SKKN Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Tiếng Anh Khối 6, 7, 8 ở trường THCS Lê Quý Đôn

doc 28 trang sklop8 14/06/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Tiếng Anh Khối 6, 7, 8 ở trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Tiếng Anh Khối 6, 7, 8 ở trường THCS Lê Quý Đôn

SKKN Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Tiếng Anh Khối 6, 7, 8 ở trường THCS Lê Quý Đôn
 PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA
 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH 
 TRONG GIỜ DẠY TIẾNG ANH KHỐI 6,7,8 
 Ở TRƯỜNGTHCS LÊ QUÝ ĐÔN
 Họ và tên: ĐỖ THỊ DỊU
 Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
 Trình độ: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIẾNG ANH
 Krông Ana, tháng 03 năm 2019 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến, nó được xem là cầu nối con người 
từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Hơn thế nữa nhờ 
có Tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong nhiều 
lĩnh vực. Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
 Tuy nhiên, Tiếng Anh là một môn học khá khó đối với học sinh, đặc biệt 
là học sinh ở vùng khó khăn. Vì vậy, chúng tôi luôn trăn trở với câu hỏi làm thế 
nào để có được một giờ dạy hiệu quả và sinh động, gây được hứng thú với học 
sinh, khiến các em phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội 
kiến thức cùng một lượng từ vựng khô khan.
 Thực tế cho thấy ở một số tiết học, nếu người thầy áp dụng phương pháp 
dạy học truyền thống thì chỉ có ít học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số học 
sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà 
không hiểu được nội dung bài học, dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Hơn nữa, lớp 
học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học. Để khắc phục tình trạng trên, 
mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp thông qua 
một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và rút kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản 
thân trên cơ sở hiểu biết về lý luận dạy học. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy 
Tiếng anh tại trường THCS Lê Quý Đôn, tôi đã chú ý nghiên cứu, vận dụng 
phương pháp mới để tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động 
của học sinh trong các giờ dạy của mình. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Một 
số kinh nghiệm tạo hứng thú trong giờ học Tiếng Anh khối 6,7,8 ở trường 
THCS Lê Quý Đôn”.
 Những kinh nghiệm của tôi có thể vận dụng với hầu hết các tiết học, các 
kiểu bài, trong chương trình Tiếng anh THCS khối 6,7,8. Như vậy, việc lựa chọn 
đề tài này có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực đối với giáo viên dạy bộ môn Tiếng 
Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Anh trong trường THCS 
Lê Quý Đôn
 Tạo hứng thú trong dạy học Tiếng Anh là một trong những giải pháp quan 
trọng để đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS hiện 
nay. Nó thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà lý luận dạy học cũng như các 
giáo viên dạy học trực tiếp ở các trường phổ thông. Vấn đề này cũng đã được đề 
cập đến trong một số công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục, của một số 
thầy cô giáo. Các công trình nói trên đã tạo cơ sở, nền móng cả về mặt lý luận 
và thực tiễn để tôi hoàn thành đề tài này. 
 Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập một cách khái quát, mang tính chất định 
hướng, giới thiệu chủ yếu mà chưa đề cập đến việc áp dụng cụ thể vào bài học 
như thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, tôi đã mạnh dạn tiếp 
tục đi sâu tìm tòi nghiên cứu đề tài này theo hướng vận dụng lý luận vào thực tế 
giảng dạy, với mong muốn đóng góp những kinh nghiệm của mình vào việc tạo 
 1 Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 
 Trong đề án 1400 về "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục 
quốc dân giai đoạn 2008 –2020 với nội dung mục tiêu là đổi mới toàn diện việc 
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương 
trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 
2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ năng lực sử dụng ngoại ngữ của 
nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa 
số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng 
lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong 
môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế 
mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại 
hóa đất nước”.
 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 
16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo 
cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học 
sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện 
từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rèn 
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại 
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” 
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
GD-ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng 
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ 
năng của người học...”. 
