SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong bài Phản ứng hóa học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh cấp THCS ở trường THCS Ngô Mây

doc 23 trang sklop8 13/08/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong bài Phản ứng hóa học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh cấp THCS ở trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong bài Phản ứng hóa học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh cấp THCS ở trường THCS Ngô Mây

SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong bài Phản ứng hóa học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh cấp THCS ở trường THCS Ngô Mây
 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. THCS: trung học cơ sở
2. HS: học sinh
3. BGK: ban giám khảo
4. GD & ĐT: bộ giáo dục và đào tạo
5. GV: Giáo viên
6. PƯHH: Phản ứng hóa học
7. PPDH: Phương pháp dạy học
8. dd: dung dịch
 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài.
 Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS ở trường THCS Ngô Mây, 
tôi nhận thấy rằng hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận 
muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong nhà trường phổ thông cũng 
như trong đời sống thực tiễn. Môn hóa học cấp THCS cung cấp cho học sinh hệ thống 
kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học; rèn cho học sinh óc tư 
duy sáng tạo, khả năng tự thực hiện các thí nghiệm đơn giản ở trường hoặc tại nhà, 
khả năng quan sát và giải thích các hiện tượng khi thực hiện các thí nghiệm đó. Hình 
thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, 
nhanh nhẹn và yêu thích khoa học.
 Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ và sáng tạo – nơi mà tri thức, kỹ năng 
của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Và thế hệ trẻ - 
những HS là một phần lớn quyết định đến sự phát triển ấy. Với xu thế của nền giáo 
dục hiện đại như ngày nay, người giáo viên như chúng ta không thể cứ mãi lựa chọn 
phương pháp dạy học truyền thống như trước đây theo kiểu “thầy đọc, trò chép”, “ 
thầy nói thế nào trò làm theo thế ấy” khiến học sinh lúc nào cũng trong tình thế thụ 
động. Chúng ta cần phải bắt tay ngay vào việc giúp học sinh trở thành những con 
người chủ động, sáng tạo, độc lập, tự mình tham gia học tập ở mức độ cao nhất. 
Phương pháp dạy học theo góc là một trong ba PPDH tích cực sẽ giúp chúng ta thực 
hiện được điều đó. Tôi đã tiến hành nghiên cứu, ứng dụng vào trong các bài giảng và 
cũng đã thấy được hiệu quả cao của PPDH tích cực này. Chính vì vậy, tôi xin được 
chia sẽ một phần kinh nghiệm nhỏ của mình qua đề tài: “Sử dụng phương pháp dạy 
học theo góc trong môn Hóa học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học 
sinh cấp THCS ở trường THCS Ngô Mây”. Cụ thể là bài: phản ứng hóa học (tiết 2) 
– hóa học 8.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 3 - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo hóa học lớp 8; nguồn 
internet.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận.
- Ở lứa tuổi học sinh THCS các em có lợi thế về mặt thể chất và tư duy, có khả năng 
tự điều chỉnh hoạt động học tập và tự sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập 
khác nhau. Các em có nguyện vọng và có các hình thức học tập mang tính chất “người 
lớn”. Tuy nhiên nhược điểm của các em là chưa biết cách thực hiện nguyện vọng của 
mình, chưa nắm được cách thức học tập phù hợp cho bộ môn Hóa học mà mình mới 
được tiếp cận ở năm lớp 8. Vì vậy các em cần sự hướng dẫn, chỉ bảo và điều chỉnh 
một cách khoa học của thầy cô giáo.
- Trong lí luận về phương pháp học tập cho thấy sự thống nhất giữa cách hướng dẫn 
của thầy và hoạt động học tập của trò có thể thực hiện bằng cách quán triệt quan 
điểm hoạt động. Dạy học theo phương pháp mới làm cho các em chủ động suy nghĩ 
nhiều hơn, tích cực thực hành nhiều hơn, nhanh nhẹn và tự tin làm chủ kiến thức trong 
quá trình chiếm lĩnh tri thức Hóa học.
- Quan điểm dạy Hóa học là phải dạy suy nghĩ, dạy khả năng quan sát thí nghiệm về 
các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày, dạy cách hoạt động nhóm 
hiệu quả... Để từ đó phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa...các kiến thức. 
