SKKN Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử Lớp 8, phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

doc 12 trang sklop8 23/12/2024 30
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử Lớp 8, phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử Lớp 8, phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

SKKN Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử Lớp 8, phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng thẩm định Sáng kiến Phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư
 Ngày tháng Trình độ chuyên 
 Họ và tên Nơi công tác Chức vụ
 năm sinh môn
 Trường THCS Đại học 
 Phạm Thị Thơm 18/9/1978 Giáo viên
 Ninh An Ngữ Văn
 I. Tên sáng kiến kinh nghiệm
 Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng 
lực học sinh trong dạy học lịch sử lớp 8, phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế 
kỉ XVI đến năm 1917).
 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 1. Giải pháp cũ thường làm
 Thực tế trong giảng dạy, đa số giáo viên đã cố gắng thay đổi phương pháp 
giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như phương 
pháp sử dùng đồ dùng trực quan, đàm thoại, ... tuy nhiên phương pháp chủ đạo vẫn 
là phương pháp tường thuật miêu tả, thuyết trình, ít sử dụng phương pháp nêu 
vấn đề hoặc các tình huống có vấn đề. Cách dạy học mang tính thông báo kiến 
thức định sẵn, độc thoại đọc chép vẫn tồn tại. Ưu điểm của giải pháp này là thông 
báo được hết những sự kiện sách giáo khoa giới thiệu, học sinh chỉ cần ghi chép và 
học thuộc những gì mà giáo viên đã cung cấp. Nhược điểm của giáo viên là người 
có sứ mạng truyền thụ kiến thức cho học sinh, là trung tâm của giờ học, còn học 
sinh đóng vai trò thụ động, phải ghi nhiều, do đó học sinh chưa thực sự chủ động 
nghiên cứu kiến thức, chưa độc lập làm việc với sách giáo khoa, kiến thức cung 
cấp cho học sinh còn nặng nề gây tâm lý không thích học bộ môn này vì dài và 
trừu tượng. Do vậy việc đổi mới phương pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh 
học tập một cách say mê, cũng như chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua sự 
định hướng của người thầy là hết sức cần thiết. 
 * Nguyên nhân 
 + Về phía giáo viên 
 - Một số giáo viên dạy lịch sử chưa thực sự khắc phục khó khăn, cải tiến 
phương pháp, chưa thực sự nỗ lực vượt qua dạy học theo lối mòn, chưa tích cực 
hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm 
vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “ thầy đọc, trò 
chép”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một 
 1 đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,  Nói cách 
khác đây là một hình thức tổ chức sự tìm tòi kiến thức mới trong quá trình học tập 
thông qua việc giải quyết các vấn đề. Có nghĩa là khi tiến hành dạy học nêu vấn đề 
để phát huy tính tích cực của học sinh chúng ta sẽ thực hiện nhiều phương pháp 
khác đi kèm như: Giải thích, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan có sự hỗ trợ của 
công nghệ thông tin, đánh giá, nhận xét nêu ra bản chất, quy luật của vấn đề lịch sử 
và nâng cao lên là quy luật lịch sử để đi đến đích đó là phát triển năng lực cho học 
sinh đó là sự tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển 
năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa ghi chép, tìm kiếm thông tin, ...) trên cơ 
sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tạo, tư duy. Đồng thời sử dụng 
phương pháp nêu vấn đề sẽ giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch 
sử từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, biết vận dụng, liên hệ kiến thức 
lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đặt ra, từ đó thể hiện 
chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
 Như vậy, dạy học nêu vấn đề để phát huy tính tích cực theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải 
quyết vấn đề là cách tổ chức dạy học gồm 3 yếu tố cơ bản sau: 
 * Bước thứ nhất: Dựa vào bài học tạo ra tình huống có vấn đề
 Tính huống có vấn đề là trạng thái tâm lý của sự khó khăn về trí tuệ đòi hỏi 
phải giải quyết không thể giải thích một sự kiện mới bằng những lý luận đã có, 
hoặc không thể thực hiện hành động đã biết bằng cách thức đã có trước đây và phải 
tìm ra cách thức hành động mới. 
