SKKN Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Lân, phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

doc 16 trang sklop8 16/04/2024 921
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Lân, phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Lân, phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

SKKN Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Lân, phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài 1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
IV. Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 3
Chương I: Cơ sở lý luận 3
Chương II: Kết quả điều tra thực tiễn 5
 1. Thực trạng trường, lớp thực hiện đề tài 5
 2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tự quản 6
của tập thể lớp.
 3. Một số hình ảnh minh họa cho giờ sinh hoạt phát huy 10
vai trò tự quản của lớp.
PHẦN III: KẾT LUẬN 14 2
 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 - Tìm hiểu, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân góp phần 
nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong 
công tác chủ nhiệm giúp mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước được đáp ứng 
và hoàn thành.
 - Nêu ra được những thực trạng về công tác giáo dục của chính quyền cơ sở 
ở địa phương, nhà trường, lớp học để từ đó đề ra được những biện pháp giáo dục 
phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế còn vướng mắc.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để thực hiện được đề tài này tôi đã thực hiện nhiều phương pháp kết hợp nhau, 
cụ thể là:
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp phỏng vấn
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm 4
Từ đó giúp học sinh thực hiện nghiêm túc những yêu cầu về học tập, rèn luyện tu 
dưỡng về đạo đức, tuân theo kỉ luật của nhà trường, chấp hành nội quy, quy chế của 
trường lớp. Thực tế đã chứng minh rằng nếu giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến lớp 
mình chủ nhiệm, khéo léo trong phê bình nhắc nhở sẽ dễ dàng thu phục được đối 
với học sinh.
 4- Kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh để giúp đỡ những học 
sinh yếu kém, phát huy năng lực của học sinh khá giỏi bằng cách:
 - Giám sát gián tiếp qua sổ đầu bài, sổ điểm để nắm bắt được những học sinh 
không làm bài, học bài trong các tiết học; trực tiếp gặp gỡ các thầy giáo, cô giáo bộ 
môn đề nghị các thầy cô tạo điều kiện giúp đỡ hoặc đề ra biện pháp đôi bạn cùng 
tiến giữa những học sinh khá giỏi với những học sinh yếu, kém để các em cùng 
phấn đấu vươn lên.
 - Họp phụ huynh hoặc gửi sổ liên lạc để gia đình học sinh biết được tình hình 
học tập của con em mình. Làm tốt công tác liên lạc giữa gia đình-nhà trường-xã hội 
qua đó giúp học sinh yếu kém có ý thức vươn lên, những học sinh khá giỏi có điều 
kiện để học tập tốt hơn.
 5- Nhận định, đánh giá chính xác, cho điểm công bằng từng đối tượng học 
sinh cũng là một vấn đề quan trọng, một biện pháp thúc đẩy học sinh cố gắng vươn 
lên trong học tập và trong mọi hoạt động khác.
 6- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng là một trong những phương 
pháp giáo dục đạo đức học sinh và củng cố những kiến thức đã được học ở trên lớp 
một cách có hiệu quả tạo điều kiện để các em làm quen với nhiều lĩnh vực khác 
nhau của đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ những kiến thức đã được 
học với thực tế cuộc sống. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm cần phải năng động, 
nhiệt tình, có nhiều biện pháp tích cực để lôi cuốn mọi đối tượng học sinh.
 7- Riêng với các bạn trong Ban cán sự lớp, đây có thể nói là những bạn ưu tú 
hơn các bạn trong lớp về một hoặc nhiều mặt như ý thức học tập, ý thức kỉ luật, 
năng khiếu bản thân Giáo viên chủ nhiệm cần có biện pháp để các con phát triển 
bản thân mình đồng thời có thể trở thành người có vai trò định hướng cho các bạn 
khác ở trong lớp.
 Như vậy, từ những nhận thức như trên ta thấy người giáo viên chủ nhiệm 
ngoài nhiệm vụ dạy học trên lớp còn là người quyết định rất lớn đến việc hình 
thành nhân cách của học sinh đặc biệt là đối với những đối tượng học sinh cá biệt 
như trong phạm vi của đề tài này. Muốn làm tốt được việc này đòi hỏi người giáo 
viên chủ nhiệm phải có cơ sở lí luận cơ bản, có vốn sống hiểu biết xã hội phong 
phú, có khả năng phân tích đánh giá, tổng hợp, có tinh thần trách nhiệm cao và tình 
yêu thương đối với các em học sinh qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục 
trong nhà trường.
 * Vậy chúng ta cần phải phải làm như thế nào để phát huy được hết tính 
tích cực, chủ động của học sinh?
 Hiện nay không có câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi trên. Mỗi người giáo 
viên làm công tác chủ nhiệm đều phải tự mày mò, tìm cách để tự thực hiện theo 6
trường (15/32 HS) mà các con lại ít nhiều có quan hệ họ hàng với nhau nên việc 
gắn kết các con lại với nhau cũng có phần khó khăn hơn.
 Về ý thức ý thức học tập nhìn chung các con khá ngoan, có ý thức học tập 
nhưng cũng có nhiều bạn còn yếu do chưa có phương pháp học tập.
 Ngoài ra, trong hai năm học liên tiếp 2020 – 2021; và 2021 – 2022, các con 
phải liên tiếp thực hiện các đợt gian cách xã hội nên tâm sinh lí của các con cũng bị 
ảnh hương khá nhiều. Vấn đề này đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm một bài toán hóc 
búa khi các con đi học trở lại từ đầu tháng 2 năm 2022. Song bằng một số giải pháp 
của mình, tôi đã thay đổi được tính cách của các con và cung đã thu được những 
thành tựu nhất định.
 2- Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tự quản của tập thể 
lớp.
 a. Đối với người giáo viên làm công tác chủ nhiệm:
 - Bản thân người GVCN phải là tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất 
nhân cách của mình. Người GVCN hơn ai hết cần phải có trí tuệ, có lương tâm, ó 
uy tín, ống mẫu mực, ự trọng và biết giữ chữ tín.
 - Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của học sinh mình chủ nhiệm. Cuộc sống nội tâm 
của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi.
 - Do các quá trình tâm lý chưa ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội, hoàn 
cảnh sống ....
 - Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề, yêu thương học 
