SKKN Sử dụng kĩ thuật Think-Pair-Share (Chia sẻ cặp đôi) trong dạy học Sinh học 8

docx 12 trang sklop8 02/08/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kĩ thuật Think-Pair-Share (Chia sẻ cặp đôi) trong dạy học Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng kĩ thuật Think-Pair-Share (Chia sẻ cặp đôi) trong dạy học Sinh học 8

SKKN Sử dụng kĩ thuật Think-Pair-Share (Chia sẻ cặp đôi) trong dạy học Sinh học 8
 1
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KĨ THUẬT “THINK – PAIR – 
 SHARE (CHIA SẺ CẶP ĐÔI)” TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8.
I. LÝ DO HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Vai trò của biện pháp
 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định mục tiêu hình thành và phát 
triển cho học sinh các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và các năng lực 
đặc thù. Trong đó, năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong ba năng lực chung 
cần hướng tới ở tất cả các môn học. 
 Khoa học tự nhiên nói chung, môn Sinh học nói riêng ngày càng đóng vai 
trò rất lớn trong nền kinh tế của thời đại công nghệ. Vậy làm thế nào để thu hút 
được các em yêu thích và lựa chọn môn học này lại gặp nhiều khó khăn bởi đặc 
thù của các bộ môn tự nhiên là cần các kĩ năng tính toán và tư duy logic nên đa 
số các em rất ngại học nếu không có phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp.
 Để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả học tập, phát 
triển toàn diện phẩm chất, năng lực, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và kĩ 
thuật dạy học. Trong đó, kĩ thuật Think – Pair – Share là cách học mang tính hợp 
tác giúp học sinh tham gia tích cực. Hoạt động này dễ dàng tạo nên cuộc thảo luận 
nhanh, thay đổi không khí lớp học và lôi cuốn học sinh. Qua đó, năng lực giao 
tiếp và hợp tác của học sinh được phát huy. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 
ngoài những ưu điểm đạt được thì tôi nhận thấy còn những điểm hạn chế của kĩ 
thuật khi áp dụng. Vì vậy, tôi đã vận dụng, cụ thể hóa và lựa chọn biện pháp “Sử 
dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao 
tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học sinh học 8” tại trường THCS Thanh 
Xuân Nam.
2. Thực tế tại đơn vị
 Từ thực tiễn giảng dạy tại trường THCS Thanh Xuân Nam, với sự phát triển 
khoa học và công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp và hợp 
tác của học sinh có nhiều thay đổi. HS được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ, 
mạng truyền thông, được rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua nhiều kênh phong phú 
(tại trường, qua mạng, giao tiếp thường ngày) nên nhiều em có năng lực giao tiếp 
và hợp tác tốt do sự mạnh dạn, chủ động. Tuy nhiên, một số HS có biểu hiện thiếu 
lịch sự trong giao tiếp, ngại giao tiếp với các bạn, không có tinh thần hợp tác với 
bạn bè, trong học tập thiếu sự tương tác với nhóm học tập.
3. Ý nghĩa của biện pháp
 Khi dạy mỗi tiết học hay các chủ đề trong chương trình Sinh học 8 nói riêng 
và chương trình Sinh học nói chung, GV có thể sử dụng biến thể của kĩ thuật 
Think – Pair – Share trong tất cả các tiết để phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác 
của HS, giúp HS thay đổi tích cực trong thái độ, sự tự tin, biết lắng nghe, tôn trọng 3
 + Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế 
giới và về một số tổ chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt Nam.
 + Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với 
bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.
2. Kĩ thuật Think – Pair – Share (chia sẻ cặp đôi)
 Kỹ thuật dạy học do giáo sư Frank Lyman trường đại học Maryland giới 
thiệu năm 1981. 
