SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hóa học 8
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hóa học 8
I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy – học. Vì vậy, xu hướng chung của việc cải cách bộ môn Hóa học ở trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ cho các giờ thí nghiệm và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm. Với học sinh lớp 8, lần đầu tiên làm quen với bộ môn hóa học. Vì vậy trong quá trình dạy – học, việc tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc với hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và tìm hiểu những thao tác cơ bản trong thí nghiệm hóa học mang tính cấp thiết. Với giáo viên việc tiến hành thành công ở nhiều thí nghiêm không những khẳng định được năng lực sư phạm của mình, yên tâm, tự tin hơn trong giảng dạy, góp phần vào sự thành công của các tiết dạy, mà còn giúp học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. Đặc biệt với học sinh lớp 8, ngay từ đầu giúp các em yêu thích môn học, tin tưởng vào khoa học, giúp giáo dục các em hình thành đức tính tốt đẹp của con người : “tiết kiệm, cẩn thận, ngăn nắp, gọn gàng, tập trung cao trong công việc”. Vậy làm thế nào để có được sự thành công của các thí nghiệm ? Làm thế nào để phòng các sự cố trong thí nghiệm? Cách chống ô nhiễm môi trường như thế nào trong các thí nghiệm?... Nội dung đề tài muốn giới thiệu đến đồng nghiệp “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm hoá học 8”. Mà tôi đã tích lũy trong thời gian giảng dạy môn hóa học, và đã áp dụng thấy có hiệu quả tại trường. 2. Mục đích nghiên cứu: Để có được kinh nghiệm khi các thí nghiệm hóa học, vừa bảo đảm thành công về kết quả về thời gian, vừa bảo đảm khoa học, tính sư phạm và bảo đảm an toàn, chống được ô nhiễm môi trường trong mỗi thí nghiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trong quá trình tiến hành các thí nghiệm 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình công tác tôi không ngừng học hỏi nghiên cứu tài liệu trên các kênh thông tin, trao đổi với kinh nghiệm với đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm cho từng thí nghiêm. Với những thí nghiệm khó, tỷ lệ thành công không cao tôi tiến hành thực hiện nhiều lần để tìm hiểu nguyên nhân không thành công là do đâu do hóa chất hay do cách lắp ráp, cách tiến hành thí nghiệm. Để từ đó có cách khắc phục và trong quá trình thí nghiệm tôi đăc biệt chú ý đến các bước thao tác tiến hành thí nghiệm, ghi nhớ bước thao tác nào cần chú ý để đem lại kết quả cho thí nghiệm, bước thao tác nào cần chú ý để tránh sự cố... Để từ đó có 1 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: - Trong quá trình làm thí nghiệm không ít giáo viên chỉ chú ý đến kết quả thí nghiệm có thành công hay không mà không chú ý đến các yêu cầu khác của thí nghiệm. -Yêu cầu của mỗi tiết thí nghiệm hóa học, không những phải bảo đảm sự thành công ở kết quả thí nghiệm. Mà cần bảo đảm: + Thứ nhất thí nghiệm phải chính xác và khoa học về vấn đề hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, cách lắp ráp, cách tiến hành thí nghiệm. Nhằm giáo dục cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học bộ môn. + Thứ hai là thí nghiệm phải mang tính sư phạm tức là hiện tượng thí nghiệm phải rõ ràng để hầu hết học sinh cả lớp phải quan sát được. + Thứ ba là thời gian của mỗi thí nghiệm, ở tiết không phải giờ thực hành, phải nhanh từ 3- 5 phút. + Thứ tư là thí nghiệm phải bảo đảm an toàn, phòng tránh được việc ảnh hưởng không tốt của hóa chất đến sức khỏe và gây tai nạn cho học sinh và giáo viên. Đồng thời phải biết chống ô nhiễm môi trường. - Để đáp ứng được các yêu cầu thí nghiệm, trong quá trình giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông nói chung và đặc biệt lớp 8 là lớp mà lần đầu tiên học sinh tiếp xúc lần đầu tiên với các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm. Nên giáo viên cần phải có vốn kinh nghiệm về thí nghiệm hóa học. để áp dụng trong quá trình giảng dạy. 