Trong đó phân tích tổng hợp có vai trò trung tâm, các em tự mình phát hiện và phát 
biểu vấn đề, dự đoán được các kết quả và chứng minh được các dự đoán đó.
- Những năm gần đây nước ta có nhiều sự thay đổi nhưng giáo dục vẫn là quốc sách 
hàng đầu, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề 
đảm bảo chất lượng dạy và học.
- Để đề tài nghiên cứu có hiệu quả, trước hết cần xác định PPDH theo góc là gì? Theo 
thuật ngữ tiếng Anh "Working in corners" hoặc "Working with areas" hoặc “Coner 
work” được dịch là học theo góc, có thể hiểu là làm việc theo góc, làm việc theo khu 
vực. Học theo góc là một phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên tổ chức cho học 
 5 bài học.
 + Hóa học là môn học khoa học, nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chất, có 
những thí nghiệm thú vị nên các em học sinh rất hứng thú học, nhất là những bài học 
có thí nghiệm thực hành.
 + Bản thân tôi là một giáo viên trẻ nên luôn tích cực trong các hoạt động phong 
trào, luôn trao dồi kiến thức từ các thầy cô trong trường cũng như tìm kiếm từ nguồn 
internet; luôn quan tâm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HS để có những điều chỉnh 
về phương pháp giải dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.
 b. Khó khăn.
 + Ở trường THCS, bộ môn Hóa học các em tiếp cận muộn nên các kiến thức, 
các kĩ năng cũng như cách chọn phương pháp học tập cho phù hợp với bộ môn chưa 
được nhiều, dẫn đến các em sẽ còn bở ngỡ, mất nhiều thời gian chuẩn bị cho tiết học 
sử dụng PPDH góc này, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập của những môn 
học khác.
 + Nhà trường có dụng cụ học tập, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm nhưng còn thiếu 
một số thiết bị và lớp học đông học sinh nên quá trình học động nhóm thiếu sự tích 
cực ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của HS.
 + Hầu hết GV chỉ áp dụng một số phương pháp dạy học truyền thống mang tính 
chất truyền thụ một chiều. GV chưa chịu khó tìm hiểu các PPDH tích cực theo quan 
điểm phân hóa. Nhiều GV và HS cảm thấy mới lạ với PPDH theo góc, kĩ thuật lập 
lược đồ tư duy, kĩ thuật khăn phủ bàn nên khó làm sinh động bài học. Không gây 
được hứng thú đối với học sinh. Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Học 
sinh lười học bài và đọc bài ở nhà, không phát huy được tính chủ động, độc lập và tự 
học ở học sinh. 
 + Bản thân là giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên khi thực hiện đề tài sẽ 
khó khăn.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
 7 + Bước 1. Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả.
- Nội dung: không phải bài học nào cũng có thể tổ chức cho HS học theo góc có hiệu 
quả. Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân nhắc xác định những nội dung học
tập cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả. 
- Địa điểm: không gian đủ lớn và số HS vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc hơn so 
với không gian nhỏ và có nhiều HS. 
- Đối tượng HS: khả năng tự định hướng, mức độ làm việc chủ động, tích cực. 
 + Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học.
- Mục tiêu bài học: đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, làm việc độc lập, chủ động của 
HS khi thực hiện học theo góc. 
- Các phương pháp dạy học chủ yếu: phương pháp học theo góc cần phối hợp thêm 
một số phương pháp khác như: phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, 
giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện 
- Chuẩn bị: thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt 
được ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiến hành các hoạt động. 
- Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp: căn cứ vào nội dung, GV cần xác định 
3- 4 góc để HS thực hiện học theo góc. Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của 
mỗi góc, sản phảm cần có và tư liệu thiết bị cần cho họat động của mỗi góc phù hợp 
theo phong cách học hoặc theo nội dung hoạt động khác nhau. 
- Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc. Căn cứ vào nội dung cụ thể mà HS 
cần lĩnh hội và cách thức hoạt động để khai thác thông tin GV cần: xác định số góc và 
đặt tên cho mỗi góc. Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và thời gian tối đa dành cho HS ở 
mỗi góc. Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho HS hoạt động. 
Hướng dẫn để HS chọn góc và luân chuyển theo vòng tròn nối tiếp. Biên soạn PHT, 
văn bản hướng dẫn nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, 
phiếu hỗ trợ học tập ở các mức độ khác nhau. 
