SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS
TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: “ Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS”. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập của đất nước và để đáp ứng với công cuộc “ Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ” trong xu hướng toàn cầu hoá với mục tiêu “Thế giới là một ngôi nhà chung”. Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là một phương tiện không thể thiếu ngày nay. Nó góp phần thúc đẩy tình đoàn kết quốc tế, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên mọi quốc gia. Nó giúp việc tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật được nhậy bén hơn. Nó được dùng trong mọi lĩnh vực của hoạt động cộng đồng. Dạy ngoại ngữ thực ra là một quá trình hoạt động nắm bắt ngôn ngữ lời nói với 4 kĩ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Các kĩ năng này luôn hỗ trợ cho nhau. Qua thực tế giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường trung học cở sở tôi luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi phải làm gì để giúp cho học sinh không chỉ đọc và hiểu nội dung bài mà còn nắm được sâu sắc những gì đã được đề cập tới trong bài đọc để vận dụng thực hành nói, viết có hiệu quả, hiểu sâu về các lĩnh vực trong cuộc sống qua các chủ đề đã được tìm hiểu, biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai sử dụng thường xuyên trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Với sự giúp đỡ, quan tâm thường xuyên của Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Ba và các trường nơi chúng tôi tham gia giảng dạy, chúng tôi đội ngũ giáo viên giảng dạy Tiếng Anh tại các trường thường xuyên được tham dự các lớp hội thảo về đổi mới phương pháp dạy và học đặc biệt phương pháp dạy học Tiếng Anh theo chuẩn Châu Âu. Chúng tôi có cơ hội để trao đổi, tham khảo đồng nghiệp nhằm tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách hoàn hảo nhất. Bên cạnh những thuận lợi trên, việc dạy và học tiếng Anh ở các trường THCS còn gặp không ít khó khăn. Về giáo trình hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên vẫn chưa đáp ứng được sự chi tiết và cụ thể từng phần. Phương tiện giảng dạy trong nhà trường còn nghèo nàn, thiếu thốn tài liệu tham khảo không có... Về phía học sinh đa số các em còn e dè, nhút nhát, ngại phát biểu trước đám đông, đặc biệt là các em không có nhiều thời gian học bài ở nhà, kiến thức xã hội còn hạn chế . Kiến thức trong SGK nhiều nội dung còn quá xa lạ đối với các em. Xuất phát từ thực tế khó khăn trên, là một giáo viên tiếng Anh, giảng dạy trực tiếp ở trường THCS, tôi luôn cố gắng tìm tòi, tham khảo trao đổi để đúc rút cho mình kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng để nâng cao chất lượng bộ môn, để giúp người học đạt được mục tiêu trên, có rất nhiều yếu tố cần phải nghiên cứu. Một trong những vấn đề then chốt mà tôi quyết định chọn làm đề tài nghiên cứu là: II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã biết đọc là một trong những kỹ năng cơ bản, được trú trọng trong quá trình dạy - học ngoại ngữ. Đó vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ cũng như hiểu sâu hơn về văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình học. Song ta cũng cần phải phân biệt các loại bài đọc với những mục đích khác nhau, trên cơ sở đó đề ra các phương pháp, cách khai thác bài đọc, các hoạt động phù hợp với từng bài đọc. Trong cuộc sống, khi đọc các tài liệu khác nhau, chúng ta có các cách đọc khác nhau. Có những bài đọc chúng ta chỉ đọc lướt để lấy thông tin hoặc nội dung tư tưởng của nó, có những bài chúng ta phải đọc kỹ để lấy từng thông tin chi tiết, có những bài chúng ta phải vừa đọc, vừa phải nghiền ngẫm Trong giảng dạy ngoại ngữ, để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc có hiệu