 Như vậy, tình huống có vấn đề là sự nhận thức mâu thuẫn khách quan của 
chủ quan, nó phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của chủ quan. 
Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa vấn đề và tính huống có vấn đề như 
sau: Thực tiễn → Vấn đề → Chủ quan nhận thức được → Tình huống có vấn đề
 Tính huống có vấn đề là trung tâm, là điểm khởi đầu để hình thành kiểu dạy 
học nêu vấn đề. Theo V.Okon : “Nét bản chất của dạy học nêu vấn đề không phải 
là việc đặt ra những câu hỏi mà tạo ra tình huống có vấn đề’’. Như vậy tính huống 
có vấn đề là cốt lõi của dạy học nêu vấn đề, không có tình huống có vấn đề thì sẽ 
không có dạy học nêu vấn đề. Từ đây chúng ta có thể diễn tả tình huống có vấn đề 
trong học tập lịch sử: Trước hết là sự xuất hiện một mâu thuẫn đặt học sinh trước 
sự cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết nhưng cần phải biết. Về phương 
pháp: Học sinh chưa biết cách lập luận, chưa tạo được một “ con đường”, một cấu 
trúc tư duy để đi từ cái đã biết sang cái chưa biết nhưng phải biết. Tuy nhiên không 
phải bất cứ bài học nào chúng ta cũng áp đặt kiểu dạy học nêu vấn đề, mà phải căn 
cứ vào từng bài học, có thể tạo ra tình huống có vấn đề thì chúng ta mới áp dụng 
 3 say mê học tập tìm tòi lĩnh hội kiến thức mới. Qua bài giảng của giáo viên chúng ta 
thấy được tình huống có vấn đề được tạo nên từ các cơ sở như từ thân nội dung bài 
giảng, từ cách giáo viên trình bày bài giảng và hướng dẫn học sinh tìm cách lập 
luận mới cho các vấn đề được đặt ra.
 * Bước thứ ba: Tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động giải 
quyết vấn đề trong tình huống có vấn đề
 Cơ chế chủ yếu để đảm bảo cho con người có khả năng khám phá ra một đặc 
tính, một quan hệ một quy luật mới  của sự vật hiện tượng chính là sự hình thành 
những mối liên hệ giữa những điều chưa biết với những điều đã biết. Vì vậy, để 
giúp học sinh giải quyết tình huống có vấn đề, giáo viên có thể nêu những kiến 
thức (vấn đề) ít phức tạp để nâng dần năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh. 
Thực chất là giáo viên giúp tìm ra con đường đi đến nhận thức điều chưa biết dựa 
trên điều đã biết. Điều đáng lưu ý trong dạy học nêu vấn đề là giáo viên từ vai trò 
một người truyền đạt kiến thức có sẵn trở thành người hướng dẫn tổ chức, điều 
khiển, điều chỉnh con đường học sinh hoạt động tích cực để tìm đến tri thức mới 
bằng việc giải quyết tình huống có vấn đề. 
 Dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh đặt ra một 
loạt yêu cầu đối với giáo viên không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kỹ năng sư 
phạm. Giáo viên có thể kết hợp đan xen nhiều phương pháp trong quá trình giảng 
dạy một cách khéo léo để dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề. Sau khi đặt vấn đề 
nếu thấy học sinh gặp khó khăn, giáo viên phải biết cách chia nhỏ vấn đề tổ chức 
cho học sinh thảo luận, tranh luận với nhau để bổ sung khẳng định kết quả nhận 
thức. Sau đó giáo viên là người đưa ra kết luận đúng nhất làm cơ sở cho học sinh 
tự hoàn thiện những điều các em vừa nhận thức.
