SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 8 viết đoạn văn nghị luận
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 8 viết đoạn văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 8 viết đoạn văn nghị luận
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài : a. Cơ sở lí luận Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là giúp học sinh tạo được ra ngôn bản nói và viết theo các phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản. Mỗi bài Tập làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh. Tác phẩm ấy phản ánh khá rõ ràng nhận thức tình cảm của học sinh đối với vấn đề văn học và cuộc sống, năng lực và tư duy, trình độ ngôn ngữ và một phần cá tính của học sinh. Là một giáo viên dạy văn tôi thực sự trăn trở trước nhiều cách nghĩ và cách cảm nhận của học sinh qua bài viết của mình, đặc biệt là cách viết đoạn văn nghị luận. Những đoạn văn mà các em tạo lập thường không bám sát vào lý thuyết đã được học, hoặc có những đoạn văn không có chủ đề, lập luận yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chính vì thế, để rèn được kĩ năng xây dựng đoạn, viết đoạn văn nghị luận thật tốt cho học sinh, người thầy cần hướng dẫn các em: - Nhận biết phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. - Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp thích hợp. - Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp trong đoạn văn nghị luận. Người thầy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cụ thể rồi mới đến nâng cao, phát triển, cuối cùng là cho học sinh vận dụng một cách sáng tạo, có hệ thống. b. Cơ sở thực tế. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh có các kĩ năng tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, học sinh còn thể hiện được tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật và trong đời sống, trước hết là trong văn học để có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Nhiều năm trở lại đây, trong cấu trúc đề thi của SGD& ĐT Hà Nội rất chú ý tới việc viết đoạn văn của học sinh. Vì thế việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn cho học sinh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Năm học 2020 – 2021 tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 8. Bản thân đã nhiều năm dạy bộ môn Ngữ Văn ở Trường THCS và nhận thấy đối với phần lớn học sinh thì phân môn Tập làm văn nhất là phần văn Nghị luận rất khó và trừu tượng nên kết quả học tập và bồi dưỡng chưa cao. Vì vậy cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao kiến thức cho học sinh đối với bộ môn Ngữ Văn 8 nói chung và phần văn Nghị luận nói riêng. Để viết được một bài văn nghị luận hay học sinh cần phải rèn luyện rất nhiều kĩ năng. Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của văn nghị luận đó là có những đoạn văn hay. Có nhiều đoạn văn hay trong bài sẽ tạo ra một bài văn hay bởi đoạn văn 1 Về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định. Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn. 2. Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu Những ưu điểm và bất cập khi thực hiện vấn đề nghiên cứu * Thuận lợi: - Được sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của Phòng GD & ĐT, BGH, PHHS, được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn công tác giảng dạy, được dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp có tay nghề tốt, dày dặn kinh nghiệm trong trường, được trang bị đầy đủ tài liệu, sách nâng cao, sách tham khảo, máy chiếu phục vụ cho việc dạy học. - Bản thân được đồng nghiệp góp ý chân thành, thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình dạy học để từ đó khắc phục những mặt yếu; phát huy thế mạnh trong dạy học. - Học sinh: Có ý thức tự giác học tập, nhận thức nhanh, có đầy đủ sách vở phục vụ tốt nhất cho việc học. * Khó khăn: - Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, một số em còn lười học và chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, phương pháp học bộ môn chưa khoa học. - Kĩ năng viết đoạn văn chưa tốt, khả năng tư duy sáng tạo còn yếu. - Diễn đạt lủng củng, lan man, không trọng tâm. - Học sinh còn nhầm lẫn các phương thức đặc trưng của kiểu bài nghị luận. Những kết quả và số liệu điều tra ban đầu Đầu năm học 2020 - 2021, nhà trường tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng một số môn học trong đó có môn Ngữ văn, kết quả cụ thể như sau: Tổng số KẾT QUẢ XẾP LOẠI Khối lớp học Giỏi Khá Trung bình Yếu sinh TS % TS % TS % TS % 8A3 46 3 6,5 10 22 21 46 12 25,5 3 Các luận cứ trong một đoạn văn cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Nếu người làm văn tìm đủ các luận điểm và luận cứ thích hợp để giải quyết vấn đề và sắp xếp lại để trình bày thì đó chính là lập dàn ý. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí gọi là lập luận. Lập luận sẽ được coi là chặt chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự liên kết khăng khít với nhau: lí lẽ sau kế thừa và phát triển lí lẽ trước và lí lẽ trước làm cơ sở cho lí lẽ sau theo một trật tự hợp lí, không thể bác bỏ. + Biết phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ. Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, vấn đề nghị luận rất phong phú. Việc phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ để làm rõ luận điểm diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề được đặt ở vị trí đầu đoạn (đối với đoạn văn diễn dịch) hoặc được đặt ở vị trí cuối đoạn (đối với đoạn văn quy nạp). c. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn thường sử dụng: - Triển khai theo mô hình diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết. Mô hình trình bày đoạn văn diễn dịch: 1 2 3 4 n Câu 1: câu chủ đề của đoạn văn (mang ý khái quát), đứng đầu đoạn văn Câu 2,3,4,..n là câu mang ý cụ thể, có tác dụng bổ sung giải thích, làm rõ ý ở câu chủ đề. - Triển khai theo mô hình quy nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung. Mô hình trình bày đoạn quy nạp: 1 2 3 4 n Câu n: Câu chủ đề, đứng cuối đoạn văn. 5 - Yêu cầu ngữ pháp: Dùng một câu cảm thán (gạch chân, chú thích). - Phạm vi phân tích: Khổ 3 của bài thơ ‘‘Quê hương’’- Tế Hanh. Bước 2. Xác định câu chủ đề cho đoạn văn: Câu chủ đề là câu nêu ý chính của cả đoạn văn, là câu có vai trò quan trọng định hướng nội dung toàn đoạn văn. Để viết được câu chủ đề phù hợp người viết cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu chủ đề. Bài tập viết đoạn văn thường tập trung dưới các dạng sau: - Dạng 1: Cho sẵn câu chủ đề và yêu câu viết tiếp một số lượng câu nhất định để hoàn thành đoạn văn, hoặc lấy câu này làm câu mở đoạn hoặc kết đoạn để viết một đoạn văn khoảngtrình bày để trình bày nội dung đoạn văn theo cách diến dịch hoặc quy nạp. - Dạng 2: Không cho sẵn câu chủ đề. Ở dạng này thường là nêu cảm nhận về một đoạn thơ, đoạn văn hoặc về một nhân vật nào đó. - Dạng 3: Yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề. - Dạng 4: Dẫn một ý, dựa vào đó tự xác định được câu chủ đề. Ở dạng thứ nhất, người viết lấy nguyên câu chủ đề đã cho và thực hiện theo yêu cầu của đầu bài, tuyệt đối không thêm bớt ý hoặc thay đổi câu chủ đề. VD: “Chỉ với 6 câu thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, nhà thơ Tố Hữu đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa hè trong tâm tưởng vô cùng sống động và đẹp đẽ ”. Hãy lấy câu trên là câu chủ đề, viết tiếp đoạn văn theo mô hình diễn dịch để làm sáng tỏ nhận định trên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu nghi vấn (gạch chân, chỉ rõ). Ở dạng thứ hai, người viết cần đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn rồi tự khái quát nội dung chính thành một câu văn. Nếu là yêu cầu cảm nhận về nhân vật thì cần chú ý khái quát các đặc điểm cơ bản của nhân vật trong một câu. Ví dụ: Cho đoạn thơ sau: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu. Yêu cầu: Viết một đoạn văn có độ dài từ 12 đến 15 câu, trình bày nội dung theo cách diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó. Người viết cần xác định nội dung toàn đoạn: Đây là tâm trạng của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy, sau đó viết thành câu chủ đề: Chỉ với 4 câu thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa một cách tinh tế khát khao mãnh liệt của người chiến sĩ các mạng về cuộc sống tự do. Ở dạng thứ 3, người viết cần xem xét kĩ câu chủ đề đã cho xem câu chủ đề này mắc lỗi gì về mặt ngữ pháp, diễn đạt hay nội dung sau đó tìm hướng sửa Ví dụ 1: Với “Trong lòng mẹ”, ta bắt gặp một chú bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu tuy thế trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho mẹ một cách đằm thắm trọn vẹn. 7 cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt để hình thành kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyện qua việc thực hành viết đoạn văn cho các em một cách có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Những điểm lưu ý khi viết đoạn văn: Việc lập luận trong đoạn văn cần chú ý tới tính logic, hợp lý. Các phép liên kết cần được sử dụng phù hợp tránh tình trạng viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ người viết diễn xuôi ý thơ, chặt chẻ từng câu thơ. Cảm nhận về nhân vật thì sa vào tóm tắt kể lể lại câu chuyện. Sau đây là phần hướng dẫn viết một số loại đoạn văn học sinh thường gặp: * Đoạn văn tóm tắt tác phẩm. Yêu cầu về nội dung: - Nêu được những sự việc chính theo trình tự của cốt truyện, sự việc mở đầu, các sự việc phát triển trong đó có sự việc đỉnh điểm của cốt truyện, sự việc kết thúc. - Đoạn văn tóm tắt tác phẩm phải đảm bảo giữ đúng cốt truyện, các nhân vật chính và ý nghĩa xã hội của truyện (đảm bảo đúng chủ đề của truyện). Yêu cầu về hình thức: - Nối kết các sự việc chính của truyện thành đoạn văn hoàn chỉnh, ngắn gọn bằng lời của người viết. - Đoạn văn có kết cấu nhất định, giữa các câu có sử dụng các phép liên kết về nội dung và hình thức. * Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng hoặc một từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm. - Giới thiệu chi tiết quan trọng hoặc từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm cần phân tích. - Phân tích chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) đó hay, đặc sắc như thế nào về nội dung, hình thức. - Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm. Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu chung về hình thức của đoạn văn. * Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật: Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật là đoạn văn độc lập. Ở đó có thể phân tích một đặc điểm nào đó của nhân vật hoặc cũng có thể phân tích đặc điểm chung nhất của nhân vật. Muốn phân tích được tốt đặc điểm của nhân vật, người viết cần nắm chắc chủ đề của tác phẩm, cốt truyện và hệ thống nhân vật, đặc biệt là các đặc điểm của nhân vật chính. Các đặc điểm đó cũng có thể chia theo từng giai đoạn cuộc đời nhân vật Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu nhân vật cần phân tích với một vài nét chính như tên nhân vật, nhân vật của tác phẩm, tác giả nào, đặc điểm cần phân tích. - Dùng lí lẽ, dẫn chứng phân tích làm rõ đặc điểm đó. - Đánh giá nhân vật. 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_8_viet_doan_v.pdf