quả chúng ta cần phân biệt những loại đọc cơ bản, phổ biến như: - Đọc to và đọc thầm. - Đọc phân tích và đọc tổng hợp. a. Đọc to và đọc thầm ( Aloud Reading - Silent Reading ) - Đọc to: Khi ta muốn truyền đạt lại thông tin của một người khác, như đọc bài báo, đọc bản tin, hoặc giúp học sinh luyện phát âm, trọng âm, ngữ điệu lúc đó ta đọc to thành lời. - Đọc thầm: Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin, chúng ta thường đọc thầm, tức là nhìn vào chữ và nhận biết thông tin trong óc. Trong giảng dạy ngoại ngữ việc đọc thầm có tác dụng phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh. b. Đọc phân tích và đọc tổng hợp ( Intensive Reading - Extensive Reading ) - Đọc phân tích và đọc tổng hợp có những mục đích đọc sau: + Đọc giải trí (Reading for pleasure) + Đọc lấy thông tin (Scanning for specific information) + Đọc lấy ý chính (Skimming for main idea) + Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết (Reading for detail information) + Đọc phân tích để học (Reading for study) c. Kỹ năng đọc Bài đọc được dùng trong giảng dạy ngoại ngữ có hai loại cơ bản: Bài đọc dùng để dạy tiếng và bài đọc dùng để dạy kỹ năng đọc hiểu. Trong những năm trước đây việc dạy đọc thường chỉ hạn chế trong phạm vi những kỹ năng cơ bản như: - Nhận biết mặt chữ và nghĩa của từ đã học - Đọc và hiểu những câu đã học Hiện nay các kỹ năng đó chưa đủ để đảm bảo cho học sinh có được những kỹ năng đọc hiểu thông thạo. Khi đọc người đọc cần có những kỹ năng khác như: * Học sinh: - Học sinh bị ngay một cảm giác “choáng” khi gặp một loạt các từ mới xuất hiện trong mỗi bài khóa. Số lượng từ nhiều và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. - Hầu hết học sinh không chỉ lo lắng về số lượng từ vựng mới mà còn cấu trúc ngữ pháp mới xuất hiện trong bài khoá. - Một điều còn tệ hơn là sau khi đã tra được hết nghĩa của từ mới rồi nhưng các em vẫn không thể hiểu hết nhiều câu trong bài. Nguyên nhân là do các em không hiểu kết cấu của câu, không nắm được các mối liên kết văn bản. * Phương tiện đồ dùng dạy học: - Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy còn quá hạn chế: tranh, ảnh, video. - Trường chưa có phòng nghe nhìn riêng nên mỗi khi sử dụng máy chiếu mất nhiều thời gian trong khâu lắp đặt nhất là các giáo viên nữ. * Điều tra cụ thể: Bản thân tôi đảm nhận giảng dạy môn Tiếng Anh trong trường THCS Thanh Ba Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng xây dựng cho mình kế hoạch, phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh và tiến hành thử nghiệm một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh vào giảng dạy đặc biệt trong hai khối lớp 8 và 9 . Qua điều tra, tôi đã nhận ra rằng đối tượng học sinh ở trường THCS Thanh Ba phần lớn các em mới bắt đầu được học Tiếng Anh; có một số ít học sinh cũng đã được học Tiếng Anh qua anh chị, bố mẹ mình nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ làm quen nên hầu như các em không có những kiến thức tối thiểu về môn tiếng Anh. Kết quả điều tra cụ thể như sau: Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém Khối TSHS SL % SL % SL % SL % SL % 8 80 9 9 92 3. Một số giải pháp thực tế đã tiến hành để nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh bậc THCS. 3.1. Các giai đoạn để tiến hành dạy một tiết dạy đọc hiểu: Thông thường dạy một bài đọc thường được tiến hành ba giai đoạn cơ bản: Trước khi đọc - Trong khi đọc - Sau khi đọc. Giai đoạn 1: Trước khi đọc ( Pre- reading ) Giáo viên cần tạo tâm thế đọc bằng cách cuốn hút học sinh vào nội dung hoặc chủ đề của bài đọc, gây hứng thú cho học sinh đối với bài sắp đọc, huy động các kiến thức có sẵn của học sinh về chủ đề bài đọc, giúp học sinh có thể sử dụng kiến thức đó để đọc hiểu dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho học sinh giúp đỡ nhau trong bài học. dẫn dắt