SKKN Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn 60m để nâng cao thành tích cho học sinh Lớp 8

doc 27 trang sklop8 24/04/2024 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn 60m để nâng cao thành tích cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn 60m để nâng cao thành tích cho học sinh Lớp 8

SKKN Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn 60m để nâng cao thành tích cho học sinh Lớp 8
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIERI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn 
 60m để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 8.
 Lĩnh vực/ môn: Giáo dục thể chất
 Cấp học : Trung học cơ sở
 Tên tác giả: Nguyễn Trung Kiên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Việt Nam – Angieri
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC 2021- 2022 2
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài
 Môn Thể dục là một bộ môn quan trọng trong việc phát triển thể chất, kỹ năng 
cho học sinh, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng 
cố và tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần.
 Đối với các em ở lứa tuổi THCS, vấn đề nâng cao sức khỏe để phục vụ cho 
nhiệm vụ học tập là rất cần thiết. Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp các em 
phát triển cân đối về hình thái và chức năng cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể 
chất, tăng cường sức khỏe và tạo khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi 
trường. Hình thành và hoàn thiện cho các em những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản. 
Vì vậy mà vai trò của môn học thể dục ở trường THCS là vô cùng quan trọng.
 Dạy học thể dục là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo 
dưỡng cho học sinh để các em có những tri thức văn hóa thể chất, sức khỏe và tri thức 
văn hóa khoa học kỹ thuật.
 Nhưng hiện nay khi dạy thể dục trong trường THCS gặp rất nhiều khó khăn vì 
các em xem nhẹ và không có sự đầu tư hoặc ít có sự quan tâm đến bộ môn này. Vì vậy 
đây cũng là vấn đề cấp bách mà các giáo viên thể dục đang gặp phải. Trong đó có nội 
dung chạy cự ly ngắn là một môn điển hình phát triển sức nhanh cho học sinh, thuộc 
loại hoạt động có chu kì và có cường độ hoạt động cực đại. Chạy ngắn có tác dụng tốt 
đến việc tăng cường các chức năng làm việc căng thẳng. Thông qua tập luyện kỹ thuật 
chạy ngắn giúp người tập rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí vươn lên, sự linh hoạt 
nhanh nhẹn trong cuộc sống.
 Ở trường THCS nội dung chạy nhanh được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9 với kỹ 
thuật chạy 60m. Để đảm bảo chất lượng môn học, chúng ta thường hướng dẫn các em 
luyện tập kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng và phát triển các tố chất chuyên môn thông qua 
các biện pháp tập luyện cụ thể như: bổ trợ kỹ thuật, kỹ thuật từng giai đoạn, các động 
tác phát triển thể lực, trò chơi vận động Có thể nói các bài tập chạy nhanh có tác 
động rất tốt đến sự phát triển thể chất của học sinh. Nhằm đạt được hiệu quả và đổi 
mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục thể chất THCS nói riêng và hệ 
thống chương trình giáo dục phổ thông nói chung thì giảng dạy rèn luyện sức nhanh có 
một vị trí quan trọng. Nó giúp con người không chỉ rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn 4
 - Điều tra thực trạng học sinh.
 - Thực nghiệm phương pháp giảng dạy.
 - Đánh giá kết quả.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tập hợp giáo trình, SGK, tài liệu tham khảo 
môn Thể dục. 
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều 
tra.
 - Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê để xử lý số liệu trong khi nghiên cứu.
 - Phương pháp làm mẫu và giảng giải.
 - Phương pháp trò chơi, thi đấu.
 - Phương pháp luyện tập.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến. 
 Mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta là hướng tới sự phát triển toàn diện cả 
về: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Hoạt động giáo dục thể chất trong 
nhà trường phổ thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục 
khác. 
 Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới chương trình dạy học. Với đặc trưng 
của bộ môn giáo dục thể chất là nhằm hoàn thiện và nâng cao sức khỏe, đào tạo, rèn 
luyện tác phong con người. Thông qua tiết học thể dục cũng như tiết học ngoại khóa 
giúp học sinh rèn luyện các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự 
khéo léo để đảm bảo sức khỏe và nâng cao thành tích.
