SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả chương IV: Hô hấp trong chương trình Sinh học 8

docx 14 trang sklop8 19/06/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả chương IV: Hô hấp trong chương trình Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả chương IV: Hô hấp trong chương trình Sinh học 8

SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu quả chương IV: Hô hấp trong chương trình Sinh học 8
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập hiệu 
 quả chương IV: Hô hấp trong chương trình sinh học 8”.
 - Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thúy
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Bá Hiến
 - Chức vụ: Giáo viên
 - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ sinh học
 Bình Xuyên, tháng 01 năm 2019 + Về nội dung của sáng kiến:
I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 - Trong chương trình Sinh học 8, có khá nhiều kiến thức mới và khó. Đòi 
hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tìm hướng tiếp cận 
mới phù hợp với đối tượng học sinh, phân loại chính xác học sinh nhằm phát 
hiện, bồi dưỡng nguồn tài năng cho bộ môn và đóng góp thành tích của nhà 
trường, kích thích được sự say mê, hứng thú học tập bộ môn của học sinh tạo 
điều kiện tốt trong công tác giảng dạy của giáo viên.
 - Đối với học sinh thời gian giảng dạy trên lớp chính khóa 2 tiết trong 1 tuần. 
Thời gian dạy đội tuyển ít, không có giờ dạy bồi dưỡng thêm. Ngoài ra học sinh học 
kín tuần, nên thời gian học sinh đầu tư vào cho các bài học đội tuyển rất hạn chế.
 - Tìm ra các phương pháp học sao cho phù hợp, ngắn gọn, đơn giản để học 
sinh dễ nhớ, dễ hiểu tiếp thu kiến thức nhanh nhất.
 -Từ thực tiễn trên với tâm huyết và mong muốn được góp phần nhỏ bé 
của mình vào việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn tôi đưa ra một số giải 
pháp hướng dẫn học sinh ôn tập một cách hiệu quả chương trình sinh học lớp 8. 
Tôi đặc biệt chú trọng tới chương IV: Hô hấp. Đây là kiến thức gắn liền với thực 
tiễn. Mặt khác, phần kiến thức này có trong tất cả các đề thi học sinh giỏi Huyện 
và các đề thi học sinh giỏi khoa học tự nhiên cấp Tỉnh. Qua đề tài này giúp học 
sinh có cách suy nghĩ, tìm tòi góp phần phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, hệ 
thống khái quát hóa. Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, từ đó có phương pháp học 
tập góp phần nâng cao chất lượng dạy đại trà và đặc biệt là bồi dưỡng học sinh 
giỏi.
II. Một số giải pháp
1. Giải pháp 1: Xác định được mục tiêu với môn học
 - Đặt ra mục tiêu 
 - Có tư duy tích cực, thái độ nghiêm túc, tự tin
 - Định hướng ôn tập
 - Ba giai đoạn ôn thi
 + Tổng quát kiến thức
 + Luyện đề, luyện kỹ năng, luyện phương pháp.
 + Tối ưu kiến thức
 - Chia thời gian hợp lý: lập thời gian biểu cho từng ngày, từng tuần, từng 
tháng rõ ràng
2. Giải pháp 2: Giáo viên đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp
 Khi đưa chuyên đề vào giảng dạy, tôi chú trọng rèn luyện cho học sinh 
phương pháp tự học là chính. Ngoài ra, tôi còn kết hợp với một số phương pháp: 
 1 b. Phương pháp đọc
- Học sinh tự đọc thông tin trong sách giáo khoa, sách tham khảo từ đó rút ra 
kiến thức cho mình.
- Phân tích được các ví dụ, hình vẽ, sơ đồ trong sách giáo khoa. Mô tả được sự 
vật, hiện tượng, giải thích được các hiện tượng thực tế.
- So sánh kiến thức 
 + Vấn đề, khái niệm
 + Sách cơ bản và sách nâng cao cùng vấn đề.
- Không bỏ qua, bỏ xót mục “ Em có biết” trong sách giáo khoa.
4. Giải pháp 4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra miệng, giải bài tập trên bảng hoặc yêu cầu 2 
học sinh tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Kiến thức nào chưa thuộc, phải học lại 
cho thật thuộc. Chưa hiểu bạn nào hiểu giảng lại cho bạn chưa hiểu. Nếu cả hai 
bạn chưa hiểu, không làm được thì giáo viên giải thích cặn kẽ cho học sinh hiểu 
đưa ra các ví dụ cụ thể liên hệ thực tiễn.
- Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài tập về nhà khi giao nhiệm vụ cho 
học sinh, nhóm học sinh .
- Đánh giá, nhận xét cho điểm các bài làm tốt của học sinh cũng như các nhóm 
học sinh 
- Nêu gương các nhóm, các cá nhân học sinh có các bài làm tốt để động viên và 
khuyến khích các học sinh khác 
5. Giải pháp 5: Giáo viên cần chuẩn bị bài theo hướng dạy học tích hợp phát 
triển năng lực của học sinh .
- Giáo viên hệ thống hệ thống các câu hỏi trọng tâm, pho to các câu hỏi ôn tập 
dạng tự luận, trắc nghiệm, đề thi minh họa phát cho học sinh.
- Học sinh làm đề cương ôn tập, giải đề.
- Giáo viên thu bài chấm điểm, nhận xét ưu nhược điểm, sửa sai
III. Các bước ôn tập hiệu quả môn sinh học
* Bước 1: Xác địch mục tiêu rõ ràng
* Bước 2: Lên kế hoạch và sắp xếp thời gian
* Bước 3: Phương pháp đọc
* Bước 4: Sơ đồ tư duy (mind mapping)
* Bước 5: Ứng dụng lý thuyết vào thực hành 
* Bước 6: Tăng tốc cho kỳ thi
* Bước 7: Đi thi
IV. Công thức để đạt điểm tuyệt đối
- Đọc bài trước khi nghe giảng
 3 5 b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu?
c. Ý nghĩa của việc của hô hấp sâu?
(Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml).
Câu 15: Một người sống 80 tuổi và hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi 
nhịp hít vào với một lượng khí là 450 ml. 
 a.Tính lượng khí ôxi người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp?
 b.Tính lượng khí cacbonic người đó thải ra môi trường bằng con đường hô hấp?
 c.Làm thế nào trng tương lai con người vẫn được đảm bảo khí ôxi để hô hấp? 
Biết thành phần không khí hít vào và thở ra như sau:
 O2 CO2 N2 Hơi nước
Khi hít vào 20,96% 0,03% 79,01% Ít
Khi thở ra 16,40% 4,10% 79,50% Bão hòa 
Câu 16: Hãy trình bày cơ chế tự điều hòa hô hấp ở cơ thể người?
2. Câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?
A. Thanh quản B. Thực quản
C. Khí quản D. Phế quản
Câu 2: Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò 
khác ?
A. Khí quản B. Thanh quản C. Phổi D. Phế quản
Câu 3. Phổi người trưởng thành có khoảng
 A. 200 – 300 triệu phế nang. C. 700 – 800 triệu phế nang.
 B. 800 – 900 triệu phế nang. D. 500 – 600 triệu phế nang.
 Câu 4. Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ 
các tác nhân gây hại ?
 A. Phế quản B. Khí quản C. Thanh quản D. Họng
 Câu 5. Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ?
 A. 4 lớp B. 3 lớp C. 2 lớp D. 1 lớp
 Câu 6. Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là
 A. lá thành. B. lá tạng. C. phế nang. D. phế quản.
 Câu 7. Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế
 A. bổ sung. B. chủ động. C. khuếch tán. D. thẩm thấu
 Câu 8. Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng
 A. 2500 – 3000 ml. B. 3000 – 3500 ml. 
 C. 1000 – 2000 ml. D. 800 – 1500 ml.
Câu 9. Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?
 A. Hêrôin B. Côcain C. Moocphin D. Nicôtin
 7 3. Một người bình thường thở 20 nhịp/phút. Tính thể tích khí lưu thông qua phổi 
trong 1 phút.
4. Tại sao một người thở sâu gắng sức nhiều lần có thể nhịn thở lâu hơn người 
bình thường?
5. Khí CO được hình thành như thế nào? Hãy nêu tác hại của khí CO với cơ thể.
6. Vì sao luyện tập thể dục, thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được 
dung tích sống lí tưởng?
