SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS

doc 28 trang sklop8 25/06/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS
 Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà 
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển và được ưu tiên 
đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
 Chính vì vậy, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Đảng ta đã đề ra Nghị 
quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo với mục tiêu là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu 
quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ 
Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát 
triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá 
nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu 
quả. Gần đây nhất đại hội Đảng khóa XII đã nêu ra một vài biện pháp về đổi 
mới cản bản, toàn diện giáo dục trong đó “ Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục 
tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo 
hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học” được quan 
tâm hàng đầu. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học 
tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã 
hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại 
hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; 
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 
2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
 Xuất phát từ mục tiêu trên, trong năm học 2015- 2016 và 2016-2017, 
trường THCS nơi tôi công tác đã đi đầu trong việc đổi mới giáo dục, dạy học thí 
điểm mô hình Trường học mới đến nay đã được hai năm. Để nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện cho trẻ em, môi trường giáo dục trong nhà trường là 
nơi quan trọng nhất. Chúng tôi thực hiện bắt đầu từ các hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo cho học sinh. Qua gần hai năm thực hiện, các hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo đã thu hút được sự tham gia tích cực của đội ngũ giáo viên, các em học 
sinh và được cha mẹ học sinh (CMHS) đồng tình ủng hộ . Với mục đích là huy 
động tất cả HS, phụ huynh, cộng đồng xã hội cùng vào cuộc để tạo ra môi 
trường học tập “ thân thiện, tích cực” phát huy khả năng sáng tạo và rèn kĩ năng 
sống cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giúp các em tự tin 
hơn trong giao tiếp và trong học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy-học. Đây 
là một nội dung mới mẻ, hấp dẫn tôi và chưa có nhiều người nghiên cứu. Căn cứ 
vào những việc thực tế mình đã làm, tôi viết thành sáng kiến “Một số kinh 
nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS” để 
 Trang 1 / 28 Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS
- Nhà trường đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động 
tập thể cho học sinh hàng năm. 
- Có định hướng kịp thời cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm
b) Về phía giáo viên: 
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với giáo viên bộ môn, ban giám hiệu, giáo 
viên tổng phục trách để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Luôn trau dồi, học hỏi đồng nghiệp, tham gia các lớp tập huấn Mô hình 
Trường học mới năm học 2016 – 2017, tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công 
tác đội – giáo viên chủ nhiệm – phụ trách chi đội khối THCS. 
c) Về phía học sinh:
- Việc tổ chức các hội thi, các sân chơi trí tuệ vừa tạo ra không khí vui tươi phấn 
khởi cho HS sau những giờ học căng thẳng vừa góp phần rèn luyện kỹ năng 
sống cho HS.
- HS được tham gia hoạt động được giao lưu, học hỏi, rèn sự tự tin mạnh dạn 
trong giao tiếp và trong học tập.
d) Về phía cha mẹ học sinh:
- Phần lớn cha mẹ học sinh ủng hộ các hoạt động của nhà trường về cả vật chất 
lẫn tinh thần.
- Trao đổi kịp thời với giáo viên chủ nhiệm tình hình học tập, rèn luyện của HS
2. Khó khăn
a) Về phía giáo viên
- Đây là hoạt động mới mẻ nên bản thân giáo viên vừa trải nghiệm, vừa rút kinh 
nghiệm nên đôi khi còn lúng túng
- Trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục, GV chỉ tập trung khuyến khích cho 
các HS nhanh nhẹn, có năng lực hơn, GV chưa biết cách kết nối các em lại với 
nhau, chưa hướng dẫn, chưa tạo cơ hội cho các em gặp khó khăn trong học tập 
và trong giao tiếp cách học hỏi bạn khi mình không hiểu, không biết cách làm.
b) Về phía học sinh
- Số lượng học sinh được tham gia thực sự vào các sân chơi đó rất hạn chế do 
vậy chỉ có những HS đó thực sự được rèn kỹ năng sống và có được sự tự tin, 
mạnh dạn trong giao tiếp và học tập. 
- Hội đồng tự quản đôi khi còn thụ động, chưa linh hoạt trong việc điều hành lớp
c) Về phía cha mẹ học sinh
- Một số cha mẹ học sinh cho rằng trách nhiệm của họ là cho con đến trường còn 
việc tổ chức các hoạt động giáo dục là của nhà trường nên còn phó mặc và 
không ủng hộ nhà trường trong các hoạt động tập thể.
 Trang 3 / 28 Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS
 - Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, cán bộ lớp, Ban đại diện hội cha 
mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, bạn bè và hàng xóm của HS.
 - Xây dựng các phiếu điều tra, bảng hệ thống các câu hỏi để khảo sát các 
đối tượng.
 c) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
 - Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
 - Tham khảo kinh nghiệm của các GVCN có kinh nghiệm trong và ngoài 
nhà trường.
 - Rút kinh nghiệm từ những lần chủ nhiệm trước đây.
