SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp

doc 23 trang sklop8 12/07/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “Một số kinh nghiệm 
nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp”
 Lĩnh vực/môn : Chủ nhiệm
 Cấp học : THCS
 Tên tác giả : Hoàng Thị Hoài Thu
 Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Lân
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC 2020- 2021 A.PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Đối với sự nghiệp trồng người, hình ảnh người thầy giáo mẫu mực luôn là 
tấm gương sáng cho các em học sinh. Và đặc biệt, người giáo viên chủ nhiệm 
chính là linh hồn của lớp học, là người cha, người mẹ thực sự của các con. Mỗi 
giáo viên chủ nhiệm giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng 
nhân cách học sinh sẽ là người được các em tin yêu.
 Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm về bản chất là một trong những hoạt 
động sáng tạo nhất trong quá trình giảng dạy; là người xây dựng kế hoạch giáo 
dục riêng để giáo dục tập thể học sinh lớp mình; biết tìm hiểu, nghiên cứu đối 
tượng để xây dựng kế hoạch phát triển tập thể học sinh, tạo nên sự đoàn kết 
thống nhất trong lớp, tạo điều kiện để phát huy ý thức tự quản của học sinh, xây 
dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực để điều hành hoạt động của lớp; chủ động 
tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện và hoàn cảnh của học sinh; động 
viên, an ủi giúp cho các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc ốm đau, bệnh 
tật cố gắng yên tâm học tập và biết vượt khó, vươn lên. Điều đó vừa là trách 
nhiệm, vừa thể hiện được tình người trong mối quan hệ “Thầy - Trò”, tạo được 
ấn tượng tốt và xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ, cao cả của những thầy, cô giáo 
trong ký ức của các em học sinh. Bởi thế, người giáo viên chủ nhiệm chính là 
một công việc cao quý, vinh quang nhưng cũng không kém phần vất vả.
 Đặc biêt, giáo viên chủ nhiệm những lớp đầu cấp THCS có một vị trí vô 
cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự 
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ 
năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp cao hơn. Ngoài việc tổ 
chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh trong các tiết học mà giáo 
viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các 
hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt 
động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm 
lớp 8 là rất nặng nề, vất vả và vô cùng phức tạp.
 Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất 
lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối 
năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so 
với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó phần lớn do giáo viên chủ 
nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm 
với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học 
sinh, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi 
ngày đến trường là một ngày vui”. 
 - 1 - + Xây dựng nề nếp học đường.
 + Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
 + Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Tôi cho rằng đây là ba công việc quan trọng nhất mà tất cả các giáo viên 
chủ nhiệm lớp cần phải làm. 
B. PHẦN THỨ HAI - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
 Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục 
đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người 
được giáo dục; nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là 
quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành 
niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong 
xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con 
người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”):
 “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, con người ta khi mới sinh ra vốn bản 
chất là tốt, nhưng chỉ do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự 
phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác 
khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản 
thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. 
Theo Người, con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và 
có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh 
hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm 
vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng 
người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với 
những con người có ích và hướng thiện.
 Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người 
không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn 
dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng 
đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự 
phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả 
của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm 
trồng người”- Hồ Chí Minh. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời 
đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng 
cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn 
tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là 
 - 3 - + GVCN là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết. 
GVCN là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương 
mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập 
thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng.
 + Là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp theo kế 
hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.
 + Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp mình chủ 
nhiệm.
 + Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục. 
2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Thuận lợi:
 a. Xã hội.
 Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của 
người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần tiến tới 
“ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở 
cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác 
động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta 
dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và 
hiểu biết hơn. Đây quả là một điều rất đáng mừng trong công cuộc giáo dục trẻ.
b. Nhà trường và gia đình. 
