SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong giảng dạy môn Hóa học 8 ở trường THCS nhằm phát triển năng lực cho học sinh

doc 24 trang sklop8 02/08/2024 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong giảng dạy môn Hóa học 8 ở trường THCS nhằm phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong giảng dạy môn Hóa học 8 ở trường THCS nhằm phát triển năng lực cho học sinh

SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong giảng dạy môn Hóa học 8 ở trường THCS nhằm phát triển năng lực cho học sinh
 Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr­êng THCS 
 nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, 
với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa 
học kỹ thuật phát triển như vũ bão nó tác động một cách toàn diện lên mọi đối 
tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng tâm của sự phát triển 
đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của Đảng, nhà nước và 
của ngành giáo dục & đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo 
những con người " Lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền kinh 
tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc 
làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn.
 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCHTWĐ khóa XI đã nhất trí với nội dung: “ 
Đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại 
hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội 
nhập quốc tế”. Phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa 
“dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp 
 Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý 
luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt 
động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng hoạt động tự lực, tích cực của 
mình mà chiếm lĩnh kiến thức . Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp 
phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo.
 Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình 
học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia 
sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở phổ thông có mục đích trang 
bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, 
phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp 
phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia 
các hoạt động sản xuất và các hoạt động sau này.
 Dạy và học hóa học ở các trường trung học cơ sở (THCS) hiện nay đã và đang 
được đổi mới tích cực. Để thực hiện tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học 
cần phải đổi mới nội dung giảng dạy. Sách giáo khoa hiện nay chỉ đưa ra cấu trúc 
của bài, giáo viên là người hướng dẫn do vậy học sinh phải tự nghiên cứu thông tin, 
 1/24 Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr­êng THCS 
 nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh
III- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
 - Giúp học sinh làm quen với một số kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Hóa 
 học để hiểu bài và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
 - Học sinh được rèn các kĩ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tư duy 
 phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát kiến thức.
 - Tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú, tích cực trong giờ học đồng thời tạo 
 điều kiện cho học sinh gần gũi, hiểu nhau hơn và đoàn kết hơn.
 - Học sinh được phát triển những năng lực chuyên biệt của môn Hóa học, từ 
 đó nâng cao được chất lượng học tập bộ môn.
IV- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 8 trường THCS Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội
V. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 Theo chương trình của Bộ Giáo dục thì đến năm 2015 sẽ thực hiện thay sách 
giáo khoa mới. Vì vậy việc áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích 
cực vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. 
 Hè năm 2012, Sở giáo dục đào tạo đã triển khai chuyên đề giới thiệu một số 
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên việc áp dụng các kỹ thuật dạy 
học này để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế, nhiều nơi còn 
mang tính hình thức. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học hiện nay vẫn là 
giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong SGK, học sinh nghe và 
ghi nhớ một cách thụ động. 
 Hiện nay, việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy còn hạn 
chế. Nguyên nhân là do một số giáo viên vẫn còn có quan điểm cho rằng những kỹ 
thuật dạy học tích cực rất khó áp dụng vào giảng dạy trong thời gian 45 phút trên 
lớp nên cũng rất ít sử dụng các kỹ thuật này. Ngoài ra còn do cơ sở vật chất phục 
vụ cho việc dạy học còn hạn chế. Đời sống một bộ phận cán bộ giáo viên còn nhiều 
khó khăn nên chưa đầu tư thỏa đáng vào việc đổi mới phương pháp kỹ thuật dạy 
học.
 Đối với học sinh, đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi 
mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối 
mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Đa số học 
 3/24 Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr­êng THCS 
 nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh
chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, ở nhiều học sinh hoạt động giao tiếp, kỹ năng 
sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không 
dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã 
ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của HS. Có nhiều nguyên nhân cho những 
hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phương pháp giáo dục.
VI. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8, bản thân tôi đã tích cực sử 
dụng tối đa các kỹ thuật dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy để nâng cao 
chất lượng giảng dạy. Các kỹ thuật dạy học chủ yếu mà tôi thường áp dụng là: Kĩ 
thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy
 5/24 Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr­êng THCS 
 nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh
 - Thực hiện kĩ thuật “ Khăn trải bàn” qua 2 giai đoạn:
 + Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí 
 như hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), sau đó 
 trình bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn trải bàn” độc lập 
 tương đối với các thành viên khác.
 + Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các 
 câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ 
 bàn.
3. Sơ đồ KWL:
 Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều 
đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học, và 
những điều đã học sau khi học.
 Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong 
việc học, đồng thời giáo viên biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều 
chỉnh việc dạy học cho hiệu quả.
 K W L
 ( Điều đã biết) ( Điều muốn biết) ( Điều học được)
4. Sơ đồ tư duy
 Sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp 
người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một 
cách dễ dàng. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả.
 Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh 
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng 
được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên 
phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh gây ra những kích thích mạnh trên hệ 
thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền.
 Sơ đồ tư duy sử dụng trong dạy học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy 
lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ 
dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”. Đồng thời sơ đồ tư duy phù hợp với tâm sinh lí 
 7/24 Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr­êng THCS 
 nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh
 II. MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ ÁP DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC
 1- Ví dụ 1: 
 a) Sử dụng “ kĩ thuật động não” và kĩ thuật “ Khăn trải bàn” khi dạy bài 
 13 “ Phản ứng hóa học”
 Năng lực phát triển cho HS
 - Làm việc cá nhân
 - Hợp tác
 - Thực hành thí nghiệm
 - Sử dụng ngôn ngữ hóa học
 - Giải quyết vấn đề
 - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu được :
 - Phản ứng hóa học là gì?
 - Bản chất của phản ứng hóa học
 - Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
 - HS nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra và vận dụng được vào thực tiễn
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
 I- Định nghĩa
- Gv yêu cầu HS hoạt động - Làm thí nghiệm theo nhóm 
nhóm và làm thí nghiệm và và rút ra nhận xét
nhận xét:
- Nung nóng đường
- Cho 2-3 viên kẽm vào ống 
nghiệm chứa dung dịch axit 
Clohiđric
- Phản ứng hóa học là gì? - Trả lời và bổ sung a- Định nghĩa/ sgk
- Ghi ý kiến cá nhân vào góc 
bảng, từ đó yêu cầu HS rút ra b- Ví dụ
định nghĩa Đường → Than +Nước
- Hướng dẫn ghi phương Kẽm + Axit clođric → 
trình chữ của phản ứng Kexmclorua + Khí hiđro
- Chiếu hình ảnh mô phỏng 
diễn biến phản ứng của khí II- Diễn biến của phản 
hiđro tác dụng với khí oxi ứng hóa học/ sgk
- Nhận xét về diễn biến của - Quan sát và rút ra nhận xét
phản ứng hóa học
 III- Khi nào phản ứng 
 hóa học xảy ra?
 9/24 Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr­êng THCS 
 nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh
 Năng lực phát triển cho học sinh:
 - Quan sát
 - Làm việc theo nhóm
 - Phân tích, tống hợp và khái quát hóa 
 Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được các tính chất vật lí của oxi. Vận dụng kiến 
 thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống 
 - GV cho HS ngồi theo vị trí như hình vẽ kĩ thuật khăn trải bàn
 - Quan sát lọ đựng khí oxi, ghi ý kiến cá nhân và thống nhất chung về tính 
 chất vật lí của oxi 
 Khí không màu, không mùi, 
 không vị
 Tính chất vật lí của khí oxi
 Ít tan ( Khí không màu, không mùi, không Nặng hơn 
 trong vị, ít tan trong nước, nặng hơn không không khí
 nước khí, hóa lỏng ở -1830C)
 Oxi hóa lỏng ở -1830C
 2- Ví dụ 2: Sử dụng “ Sơ đồ KWL” trong dạy học bài 28 “ Không khí- sự 
 cháy”
Năng lực phát triển cho HS
 - Làm việc cá nhân
 - Hợp tác
 - Giải quyết vấn đề
 - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
Mục tiêu: Giúp học sinh được trình bày những hiểu biết của mình về chủ đề đang 
học, từ đó tự khái quát và hiểu một cách hệ thống các kiến thức về thành phần 
không khí, vai trò không khí , điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy để 
vận dụng vào thực tiễn
 11/24 Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr­êng THCS 
 nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh
- Dập tắt sự cháy thường - Biện pháp dập tắt sự cháy 
dùng nước, chăn, vải ướt ?
hoặc cát - Biện pháp ngăn chặn cháy 
 nổ ga trong gia đình và nơi 
 công cộng?
 3- Ví dụ 3: Sử dụng sơ dồ tư duy trong dạy học
 Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong tất cả các bài học với các mức độ và nội dung 
 khác nhau. Về mức độ sử dụng, có thể là một phần hoặc toàn phần. Về hoạt động 
 sử dụng, có thể sử dụng trong phần kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, hướng dẫn 
 học sinh tìm hiểu bài, luyện tập củng cố và cả hoạt động chuẩn bị bài ở nhà của học 
 sinh và trong kiểm tra thường xuyên định kì.
 Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8, bản thân tôi thường sử dụng sơ đồ 
 tư duy trong khi dạy kiến thức mới, củng cố bài hoặc cho học sinh tự vẽ sơ dồ tư 
 duy trong các tiết luyện tập, ôn tập để các em hệ thống các kiến thức mối liên quan 
 với nhau. 
 Sau đây là một số ví dụ minh họa về sơ đồ tư duy mà tôi đã sử dụng trong giảng 
 dạy
 13/24

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_ki_thuat_day_hoc_trong_giang_day_mon_hoa.doc