sinh và luôn luôn xác định phương châm “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và 
“Tất cả vì học sinh thân yêu”
 - Biết sự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên 
chức người kỹ sư tâm hồn.
 - Có sự nhạy cảm sư phạm biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư 
phạm để cảm hóa học sinh.
 Để phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp 
cần làm những việc như là:
 +Xác định đúng đối tượng thông qua phản ảnh của lớp, của giáo viên bộ 
môn, của dư luận.
 +Phân loại học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp đối với từng đối 
tượng.
 + Tìm hiểu sở trường, tính cách, hoàn cảnh của học sinh. Chúng ta nên tìm 
hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan 
hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay 
không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng... mục đích là để hiểu rõ học 
sinh này.
 + Thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm.
 * Những điều nên tránh: 8
 - Tránh đối xử thô bạo, trách móc các em. Hãy tôn trọng nhân cách của các em. 
Hãy đem đến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt chung 
quanh ta, nhiều lắm! Các em cần được đối xử tử tế, cần được yêu thương và tôn 
trọng. Không ai được ngược đãi các em vì các em học chậm. Các em có quyền 
được đặt câu hỏi và yêu cầu thầy cô giáo giải thích cho em hiểu. Chính vì vậy mới 
cần có trường học. Và đó là lý do tại sao cần có thầy cô giáo...
 - Để hiểu học sinh chưa ngoan, trước hết phải biết chấp nhận các em vô điều 
kiện. Luôn đứng về phía các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về những đề tài 
các em thích. Thỉnh thoảng, sử dụng “thuật ngữ” của các em. Đó là cách mang các 
em đến gần mình hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người 
thầy sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận 
thức...
 - Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu 
không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía 
học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề 
xử phạt "mềm nắn, rắn buông".
 - Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường 
hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn 
nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự 
làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học 
sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể 
bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở 
mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó 
biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.
 * Kiên trì tạo niềm tin. 
 - Chúng ta hãy thử hòa mình vào phong cách sống của các em xem sao? Để 
điều hành được học sinh, người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô phạm 
nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là 
bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn... Cứ như thế, kiên 
trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi.
 - Từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, 
động viên và tặng trái tim ghi điểm thưởng..., các em dần phát hiện ra giá trị của 
bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc... Thế là tinh thần học tập được nhân 
lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng. 
 - Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động 
viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn 
mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy 
học sinh sẽ có tâm lý bất cần “Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta”. Ta phải làm sao tạo cho 
học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng 
lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích 
lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. 10
học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ 
phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt.
 * Phải biết động viên kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng.
 - Giáo viên phải biết trân trọng những gì là tốt dù rất nhỏ của HS. Một lời động 
viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cung đủ làm cho 
các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích.
 - Hãy mạnh dạn giao việc cho chúng, hướng dẫn các em để chúng làm theo 
định hướng của mình nhưng vẫn phải để “Đất” cho các em thể hiện tính sáng tạo, 
tuyệt đối không được áp đặt.
 * Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội
 - Chúng ta cần biết sử dụng và phát huy hợp lí giá trị, tác dụng của dư luận xã 
hội.
 - Phát huy vai trò của ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
 - Tổ chức các buổi ngoại khóa, kết hợp với những người cao tuổi, có uy tín 
trong làng xã, mời họ đến trường nói chuyện, nhờ họ tuyên truyền giáo dục giúp 
nhà trường.
 - Thường xuyên thăm gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, tạo sự gần gũi 
giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Không nên chỉ khi các em có 
khuyết điểm mới đến thăm gia đình.
 b. Kết quả thực hiện 
 Qua 1 năm thực hiện đề tài, Năm học 2021 - 2022, với những cố gắng của 
tôi trong việc thực hiện “Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể 
lớp” học sinh đã có những chuyển biến tiến bộ nhất định: Học sinh ngoan hơn, biết 
nghe lời thầy cô, tôn trọng và yêu quí đối với thầy cô và bè bạn, có tinh thần tập thể 
cao, có tinh thần tự giác, ý thức được việc học tập cũng nhờ đó được nâng cao. Với 
biện pháp thực hiện trên giúp học sinh tự tin hơn khi đến trường, có thói quen tốt 
trong việc học. Và cũng giúp cho những em học yếu, lười không còn ỷ lại trông 
chờ vào những em học khá.
 Có được kết quả trên là cả sự cố gắng của bản thân tôi trong suốt năm học 
qua và kinh nghiệm của nhiều năm trước đó. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 
một năm vừa nghiên cứu vừa thực hiện đề tài nên bản thân tôi nhận thấy cũng chưa 
thực sự thực hiện được đầy đủ những điều mà mình tâm huyết (đã rút kinh nghiệm 
và bổ sung hoàn thiện). Tôi hi vọng trong những năm tiếp theo tôi sẽ nâng cao hơn 
kết quả thực hiện đề tài của mình.
 3. Một số hình ảnh minh họa cho giờ sinh hoạt phát huy vai trò tự quản 
 của lớp.

File đính kèm:

  • docskkn_nhung_bien_phap_phat_huy_vai_tro_tu_quan_cua_tap_the_lo.doc