 Rèn luyện ý thức tự giác, kỷ luật, đạo đức, ý chí của các em.
 Phát triển hài hòa hình thái chức năng cơ thể.
 Phát hiện những năng khiếu của học sinh.
 Điền kinh là môn thể thao bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy nhảy và phối hợp. 
Trong đó, chạy ngắn là một môn điển hình phát triển tốc độ, thuộc loại hoạt động có 
chu kỳ và có cường độ cực lớn của điền kinh. Chạy ngắn có tác dụng tốt đến việc tăng 6
 Thời gian
TT Họ và tên thực hiện (giây) Ghi chú
 Nam Nữ
1. Nguyễn Ngọc Gia An 11,0
2. Võ Trương Hồ 11,2
3. Lê Hải Anh 10,0
4. Đinh Mai Anh 11,6
5. Võ Ngọc Minh Châu 13,6
6. Trần Hải Đăng 11,5
7. Trần Mạnh Dũng 11,9
8. Lê Đào Anh Dũng 11,2
9. Hoàng Ngọc Việt Duy 11,6
10. Phan Nguyễn Thanh Hà 11,8
11. Vũ Nguyễn Minh Hoàng 11,7
12. Trịnh Minh Hoàng 11,5
13. Trần Lưu Anh Khoa 11,6
14. Trần Nguyên Khôi 11,0
15. Nguyễn Văn Nghĩa Không chú ý 
 tập luyện
16. Vũ Khánh Linh 11,3
17. Cao Ngọc Khánh Ly 10,6
18. Lê Bá Khánh Minh 11,6
19. Đặng Hửu Minh 11,1
20. Cao Gia Minh 10,2
21. Nguyễn An Nam 11,0
22. Trần Thị Thanh Ngân 14,6
23. Nguyễn Châu Kim Ngân 11,6
24. Hồ Gia Nghi 12,4
25. Huỳnh Ánh Ngọc 10,0
26. Huỳnh Lê Trang Nhã 11,6
27. Nguyễn Thị Phúc Nhi 10,7
28. Phạm Bảo Quỳnh Như 11,7
29. Mai Thành Phát 11,8
30. Mã Trần Hồng Phúc 11,9 8
 Về cơ sở vật chất của nhà trường vẫn còn một số hạn chế:
 - Dụng cụ học tập còn sơ sài, một số đã cũ cần bổ xung.
 - Sân tập chưa phù hợp với nguyên tắc tập luyện TDTT. 
 Qua thời gian giảng dạy phần chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 8 tôi nhận thấy 
những tồn tại nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học của các em. Vì 
vậy, tôi đã đưa ra một số giải pháp trong quá trình dạy chạy cự ly ngắn để khắc phục 
những tồn tại đó.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Giải pháp tham khảo tài liệu và đồng nghiệp.
 Trong thực tế, tôi sử dụng giải pháp này là để phân tích tài liệu tham khảo có liên 
quan đến công tác viết sáng kiến, đặc biệt là tài liệu về giảng dạy nội dung chạy cự ly 
ngắn “60m” của môn điền kinh. Tôi đã tham khảo một số tài liệu như: giáo trình Điền 
kinh - Nhà xuất bản TDTT Hà Nội năm 2001, giáo trình lí luận và phương pháp giảng 
dạy TDTT - Nhà xuất bản giáo dục 2002, chương trình giáo dục phổ thông 2018 và 
một số tài liệu khác. Tôi đã vận dụng những kiến thức mà tôi thu được khi nghiên cứu 
tài liệu để áp dụng vào việc giảng dạy. Ngoài ra tôi còn trao đổi với đồng nghiệp để 
học hỏi và tìm ra những biện pháp tốt nhất. 
 Bằng những kinh nghiệm thực tế, những điều rút ra được từ đọc tài liệu, những 
kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp bản thân tôi đã rút ra: Khi dạy kỹ thuật chạy cự ly 
ngắn “60m” cho học sinh lớp 8 phải nắm vững các phương pháp, các nguyên tắc. Tôi 
đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy học để áp dụng vào quá trình giảng dạy đạt 
thành tích cao. 