 Như vậy, để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, nâng 
cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh, thì phải làm cho học sinh yêu thích 
môn học đó. Muốn học sinh yêu thích môn học đó thì giáo viên phải tạo được 
hứng thú học tập cho học sinh. Có nhiều phương pháp để phát huy tính tích cực, 
tự giác, chủ động, tạo hứng thú học tập cho học sinh đã được nhiều giáo viên áp 
dụng. Làm cho học sinh cảm thấy bài học ở đây nhẹ nhàng“như một trò chơi, 
mọi người tham dự vô tư, thoải mái” với không khí “hòa nhã, vui vẻ..”. Nếu 
Tiếng Anh trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn, thực tế hơn, vậy thì không còn 
lý do gì mà học sinh lại không cảm thấy hứng thú để học tập, không tích cực, 
chủ động tham gia vào bài học. Mà có hứng thú học tập ắt sẽ có kết quả học tập 
tốt. Đây là nền tảng cho việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học góp phần 
nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. 
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
 Tiếng Anh đã trở thành một môn học trọng tâm như các môn văn hóa 
khác nhưng vẫn là môn học khó, không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng 
khiếu để tiếp thu nó một cách dễ dàng, đặc biệt là những học sinh ở vùng nông 
thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa như trường THCS Lê Quý Đôn.
 3 6 62 02 3.2 05 8.1 17 27.4 38 61.3
 7 59 01 1.7 04 6.8 17 28.8 37 62.7
 8 31 0 0 2 6.5 9 29 20 64.5
 Qua bảng khảo sát học sinh môn Tiếng Anh các khối 6,7,8 tôi thấy tỉ lệ 
học sinh yêu thích môn học không nhiều, tỉ lệ học sinh khá, giỏi là rất ít, tỉ lệ 
học sinh yếu, kém là rất cao, đặc biệt là khối 8. Vậy tại sao các em không yêu 
thích môn học Tiếng Anh? Nguyên nhân từ đâu dẫn đến kết quả học tập của học 
sinh thấp như thế? Giáo viên đã áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực 
chưa? Đây là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở. Do đó, đòi hỏi mỗi giáo viên trong tổ 
bộ môn của trường phải có trách nhiệm tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm để tìm 
ra các giải pháp giúp kích thích niềm say mê, ham học hỏi của các em để môn 
Tiếng Anh trong nhà trường, trong toàn ngành được nâng cao chất lượng.
 III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Để nâng cao chất lượng dạy và học và và quan trọng hơn thu hút được sự 
tập trung chú ý của học sinh, tạo cho các em một tâm lý thoải mái, không áp lực 
khi học bộ môn để các em say mê, yêu thích môn học hơn nữa, tôi đã áp dụng 
một số giải pháp sau: 
 1. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh
 1.1 Động viên học sinh bằng những lời khen 
 Chúng ta có thể thấy một lời khen bao giờ cũng tốt hơn một lời chê bai. 
Vì thế để giúp các em mạnh dạn hăng hái phát biểu tôi luôn không bao giờ tiếc 
những lời khen ngợi động viên các em. Thực tế cho thấy, có những học sinh biết 
nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một số em khác không dám giơ tay phát 
biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo chê. Theo tôi, đây chính là yếu tố tâm 
lí mà giáo viên dạy Tiếng Anh cần phải xem xét để giúp các em có được hứng 
thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học. Trong quá trình dạy, giáo 
viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi 
phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các em tâm lí sợ 
mắc lỗi khi thực hành.Vì vậy bất cứ một câu trả lời tốt nào đều được khen đôi 
khi chỉ là một cái gật đầu, một nụ cườiThậm chí nếu học sinh làm chưa đúng 
chúng ta cũng có thể khen.
 Ví dụ 1: Khi dạy Unit 9 tiếng Anh 7 phần củng cố thì quá khứ đơn tôi yêu 
cầu học sinh làm câu chia động từ trong ngoặc.
