SKKN Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn Địa lý ở trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn Địa lý ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn Địa lý ở trường THCS
1 | 1 8 LỜI CẢM ƠN Sáng kiến kinh nghiệm "Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn địa lý ở trường THCS ” hoàn thành là kết quả của thời gian học tập, tự nghiên cứu của bản thân và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường, của bạn bè, đồng nghiệp. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo nhà trường nơi tôi công tác, đã tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo ở trường tôi công tác đã cho những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tác giả của những cuốn sách mà tôi đã dùng làm tài liệu tham khảo. Trân trọng cảm ơn các em học sinh đã rất tích cực, hứng thú trong việc đổi mới phương pháp dạy học của tôi. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trân trọng cảm ơn! 3 | 1 8 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới giáo dục và dạy học địa lí không chỉ giới hạn ở đổi mới dạy học địa lí theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm như nhiều người quan niệm. Trên thực tế nó rộng hơn như thế nhiều, bởi vì đổi mới tổ chức dạy học địa lí THCS ở Việt Nam đã và đang chịu tác động không chỉ của một mà là nhiều quan điểm đổi mới của giáo dục và dạy học hiện đại, trong số đó đáng kể nhất là các xu hướng đổi mới cơ bản sau đây: - Xu hướng dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho người học; - Xu hướng chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho người học trong quá trình dạy học; - Xu hướng tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; - Xu hướng kết hợp đánh giá của giáo viên với sự đánh giá của người học; Chúng ta đều hiểu rằng quan điểm dạy học nào dù có hay đến đâu cũng không thể giải quyết hết được những vấn đề đa dạng (phù hợp đối tượng, đặc điểm vùng miền, cơ sở vật chất,...) của đổi mới tổ chức dạy học địa lí ở phổ thông. Mỗi một quan điểm sẽ tạo cho dạy học địa lí và những bài học địa lí những thành công mới và giá trị mới. Một trong những điều kiện để người giáo viên địa lí thành công trong việc đổi mới giáo dục và dạy học địa lí là hiểu rõ tính đa diện và phức tạp của đổi mới phương pháp dạy học địa lí. Thực tế cho thấy một trong những khó khăn không nhỏ mà giáo viên địa lí ở bậc phổ thông đã và đang phải đối diện là càng tiếp xúc với các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học địa lí do các tổ chức giáo dục khác nhau cung cấp thì họ càng có cảm giác đang “bơi” trong một “bể các thuật ngữ đủ loại về phương pháp dạy học” mà tính phức tạp và đa diện của nó đã khiến cho nhiều giáo viên lúng túng và lẫn lộn khi sử dụng các khái niệm, thuật ngữ về phương pháp dạy học có độ rộng và cấp độ khác nhau. Vì vậy dẫn đến đổi mới mà không toàn diện và đồng bộ các khâu và các thành tố cơ bản của quá trình dạy học địa lí, dẫn đến giờ học nặng nề không gây được hứng thú cho học sinh, hiệu quả dạy học thấp. Nguyên nhân chính là do giáo viên đổi mới mà không biết cách sử dụng linh hoạt sáng tạo Phương pháp dạy học, Kỹ thuật dạy học, Phương tiện dạy học trong giờ địa lý như thế nào để dẫn đến tiết học thành công. Mặt khác do tác động cuộc sống và một số quan điểm sai lệch dẫn đến học sinh ít mặn mà với bộ môn địa lý. Xuất phát từ thực tiễn trên, là giáo viên địa lý có khá nhiều năm công tác tôi luôn trăn trở là làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học địa lý để từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học của bộ môn. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn địa lý ở trường THCS ” 2. Mục đích nghiên cứu - Khắc phục một số tồn tại trong quá trình dạy học. - Đưa ra một số giải pháp tạo cho học sinh hứng thú trong học tập, để từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học môn Địa lý THCS 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi: học sinh trường THCS tôi đang giảng dạy 5 | 1 8 GIẢI QU ẾT VẤN ĐỀ 1. êu cầu đối với việc tạo hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh. Để tạo hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây Một bài học địa lí đuợc thiết kế và tổ chức theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm và định hướng hành động thì cần phải đáp ứng các vấn đề cơ bản: - Xây dựng kế hoạch bài dạy: xuất phát từ mục tiêu, chương trình và nội dung SGK xác định các đơn vị kiến thức cơ bản và cấu trúc bài học. Giáo viên giỏi, có kinh nghiệm thường tổ chức cho học sinh trải nghiệm, tiếp thu kiến thức theo các đơn vị kiến thức nhỏ để học sinh dễ tiếp thu. - Lựa chọn phương pháp thích hợp: sự đa dạng của phương pháp là tiêu chuẩn của đổi mới. Việc xác định chính xác một số phương pháp đổi mới đòi hỏi giáo viên phải xem xét một loạt các yếu tố như qui mô và chất lượng lớp học (số lượng và chất lượng học sinh, nguồn thông tin, đặc biệt là SGK, thời gian dành cho bài học). - Xác lập thời gian thích đáng cho học tập: dành càng nhiều thời gian cho học sinh tự học tập thì càng tốt. Giáo viên thay việc kiểm tra đầu giờ thành kiểm tra học sinh trong quá trình diễn ra bài học. Đây cũng là một định hướng của việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Đánh giá trong quá trình dạy học không chỉ là công cụ đánh giá có hiệu quả mà còn là công cụ dạy học hiệu quả vì nó cho phép người học nhận biết được mức độ tiến bộ của học sinh. - Tìm kiếm công cụ dạy học thích hợp: dạy học với các phương pháp hiện đại đòi hỏi giáo viên phải có các phương tiện hỗ trợ kĩ thuật hiện đại (thiết bị, máy móc trình chiếu), các công cụ để tổ chức các hoạt động hợp tác hoặc độc lập của học sinh (ví dụ, tranh ảnh, mô hình, hóa trang) và các công cụ để đánh giá (câu hỏi, bài tập để đánh giá mức độ đạt được của các mục tiêu). - Khởi động, tạo nhu cầu nhận thức và định hướng hành động: hãy bắt đầu giờ học bằng một câu chuyện lí thú hay một biện pháp kích thích sự tò mò, hứng thú của học sinh (động não, tranh châm biếm, trò chơi...), sau đó định vị các mục tiêu học tập. - Tổ chức các hoạt động hợp tác hay độc lập của học sinh: sau khi học sinh đã hiểu và nắm vững được các mục tiêu của bài học thì điều quan trọng là giao cho các cá nhân hoặc nhóm học sinh các nhiệm vụ, bài tập hoặc vấn đề nhận thức để học sinh làm việc độc lập hoặc làm việc hợp tác dưới dự hướng dẫn của giáo viên. Cập nhật kiến thức mới mang tính thời sự để luôn làm phong phú, đa dạng nội dung bài học đồng thời tạo sự thu hút, kích thích học sinh tham gia học tập. - Tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập: dành nhiều thời hơn nữa để học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình trong thời gian cuối giờ học. Công cụ để học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết học tập là các câu hỏi, bài tập tương ứng với các mục tiêu học tập và thang điểm đánh giá mức độ đạt được của các câu trả lời. 2. Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn địa lý ở trường THCS 2.1. Dựa vào nội dung ài học 2.1.1. Xác định nội dung trọng tâm và kiến thức cơ ản của ài học Việc lựa chọn kiến thức cơ bản và xác định đúng trọng tâm của bài sẽ giúp 7 | 1 8 thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết và cũng làm giảm tính căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình tiếp thu kiến thức. Các em cũng thấy được rằng, học địa lý là học theo một hướng mở, không chỉ bó hẹp nội dung ở sách giáo khoa. Các em có thể hiểu kiến thức bài học thông qua tìm tòi tài liệu, sách báo, mạng Internet và khám phá ở những lĩnh vực khác. Ví dụ : khi dạy ài 3 - địa lí 9 “Phân ố dân cư các loại h nh quần cư”. Nội dung III: Đô thị hóa Sách giáo khoa chỉ cung cấp bảng số liệu “Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị nước ta thời kỳ 1985 – 2003”. Ở phần nội dung này học sinh phải nhận xét về số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta, sự thay đổi tỷ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay. Đó là một vấn đề xã hội rộng lớn đang có sự thay đổi lớn trên đất nước ta. Để học sinh nắm được: quá trình đô thị hóa ở nước ta được thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn. So với nhiều nước trên thế giới thì nước ta còn ở trình độ đô thị hóa còn thấp. Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra khá nhanh.Việt Nam đang bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đô thị hóa tương ứng với quá trình phát triển kinh tế hiện tại. Tuy nhiên thông tin mà sách giáo khoa cung cấp chỉ mới là phần rất cơ bản, quá tóm tắt, số liệu lại quá cũ (cách đây gần 20 năm)điều đó không thể làm toát lên được những đặc điểm của vấn đề đô thị hóa nước ta hiện nay. Để đáp ứng được mục tiêu bài học, giáo viên phải sưu tầm những số liệu và thông tin mới mẻ, cập nhật những diễn biến về quá trình đô thị hóa nước ta trong những năm gần đây để cung cấp cho học sinh thì các em mới hiểu được kiến thức cơ bản và mới có hứng thú học nội dung này. Giáo viên có thể cập nhật một số kiến thức: “Trích áo cáo đánh giá quá trình Đô thị hóa của nước ta của Tổng cục thống kê năm 2018 “Dự báo sẽ có 50% dân số Việt Nam sẽ sống tại đô thị vào những năm 40 của thế kỷ XXI. Như vậy, chúng ta rất cần một đội ngũ cán bộ quản lý đô thị để đáp ứng với sự phát triển này. Đây là chia sẻ của Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tại Lễ ra mắt Chương trình đào tạo Thạc sĩ liên ngành Quản lý phát triển đô thị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 14/6. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, tỷ lệ đô thị hóa trên cả nước vào năm 2018 đạt 38% tăng 0,9% so với năm 2017, đạt xấp xỉ cận dưới của các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Theo đó, cả nước hiện có 819 đô thị (tăng 6 đô thị so với năm 2017). Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt khoảng 78% (tăng 1% so với năm 2016), quy hoạch chi tiết đạt khoảng 39% (tăng 2% so với năm 2017), quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 100% (tăng 0,6% so với năm 2017)”. - Với những kiến thức được cập nhật tôi in thành phiếu “Thông tin” cung cấp cho học sinh, yêu cầu các em đọc hoặc lưu giữ làm tài liệu học tập. - Việc cập nhật những kiến thức mới, mang tính thời sự để cung cấp cho học sinh có vai trò hết sức quan trọng. Không những khắc sâu kiến thức bài học mà còn đáp ứng được mục tiêu dạy học theo hướng mở, khơi dậy trong học sinh niềm say 9 | 1 8 - Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình. - Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến. Kĩ thuật này được sử dụng khá phổ biến trong quá trình dạy học. Ví dụ: khi dạy ài 38 +39 - đia lí 9 “Phát triển tổng hợp kinh tế và ảo vệ tài nguyên môi trường iển đảo” Muc II: Phát triển tổng hợp kinh tế iển Giáo viên áp dụng kỹ thuật tia chớp để lấy ý kiến nhanh của học sinh về đặc điểm phát triển của các ngành kinh tế biển. Áp dụng như sau: Bước 1: giáo viên đưa ra câu hỏi “ Vùng biển Việt Nam có những tiềm năng nào mang lại giá trị kinh tế lớn ? ” Bước 2: giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ nhanh và nêu ý kiến ngắn gọn. Mỗi học sinh chỉ nêu một câu trả lời. Giáo viên ghi nhanh lên bảng. Bước 3: khi đã hết ý kiến, Giáo viên cho cả lớp thảo luận để khẳng định các ý kiến đúng về tiềm năng vùng biển nước ta: - Dầu mỏ, Khí đốt - Nguồn hải sản phong phú - Nguồn muối vô tận. - Cát trắng, ti tan - Bãi biển đẹp. - Đảo ven bờ - Các vũng, vịnh biển. - Có vị trí nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế.... Giáo viên đặt câu hỏi để chốt kiến thức cho học sinh: "Các tiềm năng đó có giá trị đối với các ngành kinh tế iển nào?" Học sinh trả lời. Giáo viên chuẩn kiến thức: Các tiềm năng đó có giá trị đối với các ngành: - Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản - Du lịch biển – đảo - Khai thác, chế biến khoáng sản biển. - Phát triển giao thông vận tải biên 2.2.3. Kỹ thuật phòng tranh. Là kỹ thuật giúp thu thập, phát triển ý tưởng về một chủ đề, một nội dung quan tâm của một nhóm người. - Bước 1: tất cả các thành viên phác hoạ những ý nghĩ đầu tiên về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa, rồi dính lên bảng hay lên tường như một triển lãm tranh. Trong một vòng triển lãm mỗi thành viên trình bày suy nghĩ của mình về cách giải quyết. - Bước 2: việc tìm lời giải cá nhân, các phương án giải quyết tiếp tục được tìm kiếm, đề xuất. - Bước 3: tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và lựa chọn đưa ra phương án tối ưu. 2.3. Lựa chọn h nh thức dạy học và phương tiện dạy học thích hợp. 2.3.1. Lựa chọn h nh thức dạy học a. H nh thức dạy học theo nhóm Dạy học theo nhóm có nhiều cách tổ chức khác nhau nhưng đối với cá nhân
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_viec_hoc_ta.pdf