2.3.2. Giải pháp làm mẫu và giảng giải.
a. Đối với phương pháp dạy học thực hành nói chung:
 Là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát giáo viên làm mẫu và thực hiện 
tự lực của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành các bài tập, từ 
đó hình thành các kỹ năng cần đạt cho học sinh. 10
 * Giai đoạn thực hiện: Gồm 4 bước.
 Bước 1: Mở đầu bài dạy.
 Mục đích chính của bước mở đầu là khơi dậy động cơ học tập đối với nội dung 
học, giúp học sinh hiểu được nhiệm vụ học tập. 
 Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên ở bước này là: 
 - Ổn định lớp, tạo không khí học tập.
 - Gây động cơ học tập 
 - Xác định nhiệm vụ của học sinh, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, thời 
gian, số lần thực hiện) Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của học sinh.
 Bước 2: Giáo viên thị phạm và diễn giải làm mẫu. 
 Mục đích của bước này là giáo viên thuyết trình và diễn giải để học sinh quan 
sát và tiếp thu do đó giáo viên cần chú ý:
 - Phải sắp xếp sao cho toàn bộ lớp có thể quan sát được.
 - Làm mẫu thường tiến hành theo trình tự 3 giai đoạn gồm: 
 + Giai đoạn thực hiện có phân tích (theo tốc độ bình thường). 
 + Giai đoạn thực hiện chậm (các chi tiết và có giải thích cụ thể). 
 + Giai đoạn trò chơi, thi đấu (diễn giải theo tốc độ tùy thuộc vào từng nội 
dung). 
 Thực hiện diễn giải với tốc độ vừa phải, tránh cùng lúc diễn giải nhiều thao tác, 
cần kết hợp giảng giải cùng lúc với biểu diễn.
 Trong tiết dạy giáo viên đặt các câu hỏi để thúc đẩy học sinh suy nghĩ, thu hút 
sự chú ý của họ vào những điểm trọng tâm. Nhấn mạnh những điểm chính, những 
điểm khóa của thao tác. Lặp đi lặp lại vài lần, nếu cần thiết có thể kiểm tra sự tiếp thu 
của học sinh. 
 Ví dụ: Trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn “60m’ giai đoạn nào quan trọng nhất? Vì 
sao?
 Bước 3: Học sinh làm lại và giải thích. 12
 Bước 5: Kiểm tra, đánh giá. Học sinh tự kiểm tra, đánh giá về nhiệm vụ được 
hoàn thành có đúng như nhiệm vụ đề ra ban đầu.
 Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Học sinh trao đổi chuyên môn để tổng kết kết 
quả đạt được, xác định những điểm nào cần phát huy, những điểm nào có thể cải tiến 
để làm tốt hơn cho lần sau.
 Phương pháp 6 bước đã tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập, học sinh đã 
thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học nên có điều kiện phát huy tối đa tinh 
thần tự lực, nỗ lực bản thân. Khi sử dụng phương pháp 6 bước giáo viên chỉ đóng vai 
trò là người quan sát và tư vấn cho học sinh.
 Trong dạy học thực hành, phương pháp 6 bước có thể được áp dụng cho dạy học 
thực hành nâng cao và nếu khéo léo có thể sử dụng hiệu quả trong dạy học thực hành 
các quy trình.
2.3.3. Giải pháp trực quan.
 Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy 
học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và 
kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
 Thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh hoạ như: bức 
tranh, tranh chân dung các vận động viên, phim ảnh kỹ thuật Trong khi giảng dạy 
tôi đã cho học sinh xem một số đoạn video của các vận động viên chạy cư ly ngắn để 
các em học tập và vận dụng vào bài học của mình. 
 Phuơng pháp dạy học trực quan góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của 
học sinh. Với phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học sinh huy động sự tham gia 
của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, 
làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, sự tò mò khoa học của học sinh.
 Tuy vậy, nếu không ý thức rõ phương tiện trực quan chỉ là một phương tiện nhận 
thức mà lạm dụng chúng thì dễ làm cho học sinh phân tán chú ý, thiếu tập trung vào 
những dấu hiệu bản chất, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy.
 * Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng phân nhóm phương pháp dạy học trực 
quan.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_day_hoc_noi_dung_chay_cu_ly_ngan.doc