 Đây là một kĩ thuật thảo luận 
 trong dạy học hợp tác, bằng cách 
 người học huy động những ý tưởng, 
 suy nghĩ của cá nhân để chia sẻ với 
 bạn trong nhóm cặp đôi và các bạn 
 cùng lớp để cùng nhau giải quyết vấn 
 đề hoặc trả lời một câu hỏi được giao.
2.1. Cách tiến hành kĩ thuật 
 Theo Schwab (1999), kĩ thuật Think – Pair – Share (chia sẻ cặp đôi) được 
tiến hành qua 4 bước 
 Bước 1: Giáo viên đặt ra câu hỏi kích thích học sinh suy nghĩ.
 Bước 2: Học sinh suy nghĩ cá nhân về câu hỏi đã cho.
 Bước 3: Học sinh chia sẻ ý tưởng của mình với các bạn trong nhóm cặp 
đôi. 
 Bước 4: Học sinh chia sẻ ý tưởng thống nhất trong nhóm cặp đôi với cả 
lớp.
 Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động cho tiết Mô (Sinh học 8), giáo viên có thể sử 
dụng kĩ thuật Think – Pair – Share như sau: 
 Hoạt động Think: GV cho HS nghiên cứu nội dung mục II trong thời gian 
03 phút. HS ghi chép lại những nội dung cơ bản về các loại mô trong cơ thể.
 Hoạt động Pair: HS chia sẻ theo cặp. GV ghép cặp cho học sinh theo bàn. 
Thời gian chia sẻ cặp là 02 phút. 
 Hoạt động Share: GV sử dụng thẻ tên gọi bất kì một HS lên chia sẻ trước 
lớp về nội dung thông tin đã thu nhận được từ hoạt động Pair. Sau khi HS chia sẻ, 
các HS khác có thể phỏng vấn, bổ sung, nhận xét về phần trình bày của bạn. Thời 
gian cho HS chia sẻ trước lớp là 2 phút.
2.2. Ưu điểm và hạn chế
- Ưu điểm: 
 + Thu hút học sinh tích cực tham gia vào bài học. 
 + Huy động và phối hợp được hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
 + Giúp những học sinh kém hơn có thể học hỏi từ chính các bạn của mình 5
phối hợp đa dạng các phương pháp và kĩ thuật. Kĩ thuật hẹn hò - biến thể của kĩ 
thuật Think – Pair – Share nhằm khắc phục những hạn chế như: 
 Kĩ thuật Think – Pair – Share đòi hỏi không gian rộng lớp để HS vừa hoạt 
động cá nhân, hoạt động cặp đôi và nhóm lớn nên dễ gây mất trật tự, tốn nhiều 
thời gian trong tiết học.
 Do đó tôi khắc phục bằng cách sử dụng kĩ thuật hẹn hò tạo ra các cặp đôi 
ngẫu nhiên để các em chia sẻ và hoàn thành các nhiệm vụ. Đồng thời để tạo hứng 
thú, GV có thể thay đổi các địa điểm hẹn hò. Ví dụ: địa điểm hành lang lớp học, 
ghế đá dưới gốc cây bàng.
4.1. Tiến trình thực hiện
 Tiến hành khảo sát: Khảo sát HS lớp 8 đánh giá năng lực giao tiếp và hợp 
tác trong suốt quá trình thực nghiệm.
 Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, kết hợp kinh nghiệm và thực tiễn giảng dạy, 
tôi đã xây dựng và tích hợp năng lực giao tiếp và hợp tác theo 6 tiêu chí sau:
 Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
 Tiêu chí Mức độ
 Mức 3 Mức 2 Mức 1
 1. Tập trung Di chuyển nhanh, Di chuyển nhanh, Di chuyển chậm, 
 chú ý trật tự, chú ý. còn ồn, chưa chú ý ồn, chưa chú ý.
 2. Lập kế Xác định cách thức Xác định cách thức Chưa xác định cách 
 hoạch hợp tác, tích cực hợp tác, hoàn thành thức hợp tác, chưa 
 hoàn thành nhiệm nhiệm vụ. hoàn thành nhiệm 
 vụ. vụ.
