SKKN Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa lý nhằm tiếp cận Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 7, 8, 9

pdf 19 trang sklop8 05/12/2024 190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa lý nhằm tiếp cận Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 7, 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa lý nhằm tiếp cận Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 7, 8, 9

SKKN Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa lý nhằm tiếp cận Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 7, 8, 9
 Đề tài: "Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa lý nhằm tiếp cận Giáo dục
 Phẩm chất – Năng lực cho học sinh lớp 7, 8, 9".
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài.
 Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Giáo dục từng bước áp dụng
phương tiện hiện đại vào dạy học, phải tích cực hóa các hoạt động học của học sinh, khơi dậy cho
các em khao khát tìm tòi, nghiên cứu cố gắng phát huy năng lực, trí tuệ trong quá trình nắm vững
kiến thức. Để đạt được điều này người giáo viên phải biết vận dụng và tổ chức việc dạy theo
hướng tích cực nhằm giúp các em khai thác hết kiến thức. Hiện nay với sự phát triển của khoa
học, kĩ thuật và của chính bộ môn địa lí trong nhà trường, việc nghiên cứu và giảng dạy đang
đứng trước những vấn đề phức tạp có liên quan đến việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, cũng
như việc dự báo tình hình dân cư, kinh tế của một vùng, một quốc gia, một khu vực... yêu cầu đó
đòi hỏi giáo viên cần luôn cập nhật thông tin. Sử dụng toán thống kê và phương pháp chính xác
giữ vai trò rất quan trọng trong dạy học địa lí vì số liệu thống kê giúp học sinh dễ dàng hiểu biết
mặt chất cũng như mặt lượng của hiện tượng. Những số liệu về sản phẩm quốc gia, diện tích dân lớp 7, 8, 9)
 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng số liệu
thống kê trong dạy học địa lý để việc dạy và học môn Địa lý ở trường THCS có hiệu quả hơn.
Giúp học sinh thích học hơn, tự tìm ra kiến thức, hiểu và nhớ bài nhanh hơn.
 - Tìm hiểu các kỹ năng khai thác kiến thức địa lí thông qua số liệu thống kê.
 - Thông qua sự phân tích, so sánh đối chiếu các số liệu thống kê có khả năng cụ thể hóa các
khái niệm, quy luật, làm rõ mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lý.
 - Những số liệu đặc trưng có thể chứng minh một đặc điểm, đặc trưng, rút ra kết luận cần
thiết khi nghiên cứu về một vấn đề kinh tế xã hội
 Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến góp phần cùng các giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lý
trong các nhà trường THCS có các kỹ năng sử dụng thiết bị thành thạo, hiệu quả.
 5. Giả thuyết khoa học:
 Trong quá trình dạy học Địa lí cấp THCS, việc hướng dẫn cho cho học sinh cách khai thác
kiến thức địa lí thông qua số liệu thống kê phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và vận dụng linh
hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học địa lí tại các trường THCS thì sẽ tạo ra được thái độ học
tập đúng đắn cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
 6. Cơ sở phương pháp:
 - Dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
 - Dựa trên những vấn đề mới được tập huấn, chuyên đề về đổi mới
phương pháp dạy học và từ kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy
 7. Phương pháp nghiên cứu:
 Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi chủ yếu sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm
từ thực tiễn dạy học, ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp thu thập, xử lí thông tin, cập nhật số liệu thống kê.
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp điều tra khảo sát, trò chuyện với giáo viên, học sinh.
 - Phương pháp tổng hợp tài liệu.
 8. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Song có một điểm khác cơ bản là các phương pháp giảng dạy ở nhà trường có nhiệm vụ
chọn lọc và giảng dạy những tri thức địa lí đã được tìm ra và đã được thừa nhận, thông qua
đóthực hiện mục tiêu của bộ môn, của mỗi bài dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học
sinh. Chính vì vậy phương pháp giảng dạy địa lí phải chú ý đến cơ sở lí luận học và tâm lí sư
phạm.
 2. Cơ sở thực tiễn.
 Qua thực tiễn giảng dạy Địa lý ở bậc THCS tôi thấy.