Câu 6: Trích đề thi chọn học sinh giỏi KHTN cấp huyện lớp 8 của Phòng 
GD&ĐT huyện Bình Xuyên năm học 2016 -2017
Theo báo Người lao động đưa tin chiều ngày 01/01/2016 tại lò nung vôi do ông 
Lê Văn Thông, thôn Yên Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh 
Hóa làm chủ lò, tổ chức thuê người vào lò. Ông Phạm Văn Tuyên đang xếp đá, 
than vào lò thi bị ngất do phía dưới một nhóm khác tổ chức đốt lò.Thấy ông 
Tuyên ngất ông Thông và 7 người khác vào cứu đưa ông Tuyên ra. Tuy nhiên 
tất cả 9 người đều nhanh chóng bị ngất, sau khi được giải cứu và đưa đi cấp cứu 
đến tối ngày 01/01/2016 đã có 8 người tử vong. Qua thông tin trên em hãy cho 
biết:
1. Chất khí làm 9 người bị ngất nhanh chóng và 8 người tử vong có tên là gì? 
Viết công thức hóa học của chất khí đó?
2. Giải thích vì sao 9 nạn nhân trên hít thở trong điều kiện có nồng độ khí đó cao 
lại bị ngất nhanh chóng và dẫn tới tử vong
Câu 2: Trích đề thi chọn học sinh giỏi KHTN cấp huyện lớp 8 của Phòng 
GD&ĐT huyện Bình Xuyên năm học 2017 – 2018
 Khí A có khả năng kết hợp với Hemogolobin (Hb) của hồng cầu như thế 
nào so với các chất khí khác trong quá trình vận chuyển các chất khí của cơ thể? 
Giải thích? Vì sao không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín và khi dập 
tắt bếp than không nên dùng nước?
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến 
 Sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy môn sinh học lớp 8 chương IV: Hô 
hấp cho giáo viên giảng dạy môn sinh học 8, học sinh giỏi lớp 8 trường THCS 
Bá Hiến
 Đề tài này đã được xây dựng qua quá trình bản thân trực tiếp nghiên cứu 
và vận dụng trong khi giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8. Đề tài nghiên 
cứu vào những vấn đề rất thiết thực và có tính ứng dụng cao. Mỗi nội dung trong 
đề tài mang tính chất khái quát và đã được giải quyết một cách cụ thể, chi tiết, 
cung cấp cho người học cách học nhanh gọn, cụ thể, chính xác. Chính vì việc 
giảng dạy theo nội dung của đề tài này sẽ không chỉ giúp học sinh có một hệ 
 9 Sau khi khảo sát
 Tổng Đạt giải cấp Huyện Đạt giải cấp Tỉnh
 Năm học
 số học 
 Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK
 sinh
 2017 -
 2018 18 0 0 1 4 0 1 1 3
 - Sau khi áp dụng chuyên đề chất lượng học sinh giỏi, có sự tiến bộ rõ rệt 
theo năm học. Số lượng học sinh yêu thích môn học ngày càng nhiều và các em 
tự giác, tích cực học tập hơn.
 - Sáng kiến kinh nghiệm có tính khả thi cao.
 - Chất lượng giải cao hơn, học tập đạt hiệu quả tốt
 + Mang lại lợi ích về kinh tế.
 Sáng kiến này sẽ giúp các em rút ngắn được thời gian học tập. Do đó sẽ có 
nhiều thời gian làm các việc khác , đó cũng là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế. 
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 - Để giáo viên và học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản trọng tâm.
 - Giáo viên chuẩn bị trước các kiến thức trọng tâm, câu hỏi ôn tập, đề thi 
minh họa
 - Soạn bài theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực, phẩm 
chất của học sinh 
 - Giáo viên có chấm chữa bài của học sinh làm ở nhà để động viên 
khuyến khích tinh thần học tập của các em đặc biệt là nêu gương những học sinh 
học tập tích cực để các học sinh khác có ý thức tự học cao
 - Qua sinh hoạt chuyên môn giáo viên trao đổi chuyên môn với các giáo 
viên chuyên môn ở các trường trong Huyện
 - Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát sao trước những vấn đề 
đổi mới của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng 
dạy học, cung cấp thêm tài liệu cho thư viện nhà trường để GV và học sinh tham 
khảo.để giáo viên tích cực lĩnh hội và áp dụng những đổi mới cả về hình thức 
và nội dung dạy học.
đ) Khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng cơ quan tổ chức 
nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
 11

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_huong_dan_hoc_sinh_on_tap_hieu_qua_chu.docx