SKKN Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu “Ngồi”

doc 19 trang sklop8 21/07/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu “Ngồi”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu “Ngồi”

SKKN Một số lỗi sai thường mắc và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu “Ngồi”
 Sáng kiến kinh nghiệm MônThể dục 
 SƠ YẾU LÝ LỊCH
 - Họ và tên : ĐỖ THỊ HỒNG
 - Ngày sinh : 26 – 12 – 1975
 - Năm vào ngành : 1995
 - Chức vụ : Giáo viên
 - Đơn vị công tác : Trường THCS Lương Thế Vinh
 - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm thể dục
 - Hệ đào tạo : Chính quy
 3 Sáng kiến kinh nghiệm MônThể dục 
giúp các em thực hiện tốt các giai đoạn kỹ thuật và đạt thành tích cao trong tập 
luyện cũng như trong thi đấu.
 Với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường 
nói chung và chất lượng giảng dạy của giáo viên môn GDTC nói riêng cũng như 
nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ thể dục. Với kiến thức bản thân 
được trau dồi trong những năm tháng học tập rèn luyện cũng như sự giúp đỡ của 
bạn bè đồng nghiệp đã thôi thúc tôi đến với sáng kiến “Một số lỗi sai thường mắc 
và biện pháp khắc phục giúp học sinh học tốt môn nhảy xa kiểu “Ngồi”.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Với mục đích tìm hiểu một số sai lầm học sinh thường mắc và biện pháp 
khắc phục khi học nhảy xa kiểu “Ngồi”.Giúp các em thực hiện tốt bốn giai đoạn kỹ 
thuật và nâng cao thành tích cho học sinh lớp 8.
 Xác định một số sai lầm mà học sinh thường mắc khi học kỹ thuật nhảy xa 
kiểu “Ngồi”.
 Lựa chọn và đưa ra một số biện pháp khắc phục những sai lầm đó.
 Áp dụng các biện pháp khắc phục vào thực tiễn và tiến hành thực nghiệm rồi 
so sánh đối chứng từ đó tìm ra biện pháp tối ưu nhất để áp dụng.
3. Phạm vi, thời gian thực hiện:
 - Phạm vi: học sinh lớp 8A,D trường THCS Lương Thế Vinh.
 - Thời gian: đề tài được thực hiện trong năm học 2020 - 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để tiến hành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp: điều tra, tổng hợp 
các dữ liệu, chứng minh bằng bài giảng cụ thể:
 -Quan sát các buổi tập luyện của học sinh lớp 8A,D.
 - Xây dựng kế hoạch bài dạy, nắm chắc chương trình, nội dung bài học, xác 
định mục đích, yêu cầu và trọng tâm của bài để thiết kế bài dạy cho phù hợp.
 - Tiến hành điều tra, khảo sát chất lượng học sinh thông qua các buổi tập 
luyện và phỏng vấn trực tiếp.
 - Thực hiện giờ dạy trên lớp, thực nghiệm mời tổ nhóm chuyên môn dự giờ, 
lấy ý kiến đồng nghiệp và học sinh để chỉnh sửa, tiếp tục thử nghiệm để hoàn chỉnh 
bài giảng. 
 5 Sáng kiến kinh nghiệm MônThể dục 
 Mặc dù giáo viên đã sửa chữa nhiều nhưng các em vẫn chưa thực hiện đúng, 
vì vậy việc cấp thiết là phải tìm ra những biện pháp mới để sửa chữa những lỗi sai 
đó cho học sinh.
 Nắm được những cơ sở trên tôi mạnh dạn đưa ra hai nhiệm vụ:
 + Nhiệm vụ 1: Xác định một số lỗi sai học sinh thường mắc phải khi tập luyện 
kỹ thuật nhảy xa kiểu “ Ngồi”.
 + Nhiệm vụ 2: Biện pháp khắc phục những sai lầm trên.
3. Số liệu thống kê:
 Để đánh giá khách quan những biện pháp khắc phục những sai lầm trong 
giảng dạy và luyện tập kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Tôi đã tiến hành thực nghiệm 
và đối chiếu tại trường THCS Lương Thế Vinh với các em lớp 9 cụ thể như sau:
 + Nhóm thực nghiệm gồm lớp 9A : 43 em.
 + Nhóm đối chiếu gồm lớp 9C: 41 em và lớp 9D: 36 em.
