SKKN Sử dụng phương pháp nghiên cứu, đàm thoại, thuyết trình để phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn qua Tiết 90: "Chiếu dời đô" (Ngữ văn 8 - Tập 2)

doc 20 trang sklop8 10/06/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp nghiên cứu, đàm thoại, thuyết trình để phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn qua Tiết 90: "Chiếu dời đô" (Ngữ văn 8 - Tập 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phương pháp nghiên cứu, đàm thoại, thuyết trình để phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn qua Tiết 90: "Chiếu dời đô" (Ngữ văn 8 - Tập 2)

SKKN Sử dụng phương pháp nghiên cứu, đàm thoại, thuyết trình để phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn qua Tiết 90: "Chiếu dời đô" (Ngữ văn 8 - Tập 2)
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 Hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn ở cấp THCS 
nói chung và trường THCS Phạm Hồng Thái nói riêng đang được các cấp quản 
lí và giáo viên coi là khâu then chốt, tạo bước chuyển đột phá nhằm nâng cao 
chất lượng từng bộ môn để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Đại đa số 
giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường đã, đang áp dụng một số phương 
pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống và mới như: đàm thoại, thuyết trình, bình 
giảng, nghiên cứu, hoạt động nhóm, bàn tay nặn bột, bản đồ tư duy, kĩ thuật 
mảnh ghép, khăn phủ bàn để đem lại hiệu quả.
 Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa có nhận thức 
đầy đủ về đổi mới phương pháp; vẫn bảo thủ, chủ yếu sử dụng hình thức hỏi - 
đáp; áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới còn lúng túng, nhiều khi 
rất hình thức, gò ép.
 Khả năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo của một bộ phận giáo viên 
khá hạn chế, không dám nghĩ, dám làm.
 Bản thân tôi được phân công về giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại trường 
THCS Phạm Hồng Thái từ năm 2001. Được giảng dạy cả chương trình Ngữ 
văn chỉnh lí (1995) và Chương trình Ngữ văn thay sách Giáo khoa từ năm 
2001, được áp dụng nhiều phương pháp dạy học, cả phương pháp dạy học 
truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại( gọi là phương pháp mới) thì 
thấy rằng mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Vì thế phải thường 
xuyên tìm tòi, sáng tạo và tìm ra cách vận dụng các phương pháp sao cho tối 
ưu nhất, đem lại hiệu quả dạy học Ngữ văn cao nhất. 
 Để góp thêm một tiếng nói trong phong trào đổi mới phương pháp dạy 
học môn Ngữ văn ở trường THCS Phạm Hồng Thái, xã Ea pô, huyện Cư Jút, 
tỉnh Đắc Nông, tôi xin được mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình về việc “Sử 
dụng phương pháp nghiên cứu, đàm thoại, thuyết trình để phát triển năng lực 
học sinh trong dạy học Ngữ văn qua tiết 90: “Chiếu dời đô”(Ngữ văn 8-Tập 
2)”. 
 1 + Hai lớp 8B, 8E, tôi áp dụng phương pháp truyền thống như giáo 
viên hỏi, học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét rồi giáo viên thuyết 
trình, kết luận, khái quát kiến thức cho học sinh ghi nhớ kiến thức. 
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 - Thời gian: Từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2017 (năm học 2014-2015, 
2015-2016, 2016-2017).
 - Địa điểm: Trường THCS Phạm Hồng Thái.
 - Tiết 90: Bài “CHIẾU DỜI ĐÔ” (Ngữ văn 8- tập 2).
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 
16/2006/ QĐ- BGĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã nêu: Phải 
phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với 
đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học; bồi 
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, 
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. 
 Luật Giáo dục năm 2005, điều 2 cũng xác định mục tiêu của Giáo dục 
phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri 
thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập và 
dân chủ xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực 
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như 
vậy, mục tiêu giáo dục của chúng ta đã chuyển từ chủ yếu là cung cấp kiến 
thức sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho các em, 
đặc biệt là năng lực hành động và năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo 
dục phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu trên. 
