SKKN Sử dụng có hiệu quả một số kỹ thuật dạy học trong phương pháp dạy học theo nhóm môn Hóa học

doc 20 trang sklop8 01/08/2024 311
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng có hiệu quả một số kỹ thuật dạy học trong phương pháp dạy học theo nhóm môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng có hiệu quả một số kỹ thuật dạy học trong phương pháp dạy học theo nhóm môn Hóa học

SKKN Sử dụng có hiệu quả một số kỹ thuật dạy học trong phương pháp dạy học theo nhóm môn Hóa học
 0/20 3/20
 Có một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nhóm nên 
chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong 
nhóm.
 Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá 
nhân thì chưa công bằng và chưa đánh giá đúng thực chất được sự nỗ lực của từng 
cá nhân trong nhóm.
 Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên, thiếu sáng tạo của GV sẽ gây 
nhàm chán và giảm hiệu quả trong hoạt động học tập của các em.
 Điều hành không tốt dễ dẫn đến mất trật tự trong học tập, mất thời gian 
không cần thiết 
 Vậy làm thế nào để vẫn áp dung PP hoạt động nhóm nhưng phải khắc phục 
được cơ bản những hạn chế nêu trên. Suy nghĩ như vậy tôi đã có ý tưởng sử dụng 
một số KT dạy học trong PP dạy học theo nhóm. Từ ý tưởng đó tôi tiến hành 
nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài giải pháp "sử dụng có hiệu quả một số 
Kỹ thuật dạy học trong Phương pháp dạy học theo nhóm môn Hóa học " 
 2/ Mục đích nghiên cứu:
 Tìm ra giải pháp tối ưu để khắc phục những hạn chế của PP dạy học theo 
nhóm thông thường.
 3/ Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng một số Kỹ thuật dạy học trong PP day 
học theo nhóm môn Hóa học tại trường THCS Cổ Bi.
 4/ Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ vấn đề về mặt lý luận.
 Điều tra thực tế thông qua các bài kiểm tra môn hóa học. 
 Thống kê và sử lí số liệu để rút ra các kế luận cho vấn đề đặt ra. 5/20
hoạt động cụ thể cho từng nhóm. GV chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ 
không làm thay.
 HS là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập. Dạy học 
theo nhóm có sự tương tác trực tiếp giữa HS với nhau, cùng nhau thảo luận và cùng 
nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân phải có ý thức tự hoàn thành 
nhiệm vụ của mình. Thành công của cá nhân là thành công chung của cả nhóm. 
 1.2. 3. Ưu và nhươc điểm của dạy học theo nhóm
 a. Ưu điểm : 
 Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh. HS được chủ động tham gia, 
được bày tỏ ý kiến quan điểm của mình và được tôn trọng....
 Nâng cao kết quả học tập
 Ngoài ra còn phát triển năng lực lãnh đạo, tổ chức, năng lực hợp tác của HS, 
tăng cường đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm.
 b. Nhược điểm:
 Có một số thành viên ỷ lại không làm việc vì nghĩ có những người giỏi hơn 
sẽ giúp mình hoàn thành công việc được giao mà không tham gia hoạt động. 
 Có một số HS khá, giỏi quyết định kết quả thảo luận nhóm nên chưa đề cao 
sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm. 
 Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá 
nhân thì chưa công bằng và chưa đánh giá đúng thực chất được sự nỗ lực của từng 
cá nhân trong nhóm. 
 Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên, thiếu sáng tạo của GV sẽ gây 
nhàm chán và giảm hiệu quả trong hoạt động học tập của các em.
 Như đã nói ở trên PP này tuy còn một số nhược điểm nhưng vẫn là PP mà 
được tôi và rất nhiều đồng nghiệp khác sử dụng thường xuyên nhất trong các PP 
dạy học tích cực. Để khắc phục căn bản những hạn chế nêu trên, tôi đã sử dụng kết 
hợp PP hoạt động nhóm với một số KT dạy học trong quá trình tổ chức dạy học. 
Kết quả: đã có những chuyển biến tích cực đến bất ngờ trong nhận thức và tư duy 
của HS. 
1.3. Kĩ thuật dạy học
 KT dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào 
các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy hay có 
thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục để 
bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy. KT dạy học tích cực là những KT dạy học 
có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình 
dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. 7/20
trạng một số thành viên chán nản, buông xuôi, phó mặc chỉ tham gia một cách 
chiếu lệ, đối phó. Vì vậy chưa thực sự phát huy hết năng lực của mình. 