 Nhóm thực nghiệm tập các bài tập theo phương pháp khắc phục những sai 
lầm mà tôi đã nghiên cứu. Nhóm đối chiếu thực hiện theo giáo án của phân phối 
chương trình hiện hành. Trước khi thực nghiệm cả hai nhóm tương đương nhau về 
sức khỏe, lứa tuổi, thành tích và thời gian tập luyện môn nhảy xa kiểu “Ngồi”.
 Bảng điều tra số liệu trước khi thực nghiệm:
 Số học sinh mắc sai lầm Nhóm thực Nhóm đối 
 trong từng giai đoạn của nghiệm: 8A chiếu: 8D
 kỹ thuật nhảy xa kiểu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ 
 ngồi lượng % lượng %
 Giai đoạn chạy đà 7 16,3 8 19,5
 Giai đoạn giậm nhảy 8 18,6 9 21,95
 Giai đoạn trên không 5 11,6 6 14,6
 Giai đoạn tiếp đất 3 6,9 4 9,8
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Nhiệm vụ 1:
 - Xác định được một số sai lầm mà học sinh thường mắc khi dạy và tập kỹ 
 thuật 
nhảy xa kiểu “Ngồi”.
 1.Cơ sở lý luận giảng dạy động tác:
 Quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác cho học sinh được chia làm 3 giai 
 đoạn: 
 7 Sáng kiến kinh nghiệm MônThể dục 
động tác chuẩn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu bước đầu chủ yếu tiếp thu cơ 
sở kĩ thuật thì lúc này phải tiếp thu chi tiết kĩ thuật đó, các nhiệm vụ cơ bản của 
giai đoạn này là:
 - Hiểu được các qui luật vận động tác cần được học sâu hơn.
 - Chính xác hóa động tác theo các đặc tính không gian, thời gian và các động 
 lực của nó sao cho tương ứng với các đặc điểm cá nhân của người tập.
 - Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện động tác tự nhiên và liên tục.
 - Tạo điều kiện để thực hiện động tác biến dạng.
 + Giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật:
 Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo cho người tập tiếp thu và vận dụng 
 các động tác một cách toàn vẹn. Trong thực tế các nhiệm vụ cơ bản của giai 
 đoạn này là:
 - Củng cố kĩ xảo đã có về kĩ thuật động tác.
 - Mở rộng sự thực hiện về kĩ thuật động tác trong các trường hợp khác nhau 
 hoàn thiện kĩ thuật động tác phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân.
*Tâm sinh lí, lứa tuổi:
 Ở lứa tuổi này quá trình lan tỏa hưng phấn trong hệ thần kinh trung ương 
vẫn chiếm ưu thế, cá em biết chủ động kiềm chế những hành động theo bản năng. 
Sự chú ý có chủ định và thời gian tập chung chú ý nghe giảng hoặc học bài tăng 
hơn học sinh lớp 8. Tuy nhiên do tế bào thần kinh còn chưa hoàn thiện và ổn định, 
nên các em dễ tập chung chú ý, nhưng cũng nhanh mệt mỏi nếu như hình thức, nội 
dung học tập, tập luyện nghèo nàn, đơn điệu.
 Hệ thần kinh ở các em lớp 9 rất linh hoạt, nên các em dễ tiếp thu kiến thức, 
động tác, bài tập mới và dễ hình thành các phản xạ vận động có điều kiện, đây là 
điểm thuận lợi khi dạy - học các môn thể thao như: chạy nhanh, nhảy xa kiểu “ 
Ngồi”, và nhảy cao kiểu “ Bước qua”.Lứa tuổi này các em đã chững chạc nên 
nhiều, rất nhạy cảm, có nhiều dự kiến, ước mơ và hay so sánh, các em trai thường 
hay thích phô trương về sức mạnh và trí tuệ của mình, các em gái dễ xúc cảm, 
ngượng ngùng, rụt rè, nên hoạt động kém tự nhiên.
 Xương các em tuy đã cứng, song vẫn còn nhiều sụn và đang trong giai đoạn 
phát triển mạnh về chiều dài nên rất cần những điều kiện tốt để phát triển, tránh 
những hoạt động để ảnh hưởng đến tư thế làm cong vẹo cột sống.
 Các cơ bắp còn mảnh rẻ và yếu do phát triển mạnh về chiều dài, các cơ co 
phát triển mạnh hơn các cơ duỗi, các cơ to phát triển mạnh hơn các cơ nhỏ. Do sự 
phát triển của cơ không đồng đều, nên các em không phát huy được hết sức mạnh 
của mình trong các bài tập và nhanh xuất hiện mệt mỏi. Do đó không nên ép học 
sinh quá nặng, quá nhiều hoặc quá lâu các bài tập về sức mạnh.