 * Đối với giáo viên:
 Nhiều giáo viên chưa biết đầy đủ phải làm gì và phải sử dụng các số liệu thống kê như thế
nào. Việc sử dụng số liệu thống kê và phương pháp giảng dạy với số liệu thống kê của đa phần
giáo viên địa lí còn chưa được tốt. Nguyên nhân chính có lẽ một phần là do một số giáo viên chưa
nắm được cơ sở lí luận, các nội dung và hình thức cơ bản của việc sử dụng số liệu thống kê trong
việc dạy và học bộ môn cũng như khả năng ứng dụng nó vào việc giúp cho học sinh nắm vững
các kiến thức cơ bản, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng địa lí. Phần lớn các giáo viên củ yếu
sử dụng số liệu thống kê như là phương tiện minh họa kiến thức cho học sinh quan sát mà chưa
hướng dẫn phân tích tìm ra kiến thức mới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
giảm sút hứng thú và chất lượng của việc dạy và học bộ môn này ở nhà trường hiện nay.
 * Đối với học sinh:
 Với tư tưởng môn Địa lí là một môn học phụ thêm vào đó việc tiếp xúc với số liệu thống kê
trong quá trình học tập còn gây nhàm chán cho học sinh cũng như tâm lí chán ghét việc học
những con số nên chất lượng học tập còn thấp. Và không hiểu hết về số liệu thống kê nên những
khi phân tích bảng số liệu hay nhận xét biểu đồ, xử lí số liệu của học sinh còn gặp nhiều khó khăn
và chưa hiệu quả. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm và tìm biện pháp khắc phục để nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn Địa lí ở THCS hiện nay. Trong quá trình dạy học tôi thấy có những
giờ dạy rất thành công, nhưng cũng có những giờ dạy chưa đạt được mục đích của bản thân mỗi
giáo viên đứng lớp. Vì những cơ sở trên đây tôi muốn trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp tìm ra
những phương pháp tối ưu nhất để các giờ dạy địa lí đạt kết quả cao nhất.
 II. Phân loại - Vai trò:
 1. Phân loại: Số liệu thống kê chia làm 2 loại:
 - Số liệu riêng biệt.
 - Bảng số liệu.
 2. Vai trò:
 - Là phương tiện của học sinh trong quá trình nhận thức. hiện tượng và quá trình địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội
 2.2. Sử dụng SLTK trong khâu chuẩn bị bài
 a. Lựa chọn số liệu:
 Tìm số liệu điển hình, đúng trọng tâm, cần thiết và phù hợp với mục đích của bài, của một
nội dung
 Ví dụ: Khi dạy bài 5 – lớp 8: “Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á” qua bảng số liệu 5.1
(trang16): Giáo viên cần khắc sâu cho học sinh số liệu dân số châu Á chiếm trên 60% dân số thế
giới. Để đi đến kiến thức cần đạt => châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới.
 b. Dự kiến trước các phương tiện dạy học có SLTK
 - Chuẩn bị trước các bảng số liệu, biểu đồ 
 - Chủ động khi sử dụng
 - Tránh được sai sót 
 - Giúp giải quyết đúng trọng tâm nêu ra
 2. 3. Sử dụng SLTK trong khi tiến hành bài trên lớp.
 a. Ghi các số liệu trên bảng hoặc vẽ trước trên giấy (bảng số, biểu đồ, bản đồ).
 - Số liệu riêng biệt cần nhớ: viết phấn khác màu.
 - Các biểu đồ, bản đồ: vừa vẽ vừa hướng dẫn cách thể hiện, tốt nhất là chuẩn bị trước ở
nhà.
 b. Sử dụng số liệu trong bài giảng với mục đích khác nhau
 - Số liệu dùng để minh họa
 - Số liệu cần khắc sâu cho học sinh
 - Số liệu dùng cho học sinh tư duy
 2.4. Sử dụng SLTK trong hướng dẫn làm bài tập và bài thực hành: 
 Nhằm củng cố kiến thức đã học, hình thành những kỹ năng cần thiết để tự học, tự nghiên
cứu.
 Ví dụ 1: Dạy bài 22 lớp 8: “Việt Nam đất nước, con người” sau khi dạy mục 2: Việt Nam
trên con đường xây dựng và phát triển, Giáo viên có thể ra bài tập thực hành cho học sinh như
sau:
 Dựa vào bảng số liệu: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam
năm 1990 – 2000 (đơn vị: %) a. Phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê
 Trong học tập môn Địa lí thường có câu hỏi phân tích số liệu, bởi biết dựa vào bảng số liệu
để tìm thông tin địa lí là một trong những kĩ năng quan trọng trong học tập và nghiên cứu Địa lí.
 Loại câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu,
vận dụng kiến thức của người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác
định kiến thức địa lí.
 * Quy trình hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu.