 3. Thực hiện Nhanh, hiệu quả. Nhanh, chưa hiệu Chậm, không hiệu 
 nhiệm vụ quả. quả.
 4. Tạo môi Tôn trọng, lắng Tôn trọng, lắng Chưa tôn trọng, 
 trường hợp nghe ý kiến của nghe ý kiến nhưng lắng nghe ý kiến 
 tác bạn. còn xảy ra mâu của bạn.
 thuẫn.
 5. Báo cáo, Tổng hợp, ý kiến Tổng hợp ý kiến Chưa tổng hợp ý 
 tổng hợp thành viên trong thành viên trong kiến thành viên 
 nhóm hợp lí. nhóm. trong nhóm.
 6. Giao tiếp Chú ý lắng nghe Chưa chú ý lắng Không chú ý lắng 
 và đánh giá nhóm khác trình nghe nhóm khác nghe khi nhóm 
 với nhóm bày. trình bày. khác trình bày.
 khác Đánh giá chính xác, Đánh giá cơ bản Chưa đánh giá 
 khách quan kết quả đúng nhưng chưa đúng và chính xác 
 của nhóm khác. chính xác kết quả kết quả của nhóm 
 của nhóm khác. khác. 7
 nhà – tìm hiểu 4 nội dung a. Khớp động
 sau: + 2 đầu X. có lớp sụn.
 + Các phần của bộ + Giữa: là dịch khớp 
 xương. (hoạt dịch).
 + Chức năng của bộ + Ngoài: dây chằng
 xương. → Cử động dễ dàng.
 + Phân biệt xương tay b. Khớp bán động
 và xương chân. + Giữa 2 đầu xương là 
 + Phân biệt các loại đĩa sụn → hạn chế cử 
 khớp xương. động. 
 - HS hoạt động cặp đôi c. Khớp bất động
 Bước 3: Hoạt động cặp thảo luận, thống nhất câu + Các xương gắn chặt 
 đôi (thực hiện 2 cuộc hẹn trả lời của nhóm mình bằng khớp răng cưa → 
 bất kì). hoàn thành các nhiệm vụ không cử động được.
 - GV rút thăm ngẫu nhiên theo khung giờ bất kì mà 
 cuộc hẹn lúc 7h và 10h. GV rút thăm.
 * Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình 
 - Sử dụng thẻ bài rút bày.
 thăm ngẫu nhiên nhóm - Các nhóm khác lắng 
 trình bày. nghe câu trả lời của 
 nhóm bạn và bổ sung ý 
 kiến.
 - Các nhóm trao đổi chéo 
 - GV thông báo đáp án kết quả thảo luận của 
 đúng và thang điểm. nhóm mình và đánh giá 
 bằng điểm số.
 * Kết luận, nhận định: - Các nhóm lắng nghe và 
 - Nhận xét, đánh giá các hoàn thiện kiến thức.
 nhóm.
* Hoạt động cá nhân (giao nhiệm vụ về nhà): 
 Tìm hiểu 4 nội dung sau: Các phần của bộ xương, chức năng của bộ xương, 
phân biệt xương tay và xương chân, phân biệt các loại khớp xương.