 Tim ở lứa tuổi này đang từ phát triển chậm hơn sự phát triển của các hệ 
mạch tiến đến phát triển hòa nhịp với sợ phát triển chung của cơ thể. Do đó hoạt 
động tim chưa được vững vàng, cơ năng điều tiết của tim chưa ổn định, sức co bóp 
còn yếu, nếu hoạt động quá nhiều, quá căng thẳng dễ mau mệt mỏi.
 Phổi của các em phát triển chưa hoàn chỉnh như ở người lớn, các ngăn 
buồng phổi và túi phổi còn nhỏ, dung lượng phổi thấp nhất là với những học sinh ít 
hoạt động thể dục thể thao.
 9 Sáng kiến kinh nghiệm MônThể dục 
chạy cự li ngắn tốt thường có thành tích cao trong nhảy xa. Tuy nhiên, trong tực tế 
không phải những nhà vô địch chạy cự li ngắn lại là những nhà vô địch nhảy xa. Ổ 
đây có một yếu tố quan trọng là sự phối hợp một cách chính xác, ăn nhịp giữa chạy 
đà và giậm nhảy. Vì vậy tập chạy đà trong nhảy xa là vô cùng quan trọng, không 
những để phát huy tốc độ, mà còn để tập cách đặt chân giậm nhảy vào ván giậm 
cho chính xác và đúng góc độ cần thiết.
 • Giai đoạn giậm nhảy: 
 - Nhiệm vụ: trên cơ sở giữ vững và lợi dụng tốc độ nằm ngang tạo ra tốc độ 
 thẳng đứng để có được tốc độ bay ban đầu lớn nhất và góc độ bay hợp lí. Giai 
 đoạn này chia làm 3 thời kỳ:
 + Thời kỳ đưa đặt chân giậm: đây chính là bước cuối cùng trong kỹ thuật chạy 
 đà, 
Thời kỳ này làm nền tảng cơ sở cho giai đoạn giậm nhảy.
 + Thời kỳ hoãn xung: ( giảm chấn động ).
 Sau khi chống xuống đất, chân giậm hơi gấp ở khớp gối để giảm chấn động, 
đồng thời làm căng các nhóm cơ chuẩn bị tích cực nhất cho giai đoạn co cơ. Góc 
độ giữa đùi và cẳngchân lúc kết thúc giai đoạn giai đoạn hoãn xung là 140 – 145 
độ. Nếu góc độ lớn quá cơ không đủ căng ít tác dụng khi giậm nhảy, ngược lại góc 
độ quá nhỏ sẽ dẫn tới thời gian giậm nhảy lâu dẫn tới tốc độ nằm ngang bị giảm.
 + Thời kỳ giậm nhảy: sau khi trọng tâm vượt qua điểm chống đỡ là bắt đầu 
động tác
 giậm nhảy. Nhanh chóng duỗi thẳng hết các khớp hông, gối, cổ chân, góc độ giậm 
nhảy là 70 -75 độ. Song song với chân giậm là sự đánh lăng tích cực của chân lăng. 
Đùi chân lăng tích cực lăng mạnh ra trước và lên trên, cẳng chân thả lỏng gần như 
vuông góc với đùi, lúc đùi chân lăng song song với mặt đất cũng là lúc kết thúc 
giậm nhảy, chân giậm rời khỏi mặt đất. Tay cùng bên với chân lăng đánh từ trước 
ra sau sang ngang và hơi ra ngoài. Khi đánh tay chủ động nâng vai lên cao là kết 
thúc giậm nhảy (hai tay dừng đột ngột). Lúc đánh tay khuỷu tay bên chân giậm hơi 
thu vào trong còn khuỷu tay bên chân lăng lại đưa ra ngoài, ra sau. 
• Giai đoạn trên không: người ta chia giai đoạn trên không làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ bước bộ: sau khi kết thúc giậm nhảy chân giậm vừa rời đất cũng là 
lúc kết thúc động tác đánh lăng của chân lăng lúc này tay và chân lăng đột ngột 
dừng ở tư thế: tay bên chân giậm về trước, cánh tay song song với mặt đất ngang 
vai thì dừng lại, cẳng tay vuông góc với mặt đất và cánh tay. Tay bên chân lăng 
đánh sang ngang cẳng tay vuông góc với cánh tay, quá trình thực hiện động tác 
bước bộ 1/3 đoạn đường bay, lúc này tay và chân lăng vẫn giữ nguyên như lúc 
giậm nhảy, chân giậm nhảy xong giữ ở phía sau, thânngười hơi thẳng hoặc hơi ngả 
về phía sau.