 Thứ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Vọng nhấn mạnh: Cần chú 
trọng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Ông đã chỉ rõ nhiệm vụ của thầy 
cô là không chỉ là truyền thụ đến học sinh mà chủ yếu tập trung vào việc 
hướng học sinh cách thức tiếp thu, ứng dụng; chú ý sự kế thừa các phương 
 3 vài câu, các em lại không thể trả lời chính xác được các ý liên quan đến nội 
dung bài văn đó. Hóa ra nhiều em lâu nay vẫn thường đi vay mượn cảm xúc 
để làm văn. Đó là trước mỗi bài viết tập làm văn, các em thường tìm kiếm các 
bài văn mẫu cho các đề bài có sẵn trong sách giáo khoa và chỉ việc học thuộc 
nó hoặc ghi dàn ý ra giấy nháp, đến khi làm bài, chỉ việc sao chép lại hoặc 
thêm bớt vài chỗ cho nó thành văn. Kết quả học tập môn Ngữ văn của các em 
chưa cao.
 Qua việc dự giờ thăm lớp, chúng tôi thấy phần lớn học sinh vẫn nằm 
trong tình trạng chung như chúng tôi đã nêu ở trên. Giáo viên lên lớp đã có cố 
gắng sử dụng phương tiện hiện đại để tạo ra những hình ảnh đẹp, sinh động, 
đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh 
phần nào có tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi, phát hiện và giải quyết vấn đề 
đấy nhưng khả năng cảm thụ văn chương của các em còn hạn chế do các em 
chưa thực sự say mê, hứng thú. Học sinh nắm được nội dung kiến thức của 
bài học nhưng chưa sâu, chưa chủ động, nhiều em chưa tích cực, không khí 
lớp học thiếu sôi nổi. Khả năng phối hợp làm việc nhóm yếu, kém hiệu quả.
 Hiện nay trong các giờ dạy học Ngữ văn, đặc biệt là các tiết văn bản, 
giáo viên trường chúng tôi chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại( giáo viên 
hỏi, học sinh đáp) và thuyết trình để giảng bài rồi khái quát nội dung ghi lại ý 
chính lên bảng. Học sinh nghe, nhìn và ghi lại theo một cách máy móc và có 
phần rất thụ động nên dẫn tới tình trạng giáo viên nói rất nhiều, nói hết phần 
học sinh. Học sinh không được trình bày ý kiến, chủ yếu ngồi nghe một cách 
thụ động, nhàm chán. Nguyên nhân là khi giáo viên thuyết trình thì chỉ tác 
động chủ yếu thính giác cùng với tư duy tái hiện, do đó làm cho học sinh 
chóng mệt mỏi, thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ và giáo viên 
khó mà chú y đầy đủ đến khả năng cảm thụ cũng như năng lực trình bày của 
từng em. Phương pháp này chỉ phát huy hiệu quả với một vài em học sinh có 
học lực khá, giỏi thôi, còn những em học yếu hơn gần như chỉ ngồi yên. 
 Một nguyên nhân khác của thực trạng trên là giáo viên không vận dụng 
linh hoạt và khéo phương pháp đàm thoại(vấn đáp) đã làm mất thời gian, ảnh 
 5 bộ môn có máy chiếu gắn cố định để dạy học bằng giáo án điện tử; đầu tư tích 
cực cho thư viện tạo thuận lợi nhất cho học sinh được nghiên cứu và học tập.
 - Những năm gần đây người dân xã Ea pô, đặc biệt là các bậc phụ 
huynh học sinh đã có sự nhận thức tốt hơn về giá trị của việc đầu tư cho học 
hành của con em mình và họ có sự quan tâm hơn.
2.3.2. Khó khăn
 - Thiết kế chương trình của Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay còn 
nhiều bất cập, gây ra những khó khăn không nhỏ để thực hiện các phương 
pháp, kĩ thuật dạy học mới.
 - Hầu như các em rất ít khi chuẩn bị bài ở nhà, thậm chí không thèm 
đọc bài cần học trước khi đến lớp cũng là một khó khăn cho giáo viên khi tổ 
chức thực hiện các hoạt động cũng như bao quát được năng lực của từng học 
sinh.
 - Bởi lẽ một khó khăn nữa là đối tượng mà tôi giáo dục là học sinh chủ 
yếu là người dân tộc thiểu số (gần 70%), hơn thế địa bàn trường đóng quân là 
xã Ea Pô- địa bàn nhiều năm nằm trong diện xã đặc biệt khó khăn. Kinh tế gia 
đình khó khăn dẫn đến nhiều em sáng đi học trên trường, chiều về ra rẫy làm 
cùng với bố mẹ như một lao động chính, không còn thời gian để tự học, tự 
nghiên cứu bài học trước khi lên lớp. 
 - Đa số các em là người đồng bào nên vốn tiếng Việt ít, khả năng trình 
bày, diễn đạt vấn đề của bài học ở các em rất hạn chế, thường rất lúng túng.
