SKKN Sử dụng PowerPoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong Sinh học 8

doc 31 trang sklop8 16/07/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng PowerPoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng PowerPoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong Sinh học 8

SKKN Sử dụng PowerPoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong Sinh học 8
 Sử dụng Powerpoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong 
 Sinh học 8
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Hiện nay tệ nạn Ma tuý đang lan rộng và ngày càng trở nên nghiêm trọng, 
nó là mối hiểm hoạ đối với con người, nó đang len lỏi vào các nhà trường. Sự 
phát triển nhanh chống tệ nạn ma tuý trong trường học đang là nỗi lo lắng của 
mỗi cán bộ giáo viên, của mỗi gia đình, của mọi người và của toàn xã hội. Nạn 
ma tuý không những tác động trực tiếp tới sức khoẻ, kết quả học tập, nòi giống, 
phẩm giá con người, hạnh phúc gia đình mà còn liên quan trực tiếp tới các vấn 
đề kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
 Trong tình hình diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy trong xã hội và của 
cộng đồng, Theo điều tra của liên ngành giáo dục – công an thì năm 2013 có 296 
học sinh vi phạm tệ nạn ma túy ở nhiều độ tuổi, trình độ nhận thức và kinh 
nghiệm sống khác nhau với sự đa dạng, phức tạp về tâm lí là những đối tượng có 
nguy cơ cao để ma túy xâm nhập. Tuy số học sinh, sinh viên sử dụng ma túy gần 
đây có giảm nhưng nguy cơ những người trong độ tuổi này nghiện ma túy vẫn 
còn cao. Từ nghiện ma túy dẫn đến trộm cắp, buôn bán ma túy, gây rối trật tự 
không chỉ ở các trường đại học, cao đẳng, mà còn ở cả các trường trung học phổ 
thông và trung học cơ sở như hiện nay. Việc giáo dục phòng chống ma túy là 
cần thiết và cấp bách. Nó không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu “nhà 
trường không có ma túy” mà còn ngăn chặn sự phát triển của hiểm họa ma túy 
trong toàn quốc gia.
 Phòng chống, ngăn ngừa và kiểm soát ma tuý là nhiệm vụ của tất cả mọi 
người, là mối quan tâm, lo lắng của nhân loại. Điều tra gần đây cho thấy phần 
lớn các thanh thiếu niên bị nghiện ma tuý đều không thấy được tác hại của nạn 
ma tuý. Trước thực trạng về tệ nạn ma tuý của xã hội, ở địa phương và trường sở 
tại thì giáo dục phòng, chống ma túy phải được tiến hành qua toàn bộ chương 
trình giáo dục ở nhà trường, được thực hiện thông qua các bài học trên lớp và 
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho học sinh có những hiểu biết 
cần thiết về ma túy và các chất gây nghiện, nguyên nhân và tác hại của việc sử 
dụng ma túy và các chất gây nghiện; các qui định của nhà trường, nhà nước liên 
quan đến ma túy và các chất gây nghiện. Hình thành cho các em kỹ năng phòng 
tránh ma túy và không lạm dụng các chất gây nghiện. Không tham gia và không 
bị lôi cuốn vào tệ nạn ma túy. Có trách nhiệm phòng chống ma túy và chất gây 
nghiện để bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Nguyễn Thị Sen – Lê Đăng Bắc 1 Sử dụng Powerpoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong 
 Sinh học 8
 Nghiên cứu các cách có thể lồng ghép về tác hại của một số chất gây 
nghiện bằng PowerPoint để phát hiện những hạn chế khi không ứng dụng công 
nghệ thông tin vào trong giảng dạy. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi trong nhà trường THCS Buôn Trấp và kinh nghiệm của chúng tôi 
chỉ đề cập một vấn đề nhỏ trong việc lồng nghép giáo dục về tác hại của một 
chất gây nghiện trong học đường đổi với một số bài học ở môn sinh học 8 THCS 
bằng việc ứng dụng PowerPoint vào trong giảng dạy. 
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Theo dõi tìm hiểu học sinh, đánh giá, tổng hợp.
- Nghiên cứu tài liệu, thông qua thông tin đại chúng.
- Nghiên cứu tài liệu (sách bồi dưỡng thường xuyên)
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về môn sinh học trong trường 
THCS để rút ra kinh nghiệm giảng dạy .
- Kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ khác.