 Trong quá trình công tác, tôi thấy rằng công tác chủ nhiệm lớp của người 
giáo viên tác động sâu sắc đến quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học 
sinh. Thực tiễn chứng minh rằng, công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo 
viên chủ nhiệm ngoài việc phải xác định được vị trí và vai trò của mình đối với 
lớp, còn phải biết vận dụng các phương pháp và biện pháp tác động đến tập thể 
và từng cá nhân học sinh một cách đồng bộ, toàn diện, phù hợp với đối tượng và 
tình hình thực tiễn, phải vận động các lực lượng giáo dục có liên quan cùng 
tham gia, có như vậy mới nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục, dạy 
và học đối với lớp do mình phụ trách, mới thực hiện tốt kế hoạch của lớp, của 
trường đề ra.
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao 
ý thức đạo đức và ý thức học tập của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm, 
làm sao để học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ và thực hiện nghiêm túc nội 
quy của trường lớp. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn sáng kiến: “Một số kinh 
nghiệm nâng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp”
 - 5 - đức, lối sống của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong 
những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt bộ môn của mình, tôi luôn 
cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 Thực tế cho thấy, đầu năm học 2020 - 2021, tôi được BGH phân công làm 
chủ nhiệm lớp 8A1. Đây là một tập thể lớp đa phần các em đều đạt được kết quả 
học tập và kỷ luật ở lớp 7 xếp loại khá - tốt. Hầu hết phụ huynh quan tâm đến 
con em, nhưng vào đầu học kì I, phần lớn các em chưa quen với môi trường 
mới. Các em đã chịu áp lực rất lớn về sự thay đổi môi trường chưa quen chưa 
tin thầy cô, cách học, cách ghi chép bài trên lớp cũng như việc học ở nhà còn rất 
sơ sài. Đặc biệt, nhiều em phải chịu áp lực rất lớn của các bài kiểm tra theo định 
kì của tất cả các môn học. 
 Nhiều học sinh thể hiện ý thức tự do trong một số hoạt động và khả năng 
mất tập trung trong giờ học. Nhiều em còn nhút nhát chưa dám thể hiện khả 
năng của mình.
 Từ tình hình chung của học sinh như trên, tôi phải phân tích một cách khoa 
học các nhóm đối tượng của lớp và xây dựng một kế hoạch sát thực, đúng đắn 
nhằm xây dựng lớp thành một tập thể lớp tiến tiến và giữ vững kết quả học tập 
cao cho các em. 
 3. Giải pháp thực hiện
 Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp rất nhiều, nhưng trong sáng kiến 
kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 3 nội dung chính sau đây: 
 Xây dựng nề nếp lớp học.
 Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:
 3.1) Xây dựng nề nếp lớp học: 
 a) Nắm thông tin về học sinh
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, 
muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết 
giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về 
từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác 
điều tra thông qua phiếu “Sơ yếu lý lịch học sinh”. GVCN phát cho mỗi em một 
tờ sơ lược lý lịch và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu, có xác 
nhận của PHHS. 
 - 7 - về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo 
dục học sinh. 
b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: 
 Lớp 8A1tôi chủ nhiệm năm học 2020 - 2021 có 52 học sinh (25 nữ và 27 
nam). Đây là tập thể lớp khá đông nên việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban 
cán sự lớp để quản lý lớp là một công việc rất quan trọng mà tôi xác định cần 
phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học ở bậc TH và đầu cấp Ban 
Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên 
lớp 7, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh 
thần dân chủ và y thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em 
ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp gồm 01 lớp trưởng, 05 lớp phó 
học tập các môn: văn, toán, anh, lý, hóa. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp 
được diễn ra như sau:
 Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của 
người lớp trưởng, lớp phó.
 Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu 
biểu để cả lớp bầu chọn.
 Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1 
phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của GVCN). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu 
chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu. 
 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của 
mình (lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động).
 Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của 
mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng.
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
 Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể 
cho từng em như sau: 
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
 Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Đôn đốc tổ trưởng, tổ phó thực 
hiện các chức trách của mình. (Tổ trưởng, tổ phó sẽ do tổ viên đề cử và GVCN 
quyết định)
 Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi 
xếp hàng vào lớp. 
 Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp 
hàng tập thể dục.
 - 9 -

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem.doc