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: - Thực trạng : + Thuận lợi: Trong những năm qua, việc trang bị các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất ở các trường THCS được quan tâm, bổ sung nhiều hơn. Nhà trường có đội ngũ giáo viên bộ môn hóa học đông đủ, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy + Khó khăn: Về học sinh: Sĩ số học sinh trên các lớp đông, chưa có phòng thực hành riêng, bàn ghế trên lớp học, khó bảo đảm an toàn khi cho học sinh thực hành bộ môn trên lớp học. Trong khi có những thí nghiệm nhiều học sinh không phát hiện ra hiện tượng , có thí nghiệm học sinh phải làm nhiều lần mới thành công, khả năng sử dụng đồ dùng, hóa chất của học sinh trong quá trình thí nghiệm còn hạn chế dễ mất an toàn Qua khảo sát khi chưa áp dụng đề tài như sau: 3 Trong các thí nghiệm cần lưu ý đến việc lấy hóa chất và các bước tiến hành để đảm bảo thí nghiệm được an toàn, thành công trong thời gian ngắn nhất 3.1 Đề phòng sự cố - xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất : - Trong phòng thí nghiệm phải có dung dịch Na 2CO3 5% (1lit) để xử lý bỏng axit . VD: Do sự cố trong quá trình thí nghiệm a xit bắn vào người lấy bông tẩm dung dịch Na2CO3 5% xoa vào chỗ axít bắn vào khi thấy đỡ rát thì tiếp tục rửa bằng nước sạch. - Trong phòng thí nghiệm cần có dung dịch CH 3COOH 5% (1lit) Để xử lý sự cố bỏng các dung dịch kiềm (cách làm tương tự như trên). - Trong phòng thí nghiệm cần có khoảng 2lit nước vôi (Ca(OH) 2 trong để rửa các dụng cụ đựng các hóa chất độc còn dư hoặc sinh ra trong quá trình tiến hành thí nghiệm như CO2, SO2, P2O5, Cl2, HCl VD: Khi tiến hành đốt phốt pho đỏ trong bình thủy tinh sẽ sinh ra chất P 2O5 nếu ta rửa ngay bình này bằng nước sẽ sinh ra H 3PO4 nếu không cẩn thận thì sẽ rất nguy hiểm hay nếu đổ chất này vào cây thì cây sẽ chết. Ngược lại nếu bình chứa P2O5 này ta rửa bằng lượng nước vôi trong dư sẽ tạo ra Ca3(PO4)2 Chất này là thành phần chính của phân lân rất có lợi với cây nên nếu ta có đổ vào gốc cây thì như ta vừa bón cho cây một lượng phân lân. - Trong phòng thí nghiệm cần có ít nhất 5 kg vôi sống (CaO) chất này có tác dụng hút hơi nước và các khí độc CO 2, SO2, P2O5, Cl2, HCl HNO3 sinh ra do hóa chất bay hơi luôn có trong phòng thí nghiệm. Vôi sống có tác dụng làm giảm nồng độ các khí độc trong phòng thí nghiệm. Từ đó giảm sự phá hủy các đồ dùng dụng cụ bỏ chung với phòng hóa chất. 3.2 Kinh nghiệm khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học 8: *Thí nghiệm ở bài mở đầu môn hóa học 8: SGK hướng dẫn Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO 4 màu xanh sẽ tạo ra kết tủa màu xanh vì là học sinh lớp 8 lần đầu tiên tiếp xúc tìm hiểu bộ môn do đó khó phát hiện ra kết tủa (Chất mới sinh ra). Vì kết tủa màu xanh nằm trong nền xanh đặc biệt là với học sinh ngồi xa. Theo tôi cách làm này chưa sư phạm, chúng ta cần làm ngược lại cho từ từ dung dịch dịch CuSO 4 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH thì học sinh dễ quan sát hơn. * Bài thực hành 1 sgk lớp 8 là bài đầu tiên học sinh được làm thí nghiệm hóa học, do vậy trước khi tiến hành thí nghiệm giáo viên quán triệt đến học sinh một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm sau đó giới thiệu cho học sinh làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm. Nếu còn thời gian giáo viên có thể giới thiệu thêm với học sinh một số cách sử dụng cụ thí nghiệm, cách lấy hóa chất. Những lưu ý khi sử dụng dụng cụ và lấy hóa chất bảo đảm an toàn. VD: Một số lưu ý: - Khi kẹp gỗ vào ống nghiệm thì vị trí kẹp ống nghiệm là 1/3 ống nghiệm - Khi nung chất trong ống nghiệm cần đốt nóng đều ống nghiệm, trước khi tập trung đốt phần chứa hóa chất. Nếu thành ống nghiệm xuất hiện những dọt nước thì đặt miệng ống nghiệm hơi chúc xuống tránh để dọt nước chảy xuống đáy ống nghiệm sẽ làm vỡ ống nghiệm. 