấy kết quả trong việc giáo 
dục học sinh truyền thống yêu nước và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” 
trong giảng dạy môn Âm nhạc ở khối 8 kết quả chưa được cao. Chính vì vậy tôi 
mạnh dạn thực hiện đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền 
thống “Uống nước nhớ nguồn” cho học sinh khối 8”.
 5/12 Tiết 1- Bài 1,2 : Sơ lược về truyện dân gian- Hướng dẫn đọc thêm: Con 
rồng cháu tiên 
 Lớp 7
 Tiết 2- Bài 1: Mẹ tôi 
 Tiết 9 – Bài 3: Những câu hát về tình cảm gia đình 
 Tiết 10 – Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con 
người.
 Lớp 8
 Tiết 1- Bài 1:Tôi đi học
 Tiết 5,Tiết 6 – Bài 2: Trong lòng mẹ
 Lớp 9 
 Tiết 1, Tiết 2- Bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh
*Môn Lịch sử 
 Lớp 6 
 Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X
 Chương I: Buổi đầu lịch sử nước ta
*Môn GDCD :
 Lớp 6 
 Tiết 6 ,Tiết 7 - Bài 6 : Biết ơn.
 Tiết 11,Tiết 12 – Bài 9 : Xây dựng gia đình văn hóa 
 Tiết 13 – Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, 
dòng họ.
 Tiết 24, Tiết 25 – Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
 Lớp 8
 Tiết 14, Tiết 15 – Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
 Lớp 9
 Tiết 4 – Bài 4: Bảo vệ hòa bình
 * Môn Tin học:
 Lớp 9: Bài 3- Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet
 Lớp 8
Chủ đề : Thầy cô và mái trường
 Học hát bài : Mùa thu ngày khai trường nhạc và lời Vũ Trọng Tường
 Tập đọc nhạc: TĐN số 8 “ Thầy cô cho em mùa xuân”
Chủ đề : Việt Nam đất nước con người
 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ
Chủ đề : Cội nguồn
 Học hát bài : Nổi trống lên các bạn ơi! 
 7/12 - Thực hiện hiện tốt các kĩ năng trong bộ môn âm nhạc như ( Hát – Tập đọc 
nhạc – Âm nhạc thường thức). 
 - Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong 
việc “Uống nước nhớ nguồn” 
 - Rèn luyện kĩ năng thuyết trình . 
 c) Thái độ
 - Giáo dục ý thức quan tâm đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và 
coi việc làm của mình trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.
 - Góp phần giáo dục cho các em hoàn thiện thêm về nhân cách có hành vi 
ứng sử đúng trong việc thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” 
 d) Các năng lực chính hướng tới
 - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học.
 - Năng lực chuyên biệt: Hát- Tập đọc nhạc- Thưởng thức âm nhạc- Tham 
gia các hoạt động tập thể như hát, múa, giao lưu âm nhạc...
 + Khả năng quan sát và chỉ ra những biểu hiện của truyền thống “Uống 
nước nhớ nguồn”trong cuộc sống hàng ngày, ở nhà trường, địa phương và 
trong phạm vi cả nước.
 + Khả năng làm việc theo nhóm: sử dụng tranh ảnh, clip minh họa để nêu 
bật truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a.Chuẩn bị của giáo viên
 - Máy tính, máy chiếu, máy chiếu hắt, bút laze, máy in.
 - Đàn, nhạc cụ gõ
 - Tranh ảnh về các nội dung, vấn đề liên quan đến truyền thống “Uống 
nước nhớ nguồn” 
 - Các tư liệu có liên quan đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” 
 - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh 
và video clip sưu tầm được.
 - Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
 - Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
 - Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.... để học sinh thảo luận nhóm.
 - Phiếu đánh giá báo cáo.
 b. Chuẩn bị của học sinh
 - Giấy A0, bút màu, giấy màu, thước kẻ....
 - Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung của chủ đề 
 - Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm
 9/12 một cách tích cực. Muốn giờ học đạt kết quả cao giáo viên phải chuẩn bị bài thật 
kĩ trước khi đến lớp. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải hiệu quả. Giáo viên 
phải biết khơi dậy tính tự giác học tập của các em, tạo niềm đam mê học tập cho 
các em.
 Trong thời gian tôi thực hiện đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục 
truyền thống Uống nước nhớ nguồn cho học sinh khối 8”
đa phần học sinh các lớp tham gia rất tích cực và hào hứng. Bản thân tôi thấy 
yêu nghề hơn và sẽ cố gắng tìm ra nhiều phương pháp mới nhất để giúp các em 
có được giờ học Âm nhạc hiệu quả nhất.
 Tôi hi vọng rằng với tâm huyết và lòng yêu nghề cộng với sự chuẩn bị chu 
đáo trước khi đến lớp tôi sẽ thành công trong nghề dạy học của mình.
 II.KIẾN NGHỊ
 Là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc điều mong muốn lớn nhất của tôi là 
Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho chúng tôi được 
phát huy hết năng lực và khả năng của mình.
 Trang bị một số đồ dùng và thiết bị dạy học như:
 + Đàn ooc gan có chức năng hiện đại 
 + Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”
 + Tạo điều kiện cho giáo viên âm nhạc dự các lớp tập huấn về công nghệ 
thông tin.
 Trên đây là những kinh nghiệm và những hiểu biết tôi đã áp dụng trong suốt 
quá trình giảng dạy.Với kinh nghiệm còn ít ỏi và khả năng sư phạm còn hạn chế 
chắc rằng những điều tôi trình bày ở trên không tránh khỏi còn có nhiều thiếu 
sót.
 Tôi rất mong được hội đồng khoa học cấp trên góp ý, nhận xét để sáng kiến 
kinh nghiệm của tôi được hoàn hảo hơn.
 Tôi luôn đón nhận sự góp ý nhiệt tình của đồng nghiệp và của các cấp lãnh 
đạo sẽ tạo điều kiện cho tôi được nâng cao tay nghề và trở thành giáo viên giỏi 
của ngành.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 11/12

File đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_giao_duc_truyen_thong_uong.doc