 Bước 1: Đọc tên bảng số liệu và xác định mục đích của bảng.
 Bước 2: Đọc đề mục cột dọc, cột ngang.
 Bước 3: Giải thích số liệu trong bảng ( đơn vị nào, năm nào).
 Bước 4: Đưa ra nhận xét về đặc điểm hiện tượng được biểu thị qua số liệu.
 Bước 5: Các số liệu được sử dụng vào nội dung nào? phần nào của bài?
 Bước 6: Rút ra nhận xét (kết luận) khi khai thác bảng số liệu.
Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam
năm 1990 – 2000 (đơn vị: %)
 (/ 1990 2000
 upload/55550/fck/files/
 clip_image001.gif)
 Năm
 Ngành
 Nông nghiệp 38,74 24,30
 Công nghiệp 22,67 36,61
 Dịch vụ 38,59 39,09
 Bước 1: Tên bảng: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam
 Nhận xét về tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của nước ta qua một số
năm
 Bước 2: Cột dọc: Thời gian; Cột ngang: Các ngành.
 Bước 3: Đơn vị: %; Thời gian: Năm 1990 và năm 2000.
 Bước 4:- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh: Năm 1990 (38,74 %) đến năm 2000
giảm xuống (24,30 %); Giảm 14,45 %. Khu vực Diện tích (nghìn km2 ) Dân số năm 2001 (triệu
 người
 Đông Á 11762 1503
 Nam Á 4489 1356
 Đông Nam Á 4495 519
 Trung Á 4002 56
 Tây Nam Á 7016 286
 Câu hỏi: Tính cơ cấu dân số của các khu vực ở châu Á so với châu Á?
 - Trường hợp này chưa có tổng nên yêu cầu học sinh tính tổng bằng cách cộng tất cả các
khu vực lại là bằng dân số của châu Á năm 2001 (3720 triệu người)
 - Sau đó hướng dẫn học sinh tính cơ cấu dân số dựa vào công thức trên, và điền vào bảng
số liệu cơ cấu dân số của các khu vực ở châu Á
 Khu vực Cơ cấu dân số các khu vực ở châu
 Á(%)
 Châu Á 100
 Đông Á 40,4
 Nam Á 36,4
 Đông Nam Á 14,0
 Trung Á 1,5
 Tây Nam Á 7,7
 * Tính tốc độ tăng trưởng. Có 2 trường hợp xảy ra:
 - Trường hợp (1): Nếu bảng số liệu về tình hình phát triển của ngành kinh tế nào đó trải
qua ít nhất là từ 4 thời điểm với 2 đối tượng khác nhau), yêu cầu tính tốc độ tăng trưởng (%).
 Cách tính: Đặt giá trị đại lượng của năm đầu tiên trong bảng số liệu thống kê thành năm đối
chứng = 100%. Tính cho giá trị của những năm tiếp theo: Giá trị của năm tiếp theo (chia) cho giá
trị của năm đối chứng, rồi (nhân) với 100 sẽ thành tỉ lệ phát triển (%) so với năm đối chứng; Số
đó được gọi là tốc độ tăng trưởng.
 Ví dụ: Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng và năng suất lúa qua các năm từ 1995 -
2005. Sản lượng (triệu tấn) 17,7 34,4
 Tính năng suất lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.
GV hướng dẫn học sinh tính năng suất dựa vào công thức trên, để hoàn thành bảng sau:
 Bảng năng suất lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước
 Đồng bằng sông Cửu Cả nước
 (/
 Long
 upload/55550/fck/files/
 clip_image004.gif)
 Vùng
 Tiêu chí
 Năng suất lúa (tạ/ha) 4,6 4,5
 * Tính giá trị xuất khẩu & nhập khẩu:
 - Tổng giá trị xuất, nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu.
 - Cán cân xuất nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu. 
Nếu xuất > nhập: Cán cân XNK dương ( + ) xuất siêu. Nếu xuất < nhập: Cán cân XNK âm ( -
) nhập siêu).
 ▪ Tỉ lệ xuất nhập khẩu Giá trị xuất khẩu x 100
 = (/
 upload/55550/fck/
 files/
 clip_image005.gif)Giá
 trị nhập khẩu
 Ví dụ: Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á (Địa lí lớp 8 – trang
44)
 Dựa vào bảng 13.2: Xuất nhập khẩu của một số quốc gia Đông Á năm 2001 (tỉ USD)

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_su_dung_so_lieu_thong_ke_trong_day_hoc_mon.pdf