 II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
 Những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, 
ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana đã không ngừng đẩy mạnh công 
tác tuyên truyền phòng, chống ma túy và chất gây nghiện trong các đơn vị 
trường học và xem đây là một trong những nội dung quan trọng trong chương 
trình hành động của mỗi đơn vị trường, nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho 
cán bộ, giáo viên, học sinh về tác hại của ma túy, chất gây nghiện và hiểm họa 
khôn lường của đại dịch HIV/AIDS.
 Với phương châm phòng ngừa là cơ bản, sự phối hợp giữa nhà trường, gia 
đình và xã hội là giải pháp chủ lực để loại bỏ ma túy và chất gây nghiện, tội 
phạm ra khỏi học đường, ngành giáo dục đã đặc biệt coi trọng công tác tuyên 
truyền nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh, sinh viên về ma túy, tệ nạn ma túy 
và đại dịch HIV/AIDS. Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học 
sinh, công an và các đoàn thể xã hội khác là rất cần thiết để từng bước đẩy lùi 
các tệ nạn xã hội ra khỏi trường học.
 Từ nhiều năm nay, công tác phòng, chống ma túy và chất gây nghiện đó 
trở thành một nhiệm vụ giáo dục quan trọng trong các nhà trường; nội dung, 
Nguyễn Thị Sen – Lê Đăng Bắc 3 Sử dụng Powerpoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong 
 Sinh học 8
 Trường có cơ sở vật chất tương đối tốt như đã có 4 phòng học được lắp 
sẵn thiết bị để giảng dạy bằng công nghệ thông tin. Nhiều giáo viên trong trường 
đã được tập huấn nên có kĩ năng và khả năng sử sụng công nghệ thông tin khá 
tốt.
* Khó khăn
 Thanh thiếu niên là lứa tuổi chưa thật sự trưởng thành, có đặc điểm tâm lí 
lứa tuổi riêng, suy nghĩ non nớt, dễ bị lôi kéo, thích ăn chơi đua đòi “cho hợp 
thời đại”, dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống gấp – lối sống hưởng thụ một cách cực 
đoan, thích thể hiện bản thân mình; đặc biệt đối với một số học sinh thiếu sự 
quan tâm chặt chẽ của gia đình, nhà trường. Nếu được cha mẹ quan tâm hỗ trợ 
đúng mức, các em có điều kiện và cơ hội phát huy bản năng “tìm tòi – khám phá 
- tự khẳng định mình” trong môi trường học tập tốt. Nhu cầu chơi lúc này cũng 
tập trung trong việc phát triển trí lực, thể lực. Ngược lại, khi các em không còn 
tin gia đình là điểm tựa, sự hụt hẫng tình cảm này sẽ dẫn tới các em mất thăng 
bằng trong học tập, nguy cơ bỏ học xuất hiện. Đó là những nguyên nhân xô đẩy 
các em tới con đường nghiện ngập ma túy và trở thành tội phạm ma túy.
 Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên con nhà 
khá giả thiếu sự quản lí gia đình đã bị bọn tội phạm lôi kéo vào con đường 
nghiện ngập và buôn bán ma túy. Tuy nhiên, nhà trường cũng còn một số thiếu 
sót trong việc phòng chống ma túy và các chất gây nghiện. Một số các trường 
thiếu các biện pháp kiên quyết về việc làm trong sạch môi trường trong và ngoài 
nhà trường để loại trừ nguy cơ về ma túy và các chất gây nghiện, chưa nắm chắc 
tình hình và đánh giá đúng thực trạng học sinh nghiện ma túy và sử dụng các 
chất gây nghiện trong nhà trường để có các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh 
ngăn chặn, có trường khi phát hiện học sinh nghiện ma túy còn giấu giếm hoặc 
đuổi học học sinh đó để giải quyết việc trong sạch trong nhà trường.
 Một nguyên nhân khác là công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên 
trong nhà trường, cho phụ huynh, học sinh để mọi phụ huynh, mọi tổ chức đoàn 
thể, học sinh nắm được pháp luật, tác hại của ma túy và các chất gây nghiện để 
chủ động phòng ngừa ở đa số các trường chưa được quan tâm đúng mức, hoặc 
trong điều kiện thực tế của nhà trường hay tập quán địa phương nơi trường xây 
dựng còn có những khó khăn nhất định.
Nguyễn Thị Sen – Lê Đăng Bắc 5 Sử dụng Powerpoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong 
 Sinh học 8
 * Mặt yếu: Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc lồng ghép và 
ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy của mình dẫn tới học sinh dễ 
cảm thấy chán và lười suy nghĩ, liên hệ thức tế,...