 Nhóm trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò của mình, chưa có năng lực 
và kỹ năng trong việc điều hành nhóm.
 2.3. Kết quả khảo sát thực tế:
 Trong những năm trước đây tôi thường chỉ áp dụng PP dạy học nhóm theo 
kiểu truyền thống, mà chưa có sự kết hợp với kỹ thuật dạy học. Dẫn đến trong các 
giờ học thường chỉ có HS - giỏi tham gia học tập tích cực, số HS yếu ít có cơ hội 
tham gia hoạt động. Chính vì thế nên việc học tập thường ít hứng thú, nội dung đơn 
điệu, việc quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân còn hạn chế.
 Kết quả khảo sát thực tế về mức độ tham gia hoạt động nhóm của HS 8C 
và 8E môn Hóa học đầu năm hoc 2021 - 2022 trường THCS Cổ Bi 
 Sĩ số Tích cực, chủ động Chỉ tham gia đối phó Gần như không tham 
 tham gia vì sợ GV nhắc nhở gia
 80 20 35 25
 Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy: Số HS tích cực, chủ động tham gia hoat 
động nhóm còn thất, chủ yếu là đố phó và ngồi vào nhóm cho có ngồi, không tham 
gia vào hoạt động. 
 Đồng thời kết quả khảo sát đầu năm môn Hóa học khối 8C, 8E cũng chưa 
cao, số HS có học lực thuộc loại trung bình và yếu chiếm tỉ lệ khá cao, số HS có 
học lực khá, giỏi còn chiếm tỉ lệ thấp. Cụ thể như sau:
 Tổng số học sinh Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu
 Số HS 80 15 20 30 15
 Tỉ lệ (%) 100% 18.75% 25% 37.5% 18.75%
3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tích cực sử dụng PP hoạt động 
nhóm có sử dụng các KT dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Các KT dạy học chủ yếu được tôi áp dụng trong tổ chức dạy học nhóm là: KT 
mảnh ghép, KT dạy học theo góc.
3.1. Sử dụng linh hoạt kỹ thuật mảnh ghép trong phương pháp dạy học nhóm:
 * Muốn làm tốt việc này, tôi xác định trước hêt phải hiểu rõ KT mảnh ghép 
là gì và cách tiến hành ra sao?
 KT mảnh ghép là KT tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá 
nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu: Giải quyết một nhiệm vụ 
phức hợp; Kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm; Nâng cao 
vai trò và tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ 9/20
ghép lại thành nhóm mới (B) (ngồi ở vị trí của nhóm 2 cũ), các số 3 ghép lại thành 
nhóm (C) (ngồi ở vị trí của nhóm 3 cũ), các só 4 giữ nguyên tại chỗ và ghép vào 
nhóm mới tương ứng. Sau khi ghép xong nhóm mới sẽ thảo luận và hoàn thành cả 
3 câu hỏi vào bảng nhóm và trình bày kết quả (Chỉ yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm trình 
bày các nhóm khác chú ý và nhận xét, bổ sung)
 * Ví dụ cụ thể: đối với kiểu bài có hai nội dung câu hỏi
Tiết 18 – Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (Lớp dạy 8E - sĩ số 40)
 Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến của phản ứng hóa học
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức: HS nắm được diễn biến của phản ứng hoá học.
b. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm theo kỹ thuật “mảnh ghép”
c. Thái độ: HS có ý thức nghiêm túc và yêu thích môn học.
d. Định hướng phát triển năng lưc: Tiếp tục hình thành cho học sinh các năng 
lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tổng hợp kiến thức....
2. Thời gian: 14 phút
3. Hình thức: Học sinh nắm được kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi và thảo 
luận nhóm
4. Đặt vấn đề: Phản ứng hóa hoc diễn biến như thế nào? Các em sẽ được tìm hiểu 
ngay sau đây.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
 II. Diễn biến của phản ứng 
 hoá học:
GV: Em có nhận xét gì về lượng chất tham gia và * Kết luận: “Trong PƯHH 
sản phẩm trong quá trình phản ứng? chỉ có liên kết giữa các 
HS: Lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản nguyên tử thay đổi làm phân 
phẩm tăng dần. tử này biến đổi thành phân tử 
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II và quan sát khác”.
hình 2.5, sau đó hoạt động nhóm theo kỹ thuật 
mảnh ghép như sau: Lớp chia làm 8 nhóm (2 bàn = 
4HS / nhóm) mỗi học sinh được mã hóa bằng các 
số 1,2,3,4.