V. Phạm vi nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
 - Nghiên cứu thực trạng công tác hoạt động trải nghiệm sáng tạo của 
trường THCS 
 - Đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS” 
 - Địa bàn nghiên cứu: học sinh lớp 7A3 (Từ năm học 2016 – 2017) do tôi 
làm chủ nhiệm.
 Trang 5 / 28 Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS
1.2.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó cá nhân học 
sinh được trải nghiệm, tham gia trực tiếp vào các tình huống trong học tập và 
trong thực tiễn, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh 
nghiệm riêng của cá nhân. 
 Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện trong nhà trường 
phổ thông theo từng cấp học; được xây dựng dựa trên các lĩnh vực giáo dục, các 
lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội,... của địa phương, vùng 
miền và quốc tế; phù hợp đặc điểm phát triển tâm sinh lý như sở thích, hứng thú, 
năng lực, thiên hướng và kinh nghiệm của cá nhân học sinh,... 
1.3.Phân nhóm hoạt động chính: 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm các nhóm hoạt động chính sau: 
- Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập,...); 
- Hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hoá nghệ thuật, thể thao, ...)
- Hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những 
 người xung quanh, bảo vệ môi trường, nhân đạo,); 
- Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìm 
 hiểu bản thân,... );
- Các hoạt động khác : Trò chơi; Diễn đàn; Sân khấu tương tác; Tham quan, 
 dã ngoại; Hội thi/ Cuộc thi; Giao lưu; Chiến dịch; v.v..
 GV có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp 
với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của 
địa phương.
2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
2.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 
 Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam 
phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các 
năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn 
nghề nghiệp và học tập suốt đời.
 Chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở nhằm phát triển hài hoà về thể 
chất và tinh thần trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã 
hình thành ở cấp tiểu học; hình thành nhân cách công dân trên cơ sở hoàn chỉnh 
học vấn phổ thông nền tảng, khả năng tự học và phát huy tiềm năng sẵn có của 
cá nhân để tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao 
động.
2.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất 
nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng 
 Trang 7 / 28 Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS
 (1)Năng lực tự học: là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự 
giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; 
lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các phương 
pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực 
hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, 
bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập.
 (2)Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận diện vấn đề, 
thiết lập không gian vấn đề, xác định được các phương pháp khác nhau từ đó lựa 
chọn và đánh giá được cách giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cần 
thiết.
 (3)Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể 
hiện được cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong sản phẩm và biết sáng tạo 
ra cái đẹp.
 (4)Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường; 
biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần.
 (5)Năng lực giao tiếp: là khả năng lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ 
giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp và mang lại sự thỏa mãn cho các bên 
tham gia giao tiếp. 
 (6)Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều người để 
giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên. 
 (7)Năng lực tính toán: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, công 
cụ toán học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống.
 (8) Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử 
dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm để tìm kiếm thông tin phục vụ 
tích cực và hiệu quả cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia 
truyền thông trên môi trường mạng một cách có văn hóa.
 Trang 9 / 28 Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS
 1. Chiến dịch Môi trường không rác
 Quê hương 
 2. Chăm sóc các cá nhân, gia đình có công với 
 đất nước và 
 đất nước
2 hòa bình thế giới
 3. An toàn giao thông
 1. Nội trợ
 2. Chi tiêu hợp lý trong gia đình
3 Cuộc sống gia đình 
 3. Khu phố/làng văn hóa
 1. Tập làm nghề (thủ công)
 2. Thử làm công nhân/kỹ sư
 3. Thăm gia vào quy trình dịch vụ của một số 
 Thế giới nghề 
4 nghề
 nghiệp
 4. Nghệ thuật và em
 5. Thế giới trường nghề
 1. Em yêu khoa học
 Khoa học và nghệ 2. Tiềm năng du lịch
5
 thuật 3. Em yêu nghệ thuật
 4. Bảo vệ thiên nhiên
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ giáo viên
 Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên 
làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, 
chuẩn bị... Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít học sinh trong lớp, không 
có sự chủ động. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy dủ các bước 
khi tổ chức hoạt động TNST là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên giáo viên còn 
rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy cần tổ 
chức tập huấn, bồi dường giáo viên như sau:
 - Bồi dưỡng về nhận thức: 
 Nâng cao nhận thức tầm quan trọng, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ 
của hoạt động TNST trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và 
sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh. 
 Thường xuyên cung cấp cho giáo viên một số cơ sở lí luận cần thiết của 
mặt hoạt động giáo dục này để họ có thể vận dụng vào thực tiễn xây dựng tốt 
mục tiêu, kế hoạch hoạt đông, chọn lựa tốt hình thức tổ chức, cách thức tiến 
hành, đảm bảo được chất lượng hiệu quả của từng hoạt động. 
 - Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
 Trang 11 / 28

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_sa.doc