* Hoạt động cặp đôi: 
 Phiếu học tập số 1
Cuộc hẹn. Họ tên:...Thời gian hoàn thành 15 phút
Quan sát hình 7.1 – 7.3 kết hợp nghiên cứu thông tin trang 24 – 25, hoàn thành 
các câu hỏi sau:
1. Bộ xương người gồm mấy phần chính? Trong từng phần đó, có các thành phần 
nào? Xác định những thành phần chính của bộ xương trên cơ thể em. 9
TC2 2 2 3 1 2 2 3 3 3 1 1 2
TC3 2 3 3 2 2 3 2 3 3 1 2 3
TC4 2 3 3 2 2 3 1 2 3 1 2 3
TC5 2 2 3 1 1 2 1 3 3 1 2 2
TC6 2 2 3 1 2 2 1 2 3 1 2 3
 ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN
 Kết quả bảng cho thấy tùy thuộc trình độ, năng lực và ý thức rèn luyện của 
 mỗi học sinh mà năng lực giao tiếp và hợp tác đạt được kết quả khác nhau:
 Em Nguyễn Thu Ngân: Đầu TN hầu hết đạt mức 2 ở các TC, riêng TC1 đã 
 đạt mức 3. Đến giữa TN đã có thêm 2 TC đạt mức 3 (TC3, TC4) đạt mức 3 và 
 cuối TN thì 100% TC đạt mức 3. Điều này là dễ hiểu vì Ngân là một HS có lực 
 học và rèn luyện tốt, trong hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, em luôn cố 
 gắng rèn luyện kỹ năng và phát huy được năng lực của mình, có tinh thần hợp tác 
 rất tốt với các bạn.
 Em Nguyễn Hữu Phú Bình : Đầu TN có TC1 đạt mức 3 và được duy trì đến 
 cuối TN, các TC3, TC4 đầu TN đạt mức 2, cuối TN đạt mức 3. Riêng TC2, TC5, 
 TC6 chỉ đạt mức 1 ở đầu TN, cuối TN có sự tiến bộ song còn 3 TC vẫn chỉ đạt 
 mức 2. Có sự khác biệt này do Bình là một HS ngoan, có ý thức học tập tốt song 
 lại trầm tính, ngại giao tiếp, do đó các tiêu chí liên quan đến tổ chức hoạt động 
 được bạn tiếp thu nhanh và tiến bộ rõ rệt (đạt mức 3 cuối TN), riêng các tiêu chí 
 về lập kế hoạch, báo cáo và giao tiếp, một phần do bản tính và năng lực ban đầu 
 nên cần thêm thời gian rèn luyện.
 Em Đoàn Duy Nam: Đầu TN có mức độ của các tiêu chí rất chênh lệch 
 nhau (có 2/6 TC mức độ 3, 1/6 TC mức độ 2, 3/6 TC mức độ 2). Sở dĩ có sự khác 
 nhau vì Nam là một HS có lực học tốt, nhanh nhẹn, song lại cá tính, đôi khi tự tin 
 thái quá, ưa thể hiện mình nên các kỹ năng tạo môi trường hợp tác và giao tiếp 
 với nhóm khác ban đầu chưa tốt, trong khi các TC khác cơ bản rất tốt. Trong quá 
 trình học tập, dưới sự hướng dẫn của GV và hợp tác của các bạn, em đã hiểu và 
 điều chỉnh, đến cuối TN tất cả các TC đều đạt mức độ 3.
 Em Trần Diệu Anh: Có xuất phát ban đầu với mức độ thấp (100% TC đạt 
 mức độ 1). Qua quá trình rèn luyện đã đạt mức độ 3 ở 4/6 tiêu chí, còn 2 TC đạt 
 mức độ 2. Kết quả này phù hợp vì Diệu Anh là một HS có năng lực giao tiếp và 
 hợp tác ban đầu không cao, có lực trung bình song bản thân em trong quá trình 
 rèn luyện rất cố gắng nên đã có sự tiến bộ, cần tiếp tục rèn luyện thêm.
 2. Đánh giá kết quả học tập và mức độ hứng thú của học sinh
 Tiến hành khảo sát kết quả bài kiểm tra thường xuyên và mức độ hứng thú 
 của 99 học sinh lớp 8 được GV tổ chức dạy học các tiết học có sử dụng biện pháp 
 (nhóm TN) và 99 HS lớp 8 tổ chức dạy học không sử dụng biện pháp (nhóm ĐC).

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_ki_thuat_think_pair_share_chia_se_cap_doi_trong.docx