5 đó nhấc lên ngay. Lưu huỳnh nóng chảy bám vào sẽ cháy ngay, sau đó ta đưa ngay vào khoảng 2/3 lọ chứa oxi lưu huỳnh tiếp tục cháy và cháy sáng rất đẹp. - Khi phản ứng xong tạo khí SO 2 , ta đậy kín lọ và để tránh gây ô nhiễm môi trường ta ngâm và rửa lọ bằng nước vôi trong trước khi rửa bằng nước. * Thí nghiệm đốt phốt pho: Trong thí nghiệm đốt cháy phốt pho ta cần lưu ý dùng môi sắt lấy một lượng phốt pho đỏ bằng hạt đậu, hơ nóng cho cháy ở ngoài sau đó nhanh chóng nhúng sâu vào 2/3 lọ đựng khí oxi phốt pho tiếp tục cháy sáng hơn. Chú ý khi phốt pho đang cháy không được nhấc lên vì ô nhiễm môi trường. - Khi phốt pho không cháy nữa để thêm một lát cho nguội bớt mới lấy môi sắt ra và cho vào dung dịch CuSO4 rửa, để tránh ô nhiễm môi trường, vì CuSO 4 kết hợp với P tạo ra phức chất không gây hại. - Sản phẩm chứa trong lọ là P 2O5. Để tránh ô nhiễm môi trường và khả năng bị bỏng đối với mọi người. Ta ngâm và rửa lọ bằng nước vôi trong, sau đó mới rửa bằng nước. * Thí nghiệm đốt cháy sắt trong bình chứa khí oxi: Với thí nghiệm này để bảo đảm chắc chắn thành công chúng ta cần nhắc học sinh chú ý: - Trước giờ làm thí nghiệm, ta lấy 1 sợi thép trong ruột dây phanh lau và cạo thật sạch sau đó có thể lấy ruột bút bi làm lõi quấn 1 đầu sợi thép hình lò xo. - Lấy mẫu than nhỏ chỉ bằng hạt đậu, (nếu lượng than nhiều quá thì không đủ oxi cho sắt cháy hoặc cháy không hết) sau đó móc chặt mẫu than vào đầu sợi thép hình lò xo. - Trước khi đốt than nóng hồng ta cần đốt phần lò xo phía trên của sợi thép sau đó mới tập trung ngọn lửa vào để đốt nóng phần mẫu than. Khi mẫu than bắt đầu đỏ hồng, ta nhẹ nhàng đưa nhanh vào lọ đựng oxi. (thao tác này chúng ta cần chú ý, nếu không cẩn thận, khi ta đưa sợi thép vào lọ đựng oxi, thì than đã nguội đi, hoặc bị rơi ra do thể tích nhỏ lại, nếu vậy thí nghiệm sẽ không thành công). - Vì khi sắt cháy tỏa nhiều nhiệt để tránh vờ hoặc nứt lọ thủy tinh thì phía dưới lọ cần để lại ít nước hoặc lớp cát mỏng - Thí nghiệm được mô tả như hình vẽ dưới 7 III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ: - Kết luận: Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm, việc tiến hành thí nghiệm thành công, không những đạt được yêu cầu, mục tiêu của giáo dục là học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn mà còn làm cho bài học tiết học thêm sinh động, đồng thời là động lực thúc đẩy lòng ham mê, hứng thú học tập nghiên cứu khoa học nói chung và bộ môn nói riêng của học sinh. Nhưng trên thực tế để bảo đảm khả năng thành công cao cho thí nghiệm hoá, bảo đảm tính mạng, sức khoẻ cho cả thầy và trò và phải mang tính giáo dục về tính cẩn thận, chính xác, khoa học. Đặc biệt giáo dục cho HS đức tính yêu quí và bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Song không hề giản đơn. - Kiến nghị : Đề tài này muốn giới thiệu đến đồng nghiệp vốn kinh nghiệm nhỏ ở một số thí nghiệm hoá học 8, mà bản thân đã học tập và rút ra được trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của quí thầy cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, và tiếp tục bổ sung kinh nghiệm quí trong thí nghiệm hóa học 9 . Tài liệu tham khảo: 1. SGK hóa học 8 - Nhà xuất bản giáo dục 2. SGV hóa học 8 - Nhà xuất bản giáo dục 3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) ( Nhà xuất bản giáo dục) 4. Thí nghiệm hóa học ở trường trung học cơ sở của Trần Quốc Đắc 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_8_thanh_cong_trong.docx