2.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung 
và các giờ dạy văn bản nói riêng đang được đặt ra rất cấp bách, đòi hỏi nỗ lực 
từ nhiều phía, đặc biệt là người giáo viên trực tiếp đứng lớp. 
 Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này tôi muốn đưa ra một 
phương pháp hiệu quả nâng cao hứng thú tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, say 
mê khám phá bài học, tăng cường khả năng diễn đạt, trình bày nội dung vấn 
 7 những kiến thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống. 
Phương pháp này cho phép giáo viên truyền dạt những nội dung lí thuyết khá 
lớn mà các em học sinh không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc. Nó 
giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết 
vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học 
một cách chính xác, rõ ràng, súc tích thông qua cách trình bày của giáo viên. 
Giáo viên thuyết trình kèm các yếu tố ngôn ngữ cơ thể sẽ tác động mạnh mẽ 
tới tư tưởng, tình cảm các em. Thuyết trình của giáo viên cũng tạo điều kiện 
thuận lợi để phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của 
học sinh vì ghi nhớ được nội dung bài học. Bằng thuyết trình, giáo viên có thể 
truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một 
lúc. 
 Hai phương pháp đàm thoại và thuyết trình vốn là phương pháp mà 
người giáo viên là chủ thể sử dụng. Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này 
tôi chuyển thành chủ thể chính là học sinh. Có nghĩa là học sinh sẽ là người 
sử dụng nó trong qúa học tập.
2.4.2. Quá trình tiến hành các biện pháp 
 Để thực hiện tốt đề tài này bản thân tôi phải thực hiện các nhiệm vụ 
dưới đây
 - Năm học 2014-2015, quan sát học sinh, tìm hiểu môi trường giáo dục, 
nắm thông tin mọi mặt về học sinh. Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp 
dạy học Ngữ văn”, nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học Ngữ văn, 
nghiên cứu tài liệu: Tâm lí học, SGK, SGV Ngữ văn lớp 8; kiểm tra đánh giá 
kết quả học tập của học sinh; nghiên cứu lí luận hình thành phương pháp, định 
hình các biện pháp tiến hành; dự giờ đồng nghiệp, thực nghiệm tiết dạy, trao 
đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
 - Năm học 2015-2016, tiếp tục nghiên cứu lí luận, tổ chức dạy học rút 
kinh nghiệm.
 9 Sau đây, tôi xin được mô tả cách thức tiến hành các phương pháp trên 
trong bài dạy: Tiết 90- “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn (Ngữ văn 8 - Tập 2) 
bằng bảng mô tả dưới đây:
 CÁC HOẠT 
 ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
 CHÍNH
1. Chuẩn bị - Đọc kĩ các tư liệu, tài *Dùng phương pháp tự nghiên 
 liệu quan trọng nhất liên cứu:
 quan đến bài dạy. - Soạn bài theo Vở bài tập.
 - Sưu tầm tranh ảnh, - Sưu tầm các thông tin cơ bản về 
 phim tư liệu, bài hát phục tiểu sử, sự nghiệp, những đóng 
 vụ cho bài dạy góp quan trọng của vua Lý Công 
 - Vạch ra các phương Uẩn, kết hợp tranh ảnh , (lưu vào 
 pháp, kĩ thuật dạy học sẽ Usb để thuyết trình trên lớp, thời 
 áp dụng trong từng hoạt gian chỉ từ 2-3 phút).
 động trên lớp. - Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, đặc 
 - Soạn giáo án điện tử, điểm thể loại, bố cục của văn 
 ứng dụng CNTT cho phù bản, kết hợp hình ảnh minh họa 
 hợp với nội dung bài dạy (cũng lưu vào Usb và thuyết trình 
 và thời gian cho phép. trước lớp khoảng 3 phút).
 - Giao việc cụ thể cho + Tìm hiểu lịch sử các tên gọi 
 học trò và kiểm tra sự của thủ đô Hà Nội.
 chuẩn bị theo đúng qui - Tạo sẵn những câu hỏi và ý trả 
 định về dung lượng, thời lời để bàn luận, đối đáp với nhau 
 gian, độ chính xác của trên lớp khi tìm hiểu các phần 
 các thông tin. của bài học.
2. Tạo tâm - Dùng sơ đồ Grap để - Nghe và lĩnh hội, hình thành 
thế giới thiệu các thể loại hứng thú tò mò muốn khám phá 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_nghien_cuu_dam_thoai_thuyet_trinh_d.doc