 Như vậy, quá trình tổ chức hướng dẫn điều khiển học sinh giải quyết tình 
huống có vấn đề, bên cạnh kỹ năng linh hoạt đưa ra cho học sinh những tình huống 
có vấn đề thu nhận các liên hệ ngược, giáo viên còn phải dựa vào đối tượng và biết 
cách xác định trình độ nhận thức của học sinh, từ đó đưa ra tình huống có vấn đề 
mà các em có thể giải quyết được. Qua thực tế giảng dạy trực tiếp tôi thấy dạy học 
nêu vấn đề thường được tiến hành dưới dạng: Nêu câu hỏi đặt vấn đề với câu hỏi 
“Vì sao”, hay “Tại sao”, bằng hai phương pháp cụ thể áp dụng dạy học nêu vấn 
đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh như sau: 
 a. Phương pháp trao đổi, đàm thoại nêu vấn đề
 Trước tiên giáo viên nêu vấn đề định hướng nhận thức cho học sinh kích 
thích sự chú ý của các em cần tìm tòi giải quyết nội dung bài học, học sinh có thể 
thông qua “tự làm việc” với sử liệu, sách giáo khoa và trao đổi nhóm với nhau, dựa 
trên cách tổ chức và gợi ý của thày, dưới sự chỉ đạo của thày, sau đó các em trình 
 5 - Khi dạy bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Học 
sinh quan sát những bức ảnh: Ảnh công nhân nữ đang quan sát chi tiết máy trong 
điều kiện không có dụng cụ bảo vệ mắt; Ảnh công nhân đang lao động trong nhà 
xưởng; Ảnh trẻ em đang đẩy xe trong hâm mỏ và trả lời các câu hỏi: Ba bức ảnh 
trên phản ánh điều gì? Em biết gì về điều kiện lao động, sinh hoạt của công nhân 
thế kỉ XIX? Tổ chức nào dứng ra bảo vệ quyền lợi của công nhân.Từ đó thấy được 
những vất vả của công nhân trong lao động và đó là nguyên nhân dẫn đến phong 
trào đấu tranh của công nhân.
 - Khi dạy bài 5.“Công xã Pa ri 1871”(Sgk lịch sử 8 trang 35), giáo viên nêu 
câu hỏi đầu tiết học: Vì sao nói “Công xã Pa ri là một hình ảnh thu nhỏ của nhà 
nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Câu hỏi vì sao sẽ kích thích trí 
tò mò của học sinh, từ đó lôi cuốn các em say mê, tìm hiểu bài học dưới sự hướng 
dẫn của cô giáo để rồi cuối bài các em trả lời được câu hỏi mà cô giáo nêu ra.
 - Tương tự như vậy, giáo viên nêu vấn đề ở hoạt động khởi động đối với bài 
13: “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)”(Sgk lịch sử 8 trang 70), giáo viên 
kích thích nhận thức, sự ham hiểu biết của học sinh bằng cách cho học sinh xem 
đoạn clip về chiến tranh thế gới, sau đó hỏi: Đoạn clip nói về sự kiên lịch sử nào? 
Em hiểu gì về sự kiện lịch sử đó? 
 Như vậy, đối với một số bài học khi áp dụng phương pháp nêu vấn đề để tìm 
tòi phát hiện kiến thức mới ở đầu giờ học giáo viên đã góp phần giúp các em hình 
thành các phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, tinh thần vượt khó và những năng lực tự 
học để khám phá, tìm tòi kiến thức mới, năng lực sáng tạo gợi sự hứng thú, tự do 
suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến, không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến. Từ 
đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết 
ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
 + Nêu vấn đề để tìm tòi phát hiện kiến thức mới và phân tích kiến thức ở 
hoạt động hình thành kiến thức. 