các em đi các bước tiếp theo dễ dàng hơn nhiều. Các em tự tin bước vào cuộc chơi mới, thử thách mới. 2. Before you read ( Trước khi đọc) Gây hứng thú cho học sinh, hướng học sinh vào chủ đề, chủ điểm mà học sinh sắp đọc, thiết lập tình huống, giải quyết trước một số khó khăn về ngôn ngữ mà học sinh sẽ gặp phải trong bài đọc. Một vài hoạt động trước khi đọc như sau: a. Học sinh có thể tiên đoán tự do: Giáo viên nêu chủ đề - học sinh tự do đoán nội dung của bài đọc sẽ như thế nào. VD: English 9 - Unit 5: The media Học sinh có thể tiên đoán những lợi ích và tác hại của Internet ( Advantages and disadvantages of the internet) VD: English 8 - Unit 6: The young pioneers club Học sinh có thể dự đoán được các hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh sẽ được đề cập đến trong bài. b. Đoán xem các nhận định về bài đọc đúng hay sai (True or False prediction) Giáo viên chuẩn bị 4 - 5 câu về nội dung trong bài. Trong đó 1 số câu đúng, 1 số câu sai. Học sinh đoán xem câu nào đúng, câu nào sai: VD: English 8 - Unit 3: At home T F 1. It is safe to leave chemicals and drugs around the house. 2. Chemicals can look like drink and drugs can look like candy. 3. A kitchen is a suitable place to play. 4. Putting anything into an electrical socket is dangerous. 5. You have to keep all dangerous objects out of children's reach. c. Sắp xếp lại câu hoặc tranh vẽ theo đúng trật tự của bài (Re-order statements) Giáo viên cho học sinh xem một số bức tranh hoặc đọc một số câu và yêu cầu học sinh sắp xếp lại theo trật tự đúng (thường dùng trong bài kể câu chuyện, bức thư hoặc quy trình) Giáo viên vẽ 1 hoặc 2 điểm trước, đọc chính tả, học sinh nghe rồi vẽ theo, sau đó mở bài đọc ra đối chiếu. VD: English 8 - Unit 1: My friends – Describe your friends Eg: He has short black hair, around face, a big nose d. True or False Học sinh đọc bài khoá, tìn thông tin trong bài xem đúng hay sai so với dự đoán của mình. VD: English 9 - Unit 1: A visit from a pen pal * Check T/F predictions: Statements Guess Check 1. Malaysia is one of the countries of the Association T of South East Asian Nations ( ASEAN). 2. It is divided into three regions. F 3. The Malaysian unit of currency is the ringgit. T 4. The national language is Chinese. F 5. English is a compulsory second language. T VD: English 9 - Unit 1: A visit from a pen pal Ngoài ra còn có thể sử dụng nhiều dạng bài tập khác để giúp các em xác định được cách đọc như thế nào để tìm được ý chính hoặc tìm chi tiết của bài đọc. e. Wh- question (Comprehension questions: Câu hỏi tổng hợp) Sử dụng các từ để hỏi what, where, when, who, ... để kiểm tra mức độ hiểu chi tiết của học sinh. VD:English 9- Unit 3: A trip to the countryside A Vietnamese boy named Van is living with the Parker family in the American state of Ohio. Mr. Parker is a farmer and Mrs. Parker works part-time at a grocery store in a nearby town. They have two children, Peter and Sam. Van offer does chorus after school. Sometimes, he also helps on the farm. The family relaxes on Saturday afternoon and they watch Peter play baseball. Van likes the Parkers, and he enjoy being a member of their family. Questions 1. Who is living with the Parker family ? ............................................................................................................................. 2. How many people are there in the Parker family ? ........................................................................................................................... 3. What do Mr. Parker and Mrs. Parker do ? ............................................................................................................................ 4. How does Van feel when he lives with Parker family ?
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_doc_hieu_mon_tieng.doc