 My mother (buy) ________ me a school bag last week.
 Bài làm của học sinh như sau: My mother buyed me a school bag last 
week.
 Rõ ràng bài làm của học sinh chưa đúng, nhưng em đã nhận biết được câu 
này dùng thì quá khứ đơn nhưng em không nhớ động từ này thuộc động từ bất 
quy tắc. Vậy trong tình huống này cần hết sức tránh thái độ chê bai, bực bội 
 5 chút có cơ sở thêm để hoàn thành bài tập. Nếu các em hoàn thành được bài tập 
các em sẽ có động lực tham gia học tập tốt hơn.
 1. Complete the summary. Use information from passage.
 city(2) rural leaving schools problem 
 hospitals world problems h o m e 
 People from the countryside are (1) ________ their (2) _______ to go and
 live in the (3)________. Farming can sometimes be a difficult life and
 these people from (4) __________ areas feel the (5) ________ offers
 more opportunities. However, many people coming to the city create
 (6)_________ . There may not be enough (7) ________ or (8) __________,
 while water and electricity supplies may not be adequate. This is
 a (9)__________ facing governments around the (10) ______ .
 - Để phù hợp với đối tượng học sinh của mình, tôi đưa ra những yêu cầu 
khá đơn giản, rõ ràng. Ví dụ ngoài việc sử dụng các kỹ năng cụ thể trong từng 
tiết dạy, tôi luôn căn cứ vào khả năng ghi nhớ và thể hiện của từng học sinh để 
yêu cầu thực hành và giao bài tập về nhà tránh áp lực và quá tải với khả năng 
của học sinh yếu kém, tránh nhàm chán vì quá dễ đối với học sinh khá, giỏi.
 1.3 Hãy tạo cho những học sinh yếu hơn có cơ hội để được “tỏa sáng”
 Giáo viên không nên chỉ mời những học sinh có kiến thức tốt phát biểu 
trong giờ mà cần khuyến khích mọi thành viên khác phát biểu xây dựng bài, mặc 
dù các ý kiến phát biểu có thể không thật chính xác vì chính điều này kích thích 
các em cần cố gắng hơn để học.
 Ví dụ: Trong bài unit 4 trong sách tiếng Anh 6 phần B1, khi hỏi câu: 
Where’s your classroom? Tôi gọi 1 hoặc 2 em học sinh trong lớp học tốt trả lời 
mẫu, sau đó gọi tiếp 1 hoặc 2 em học yếu trả lời. Như thế tất cả các em sẽ tích 
cực hơn vì được tham gia vào quá trình học tập. 
 2. Áp dụng những tình huống, hành động thực tế vào bài giảng
 Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nếu mình có thể áp dụng 
những ví dụ, tình huống hành động cụ thể, thực tế vào bài giảng sẽ khiến cho bài 
học trở nên sinh động, hấp dẫn và khiến các em nhớ từ, cấu trúc, mẩu hội thoại 
lâu hơn và có thể sử dụng chúng trong thực tiễn hàng ngày. 
 - Ví dụ 1: Khi dạy quá khứ tiếp diễn ở chương trình lớp 8 trong unit 12 
phần language focus trang 119, tôi chụp 1 tấm hình con trai đang ngủ vào lúc 9 
giờ tối hôm qua và đưa ra ví dụ: “At 8 pm last night, my son was doing his 
homework” để giới thiệu cấu trúc và cách sử dụng.
 - Ví dụ 2: Khi dạy về cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn ở lớp 6, giáo viên có 
thể dùng hành động thực tế của mình để đưa ra cấu trúc câu. Ví dụ giáo viên 
cầm quyển sách lên đọc và hỏi học sinh: Look at me! What am I doing? Hoặc 
chỉ vào 1 học sinh đang chạy ở ngoài sân và nói: He is running 
 7

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio.doc