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 * Nguyên nhân thành công:
 Việc dạy học lồng ghép là một trong những yếu tố để tạo điều kiện trong 
việc hình thành và phát triển óc sáng tạo, sự say mê tìm tòi, khám phá của học 
sinh. Hiện nay có rất nhiều cuộc thi dành cho học sinh trong việc lồng nghép 
những hiểu biết của học sinh nhằm bồi dưỡng, nâng cáo, phát triển năng lực của 
học sinh. Trên thực tế nhà trường đã có nhiều em đạt giải cao trong cuộc “Dựa 
vào kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống trong thực tế” ở nhiều 
nội dung khác nhau, đó là một trong những thành công của việc dạy học lồng 
ghép.
 Môn Sinh học 8 là một môn học tương đối trừu tượng nhưng nhiều nội 
dung hay, có tác dụng rất tốt trong việc lĩnh hội kiến và ứng dụng kiến thức đó 
vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân các em và mỗi người thân của 
mình.
 Nhà trường cũng đã tổ chức nhiều chuyên đề về tác hại của một số chất gây 
nghiện đối với cơ thể người và đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Những 
chuyên đề này đã giúp cho học sinh và giáo viên có thêm được nhiều kiến thức 
để hỗ trợ thêm trong việc dạy và học trong nhà trường.
 * Nguyên nhân hạn chế:
 Do một số thầy cô lớn tuổi, ít tiếp xúc hay sử công nghệ thông tin nên 
không tự tin vận dụng vào trong giảng dạy.
 Nhiều học sinh không được học nên không được quan sát nhiều về hình ảnh 
và tác hại của các chất gây nghiện đối với cơ thể nên lượng kiến thức các em có 
được sẽ không nhiều. Cấu trúc chương trình Sinh học 8 là: khái quát cơ thể 
người, cấu tạo của từng hệ cơ quan, từng cơ quan, vệ sinh hệ cơ quan nên việc 
lồng ghép khó khăn. Sự lồng ghép không cả bài mà chỉ ở một phần nào đó trong 
một số bài của chương trình nên các em dễ quên kiến thức. 
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Cũng như nhiều môn học khác mỗi bộ môn có một đặc thù riêng, trong 
môn Sinh học thì mỗi khối học lại tìm hiểu về các lĩnh vực khác nhau, có khối 
có thể nhận biết hay lĩnh hội được kiến thức qua việc quan sát mẫu vật thật, hay 
trong một số tiết thực hành trên lớp hay về nhà,... nhưng đối với môn sinh học 8 
thì khó lĩnh hội kiến thức qua một số phương phương pháp đó. Môn Sinh học 8 
thì mức độ trừu tượng cao hơn, lại rất ít được thực hành để lĩnh hội kiến thức 
mới (vì nghiên cứu về cơ thể người) đồng thời số tiết học trên tuần lại ít (2 tiết 
Nguyễn Thị Sen – Lê Đăng Bắc 7 Sử dụng Powerpoint để lồng ghép tác hại của một số chất gây nghiện vào một số bài trong 
 Sinh học 8
sinh hệ hô hấp, vệ sinh tiêu hóa, vệ sinh hệ bài tiết nước tiếu, vệ sinh da, vệ sinh 
hệ thần kinh
 Bước 2: Tìm hiểu về hình ảnh cũng như tác hại của một số chất gây 
nghiện để giáo viên nắm vững được kiến thức để thuận lợi cho việc lồng ghép cụ 
thể như:
 * Một số chất gây nghiện
 - Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có 
thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào 
cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý. Gồm có 2 loại
+ Ma túy tự nhiên: Ví dụ thuốc phiện, cần sa... Đây là các chất ma túy có sẵn 
trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần 
sa, coca...
+ Ma túy tổng hợp: Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm 
 amphetamin, ketamin,methamphetamin...
Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần. Dựa theo tác 
động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng
Các dạng: ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth), Morphine, Lysergic acid 
diethylamide (viên giấy, bùa lưỡi), bánh lười, cỏ Mỹ
 - Chất gây nghiện nói chung là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của 
một sinh vật sống có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể, một số 
chất gây nghiện như thuốc lá, bồ đà (còn gọi là cây gai dầu, cây lanh mèo, cây 
gai mèo, cây đại ma), ma túy (cây thuốc phiện), heroin, thuốc lá, ma túy đá
 Cây gai mèo, họ Cần sa Cây gai dầu
Nguyễn Thị Sen – Lê Đăng Bắc 9

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_powerpoint_de_long_ghep_tac_hai_cua_mot_so_chat.doc