 - Thời kỳ thực hiện kỹ thuật: sau khi thực hiện động tác bước bộ đùi chân 
lăng vẫn tiếp tục nâng cao, thân trên vẫn giữ thẳng, hai tay hơi đưa lên trên, về 
trước, chân giậm nhảy xong thả lỏng còn giữ lại ở phía sau, sau đó gấp lại và thu 
về trước đưa lên cao, dần
 11 Sáng kiến kinh nghiệm MônThể dục 
 Những giải pháp khoa học tiến hành:
 Để khắc phục những sai lầm thường mắc khi học sinh tập luyện và nâng cao 
thành tích khi học kĩ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”. Tôi đi sâu vào nghiên cứu hai vấn 
đề sau:
 • Hoàn thiện kỹ thuật:
 Hoàn thiện kỹ thuật là nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu của quá trình giảng dạy. 
Qúa trình này rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian như kỹ thuật nhảy xa 
chúng ta phải chia nhỏ các giai đoạn để giảng dạy và tập luyện.
Ví dụ: tập phân đoạn, tập từ động tác đơn giản đến động tác phức tạp giúp học sinh 
dễ tiếp thu động tác và tập động tác được chính xác hơn, việc hoàn thiện kỹ thuật 
cũng cần phải tính đến đặc điểm cá nhân của người tập.
 * Phát triển thể lực:
 Đối với bất kì môn thể thao nào cũng đòi hỏi yếu tố thể lực. Vì vậy việc 
phát triển thể lực cho học sinh là rất quan trọng, đặc biệt môn nhảy xa đòi hỏi 
người tập phải có sức nhanh, sức mạnh tốc độ chính vì vậy trong quá trình giảng 
dạy phải đặc biệt quan tâm đến khâu phát triển thể lực cho học sinh.
 Dựa vào cơ sở lí luận chung về phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa, 
cũngnhư qua kinh nghiệm giảng dạy tại trường THCS Lương Thế Vinh và qua 
những lần quan sát các buổi tập của học sinh tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp 
sửa sai nhằm khắc phục những lỗi sai học sinh thường mắc, đó là các biện pháp 
sau:
 1. Xây dựng khái niệm:
 + Giảng giải kỹ thuật: chú ý nhấn mạnh các giai đoạn chủ yếu.
 + Xem làm mẫu hoàn chỉnh hoặc chi tiết.
 + Dùng tranh ảnh, sơ đồ để giới thiệu chính xác kỹ thuật nhảy xa.
 + Cần nêu bật then chốt của kỹ thuật, giai đoạn chủ yếu, vị trí quan sát tốt nhất 
là đứng bên chân giậm của người làm mẫu và cách xa 5 – 10 m.
2. Giảng dạy kỹ thuật chạy đà kết hợp với giậm nhảy:
 2.1: Trước hết giáo viên cho học sinh chạy đà tự do giậm nhảy nhiều lần để chọn 
chân giậm, sau khi đã xác định được chân giậm nhảy giáo viên cho học sinh tiến 
hành đo đà:
Ví dụ: các bước chạy đà không ổn định (giậm nhảy không đúng ván) các bước dài, 
ngắn, tăng tốc độ sớm, muộn, chạy tốc độ chậm.
 + Cách sửa:
 + Tại chỗ mô phỏng động tác đưa đặt chân giậm và phối hợp giậm nhảy với 
tay và chân lăng. 
 Cho học sinh tiến hành đo đà và đánh dấu đà.
 - Học cách đo đà: 
 + Mục đích: ổn định bước đà:
 - Đo bằng bước đi thường, cứ hai bước đi thường bằng một bước chạy.
 - Đo bằng cách chạy ngược tờ ván giậm đến điểm xuất phát.
 - Đo bằng bàn chân.
 - Chạy đà nhiều lần với tốc độ tăng dần và hạ thấp trọng tâm.
 - Chạy tốc độ cao ngoài đường chạy.
 13

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_loi_sai_thuong_mac_va_bien_phap_khac_phuc_giup_h.doc