Giai đoạn 1: GV yêu cầu 11/20
Một số hình ảnh áp dụng KT “mảnh ghép” trong giảng dạy Hóa hoc 
 Nhóm chuyên sâu Nhóm mảnh ghép
 Học sinh trình bày kết quả Học sinh trình bày kết quả
 * Đánh giá hiệu quả và một số kinh nghiệm của cá nhân khi áp dụng 
cách này:
 Qua áp dụng KT mảnh ghép trong chương trình hóa học có thể thấy rõ việc 
sử dụng KT này trong dạy học theo nhóm đã tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, 
HS được tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. 
Trong KT mảnh ghép đòi hỏi HS phải tích cực nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào 
các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân từ đó khắc phục 
được những hạn chế của PP dạy học nhóm truyền thống (như đã nêu). Thông qua 
hoạt động này hình thành ở HS tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và 
tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. Đồng thời phát triển ở HS các năng lực 
giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề
 Tuy nhiên để hoạt động nhóm có hiệu quả GV cần hình thành ở HS thói 
quen học tập hợp tác và những kỹ năng xã hội, tính chủ động, tinh thần trách nhiệm 
trong học tập. Muốn vậy GV cần phải kiên trì vì lúc mới làm các em chưa quen nên 
rất dễ thất bại nhưng sau vài lầm bỡ ngỡ các em sẽ quen và hoạt động rất có hiệu 
quả. Mặt khác GV cũng phải lựa chọn nội dung, chủ đề phù hợp. Từ đó xác định 13/20
 Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, bản hướng 
dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ trợ học tập ở các mức độ 
khác nhau (nếu cần),.
Ví dụ : Văn bản hướng dẫn cần đề cập đến các việc sau :
 + Những nhiệm vụ HS phải làm và nhiệm vụ HS có thể làm.
 + Ai sẽ chữa bài tập.
 + Có thể tìm tài liệu cần thiết ở đâu.
 + HS làm bài tập cá nhân hay theo nhóm.
 + Sản phẩm HS cần có sau hoạt động tại góc này.
 +...
 Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho HS 
hoạt động.
3.2.2. Giai đoạn 2. Tổ chức cho HS học theo góc
Bước 1. Sắp xếp không gian lớp học
 Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù 
hợp với không gian lớp học. Việc này cần tiến hành trước khi có tiết học.
 Đảm bảo có đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc.
 Lưu ý đến lưu tuyến di chuyển giữa các góc.
Bước 2. Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập
 Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; Tên và vị trí các góc.
 Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các 
góc.
 Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát , GV có thể điều chỉnh nếu có quá 
nhiều HS cùng chọn một góc.
 GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi HS đã 
quen với PP học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự các góc.
Bước 3. Tổ chức cho HS học tập tại các góc
 HS có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của 
hoạt động.
 GV cần theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
 Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc. 15/20
Hạn chế
 Học theo góc đòi hỏi không gian lớp học rộng với số lượng HS vừa phải.
 Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập.
 Không phải bài học/nội dung nào cũng áp dụng được PP học theo góc.
 Đòi hỏi GV phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý và giám sát hoạt 
động học tập cũng như đánh giá được kết quả học tập của HS.
 Tiết 38: CHỦ ĐỀ: OXI
 (Tính chất hóa học của oxi)
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
 HS trình bàyđược: 
 - Tính chất hóa học của oxi: Tác dụng với kim loại, phi kim, hợp chất.
 - Làm các bài tập tính toán có liên quan.
2. Phẩm chất năng lực cần đạt.
 - Phát triển năng lực phát hiện vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, 
năng lực giải quyết vấn đền thông qua môn học.
 - Giúp HS rèn luyện bản thân và phát triển các phẩm chất tốt đẹp; yêu thiện 
nhiên đất nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
 - Hoá chất: Oxi, dây sắt, mẩu C, lưu huỳnh, KMnO4
 - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, ống hút. 
2. Học sinh:
 Nghiên cứu trước nội dung bài học, bảng nhóm. 
Hoạt động 2.2 Tính chất hoá học của oxi
a. Mục tiêu: 
 HS trình bàyđược: 
 - Tính chất hoá học của oxi.
b. Nội dung: học tập theo góc, làm thí nghiệm, quan sát video, làm việc với sách 
giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu 
c. Sản phẩm: Tìm ra tính chất hoá học của oxi.
- GV thông báo: Để tìm hiểu II. Tính chất hóa học:
tính chất hoá học của oxi 1. Tác dụng với phi kim.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_co_hieu_qua_mot_so_ky_thuat_day_hoc_trong_phuon.doc