- Tổ chức cho HS học theo góc:
 9 - Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập 
- Không phải nội dung, bài học nào cũng đều có thể áp dụng học theo góc. 
- GV cần nhiều thời gian và trí tuệ/năng lực cho việc chuẩn bị và sắp xếp. Do vậy 
PPDH theo góc không thể thực hiện thường xuyên mà cần thực hiện ở những nơi có 
điều kiện.
* Yêu cầu tổ chức dạy học theo góc: 
 + Nội dung phù hợp: lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá theo phong 
cách học và cách thức hoạt động khác nhau. 
 + Không gian lớp học: Phòng học đủ diện tích để bố trí HS học theo góc. 
 + Thiết bị dạy học và tư liệu: chuẩn bị đầy đủ các thiết bị tư liệu để cho HS hoạt 
động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng theo các phong cách học. 
 + Năng lực GV: GV có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích 
cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc. 
 + Năng lực HS: HS có khả năng làm việc tích cực, chủ động độc lập và sáng tạo 
theo cá nhân và hợp tác. Cần tổ chức ít nhất là 3 góc với 3 phong cách học và HS cần 
luân chuyển qua cả 3 góc, HS được chia sẻ kết quả, được góp ý và hoàn thiện. Số 
lượng HS trong một lớp vừa phải, khoảng từ 25 – 30 HS thì mới thuận tiện cho việc di 
chuyển các góc. 
 + Với các bài dạy tiến hành làm thí nghiệm được thì tiến hành góc trải nghiệm 
nếu không thì cho học sinh quan sát các clip thí nghiệm thông qua góc quan sát. Qua 
quá trình tiến hành thực nghiệm một số tiết dạy theo góc, tôi thấy rằng : Thời lượng 
45’ với chương trình hóa học THCS thì có thể cho học sinh trải qua 3 góc là phân 
tích, trải nghiệm và quan sát, còn góc áp dụng thì cho tất cả học sinh làm cuối giờ coi 
là một cách kiểm tra sự hiểu bài.
* Một số kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ dạy học theo góc:
 + Kĩ thuật khăn phủ bàn: là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp 
tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Sử dụng hợp lí sẽ có tác động tốt đến 
học sinh như: Giúp HS học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác 
 11 học thuộc lòng. Phù hợp với tâm lí HS, thiết lập đơn giản, HS dễ hiểu bài và ghi nhớ 
dưới dạng lược đồ, quá trình tư duy sử dụng các phần khác nhau của bộ não có sự kết 
hợp giữa ngôn ngữ, hình ảnh, khung cảnh, màu sắc, âm thanh, giai điệu nhằm kích 
thích tư duy và tính sang tạo, tính tự học ở học sinh. GV hệ thống được kiến thức 
trọng tâm của bài học, thiết kế các hoạt động dạy học trên lớp một cách hợp lí và trực 
quan. 
- Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học có những ưu điểm và nhược điểm: 
Ưu điểm: dễ thực hiện, không tốn kém, sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng từ các ý 
tưởng của các thành viên trong nhóm, huy động tối đa trí tuệ của tập thể, tạo cơ hội 
cho tất cả các thành viên tham gia. 
Hạn chế: có thể các ý kiến khi động não có thể đi lạc đề, tản mạn, mất nhiều thời gian 
trong việc lựa chọn các ý kiến thích hợp. có thể có một số HS “quá tích cực” nhưng số 
khác lại thụ động.
* Giáo án minh họa:
 Tiết 19 – Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (Tiết 2)
- GV soạn bài: Trần Thị Mỹ Châu
- Tổ: Tự Nhiên – Trường THCS Ngô Mây
 Những kiến thức HS đã biết có liên quan Kiến thức cần hình thành
- Khái niệm về phản ứng hóa học - Làm thế nào để xảy ra phản ứng hóa 
- Diễn biến của phản ứng hóa học học?
 - Làm thế nào để nhận biết có phản 
 ứng hóa học xảy ra?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trình bày được các điều kiện xảy ra phản ứng hóa học và dấu hiệu để 
nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
2. Kĩ năng:
- Ghi và đọc phương trình chữ của phản ứng xảy ra trong các hiện tượng đã cho.
- Tiến hành an toàn và thành công các thí nghiệm.
 13

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_goc_trong_bai_phan_ung.doc