 Trong trường hợp này chúng ta sử câu hỏi nêu vấn đề về sự phát sinh các sự 
kiện, hiện tượng lịch sử mà chúng ta thường hỏi về nguyên nhân, điều kiện, bối 
cảnh hay hoàn cảnh lịch sử của sự kiện, hiện tượng lịch sử và thường áp dụng cho 
đối tượng học sinh yếu kém. Ví dụ:
 - Khi dạy bài 3 mục I “Cách mạng công nghiệp”(Sgk lịch sử lớp 8 trang 18), 
giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và nêu câu hỏi:Tại sao cách mạng công 
nghiệp lại diễn ra ở Anh trước tiên? Vì sao nền kinh tế của Anh, nửa đầu thế kỷ 
XIX lại phát triển như vậy? Với những dạng câu hỏi nêu vấn đề này mức độ yêu 
cầu không cao lắm song vẫn đòi hỏi sự làm việc tích cực của học sinh với sách và 
sự tư duy tích cực của các em. Cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh trước tiên vì 
 7 lãi”, Đức là “Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến”, Mĩ là “xứ sở của các ông vua ô 
tô”? Đây là đặc điểm nổi bật của các đế quốc, khi nhìn vào người ta thấy những 
đặc điểm đó rõ nhất và nêu được bản chất của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
 Với các câu hỏi nêu vấn đề tổng hợp này giáo viên có thể cho các em thảo 
luận cặp, bàn hoặc nhóm. Từ nội dung các câu hỏi, từ phương pháp tổ chức giáo 
viên tiếp tục giúp các em học sinh rèn luyện các năng lực sáng tạo, quản lí, giao 
tiếp, hợp tác với các thành viên trong nhóm và năng lực sử dụng ngôn ngữ để nêu 
ý kiến trình bày vấn đề thảo luận. 
 b. Phương pháp quan sát nêu vấn đề 
 Đây cũng là một dạng nêu vấn đề thông qua phương pháp sử dụng đồ dùng 
trục quan. Phương pháp này yêu cầu tương đối cao đối với học sinh, các em tự 
mình tìm hiểu tranh ảnh, lược đồ thông qua kênh chữ ít ỏi để suy xét phán đoán 
bản chất của sự kiện ý nghĩa sâu xa của bức tranh hoặc ô chữ nào đó có liên quan 
đến bài học. Vấn đề này dành cho mọi đối tượng học sinh cho phép các em tự do 
tư duy, liên tưởng, tưởng tượng dưới sự điều khiển của người thày. Ví dụ:
 - Khi dạy bài 2: “Cách mạng tư sản Pháp”(Sgk lịch sử 8 trang 10), giáo 
viên nêu vấn đề: Em hãy quan sát bức tranh hình 5 và cho biết tình hình kinh tế và 
xã hội Pháp trước cách mạng như thế nào? Giáo viên gợi mở để học sinh thấy ý 
nghĩa sâu xa của bức tranh, cuối cùng hướng cho các em rút ra ý nghĩa phản ánh 
của bức tranh: Hình ảnh ‘‘người nông dân Pháp cõng trên lưng đại diện của quý 
tộc và tăng lữ’’ phản ánh xã hội Pháp trước cách mạng có sự phân hoá đẳng cấp 
sâu sắc, đặc biệt người nông dân vô cùng lầm than bị nhiều đối tượng bóc lột 
nhũng nhiễu: tăng lữ, quý tộc và động vật như chim chuột. Bên canh đó hình ảnh 
chiếc cuốc mà người nông dân cầm trong bức tranh cũng phản ánh trình độ sản 
xuất nông nghiệp của nước Pháp rất thấp kém, lạc hậu do đó người trực tiếp chịu 
hậu quả của nền nông nghiệp lạc hậu chính là nông dân. Đây cũng là lý do khiến 
nông dân Pháp tích cực tham gia vào cuộc cách mạng và luôn đẩy cách mạng đi 
lên không ngừng, họ lực lượng đông đảo của cách mạng, là người rất trung thành 
với cách mạng
 - Khi dạy bài 4: “Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”(Sgk 
lịch sử 8 trang 28), giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 24, kết hợp kênh chữ 
thảo luận câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về bức tranh “Lao động trẻ em trong hầm mỏ 
ở Anh”? Và vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? Học sinh quan sát 
bức tranh thảo luận và nêu ý kiến của mình về bức tranh. Giáo viên định hướng đi 
đến kết luận: Trẻ em phải lao động cực nhọc trong các nhà máy, hầm mỏ với điều 
kiện lao động rất tồi tàn, công việc là quá sức đối với các em; Giới chủ thích sử 
dụng lao động trẻ em vì trả công rẻ mạt. Quan sát và thảo luận học sinh sẽ hiểu 
 9

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_neu_van_de_theo_dinh_huong.doc