SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Lớp 8

doc 23 trang sklop8 16/04/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Lớp 8

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Lớp 8
 MỤC LỤC
Phần A: Phần mở đầu 2
1. Lí do chọn đề tài......... 2
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
Phần B: Nội dung............ 4 
I. Cơ sở lý luận............ 4 
II. Cơ sở thực tiễn........... 7
III. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8.. 8
IV. Giáo án thực hiện 2 tiết dạy.. 12
V. Kết quả.. 22
PhầnC: Kết luận và khuyến nghị 23
 1/23 2.Mục đích nghiên cứu: 
- Đánh giá lại việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp những việc đã 
làm được, những việc chưa làm được, qua đó khắc phục những hạn chế còn tồn 
tại, phát huy những điểm mạnh để thực hiện có hiệu quả cao hơn hoạt động giáo 
dục ngoài giờ lên lớp trong thời gian tiếp theo. 
- Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp đi vào nề nếp, ổn định và phát triển góp phần hoàn thiện mục 
tiêu đào tạo của nhà trường.
3.Đối tượng nghiên cứu: Mét số biện ph¸p nhằm nâng cao chất lượng các tiết 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8.
4.Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung, biện pháp tổ chức các tiết hoạt 
động giáo dục ngoài giờ lên lớp dành cho học sinh lớp 8
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- T×m hiÓu nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- T×m hiÓu thùc tế viÖc thực hiện các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ë 
tr­êng THCS .
- Tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng qua viÖc thùc hiÖn các tiÕt d¹y cụ thể
- §­a ra nh÷ng kÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 3/23 nhiệm, lòng nhân ái, lòng khoan dung, sự cảm thông, tính kỷ luật, trung thực, 
mạnh dạn, tự tin, Xét ở phạm vi rộng hơn, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp còn tạo điều kiện để học sinh được tham gia, được hội nhập vào các hoạt 
động chung. 
-Thông qua các hình thức hoạt động như: tổ chức các trò chơi, tham quan du 
lịch, cắm trại, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật... Hoạt động giáo dục ngoài 
giờ lên lớp còn giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, 
giúp các em phát triển thể chất và thẩm mĩ, giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng 
trong quá trình học tập cả ngày ở trường.
3. Các đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.
3.1.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 
học sinh THCS:
 Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Các em có 
bước phát triển nhẩy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, các em rất hồn nhiên, hiếu 
động, thích tìm tòi, khám phá. Các em đã mạnh dạn hơn có những suy nghĩ táo 
bạo hơn, có nhiều nhu cầu mới hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động, thích sinh 
hoạt, vui chơi với bạn bè. Các em rất hứng thú và nhiệt tình tham gia vào những 
hoạt động tập thể. Chính vì thế mà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải 
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, phải có tác dụng thiết thực đối với việc 
hình thành và phát triển nhân cách học sinh. 
3.2.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khác với các môn học khác:
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy và học trên lớp với 
nhiều hoạt động phong phú đa dạng diễn ra trên bình diện rộng. Trong thực tế 
hiện nay, việc dạy học các môn văn hoá chịu sự chi phối khá chặt chẽ về thời 
lượng, tài liệu học tập, về quy mô tổ chức dạy học, về nội dung dạy học, thì 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lại mang tính chất mở hơn hoạt động dạy 
học về tất cả các mặt: quy mô, hình thức hoạt động, thời lượngHoạt động 
ngoài giờ lên lớp tạo môi trường gắn lí thuyết với thực tiễn. Trong hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp học sinh có điều kiện sử dụng kiến thức, kinh nghiệm 
tri thức đã học, khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết, hình thành kĩ năng kĩ 
xảo, kích thích sự phát triển tư duy. 
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể tổ chức theo những quy mô khác 
nhau như: tổ chức theo nhóm, tổ chức theo lớp hoặc tổ chức theo khối lớp. 
- Thời điểm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng rất linh hoạt. Tùy 
theo quy mô và tính chất có thể tổ chức hoạt động vào giờ ra chơi, có thể trong 
tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt lớp, có thể vào một buổi trong tuần, cuối 
tuần
 5/23 II. C¬ së thùc tiÔn: 
* Thực trạng việc giảng dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở 
Trường THCS: 
a. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu và sự giúp 
đỡ của khối chủ nhiệm trong nhà trường.
 - Giáo viên chủ nhiệm được tập huấn về việc đổi mới phương pháp tổ chức 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và được dự nhiều tiết chuyên đề cấp quận 
có chất lượng cao.
 - Trong lớp có nhiều học sinh thông minh, nhanh nhẹn, có năng khiếu văn 
nghệ nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động .
 - Công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học ngày càng hiện đại tạo 
điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động .
b. Khó khăn:
- Trong tất cả các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các tháng đều do 
giáo viên chủ nhiệm giảng dạy. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao sẽ rất khó bởi 
lẽ các giáo viên chủ nhiệm không được đào tạo chính quy mà chủ yếu là được 
hướng dẫn tại các lớp tập huấn và tự học thông qua các tiết chuyên đề. Bên 
cạnh đó năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của một số 
giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên còn có quan niệm đây là môn học phụ, 
không quan trọng, cắt xén thời gian dành để giành cho môn học khác.
- Bên cạnh đó môn học này không có nhiều sự hỗ trợ của các tài liệu giảng dạy 
đòi hỏi người dạy phải có kĩ năng tổng hợp kiến thức trong chương trình dạy, 
kết hợp với vốn sống thực tế của giáo viên.
- Để tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả yêu cầu giáo viên 
phải có nhiều thời gian chuẩn bị, nghiên cứu nhiều cách tổ chức giảng dạy. 
Tuy nhiên hiện nay giáo viên chủ nhiệm chỉ được tính 4 tiết trên một tuần thì 
quá ít thời gian việc nghiên cứu, đầu tư cho tiết học hoạt động giáo dục ngoài 
giờ lên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn....
- Trong tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì học sinh đóng vai trò 
rất quan trọng vì học sinh chính là nhân tố chính. Thế nhưng học sinh THCS 
đang ở độ tuổi thanh thiếu niên nên tâm lý của các em chưa ổn định, đang muốn 
tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống, chưa nhận thức được việc học một 
cách đầy đủ và thường có quan niệm rằng đây không phải là môn học chính vì 
thế thường xem nhẹ tiết học này. 
- Nhiều học sinh còn rất rụt rè, chưa chủ động và chưa có kinh nghiệm trong 
điều hành các hoạt động . Một số học sinh khác còn nhút nhát, thiếu tự tin, 
 7/23 chuyện phải có giọng kể truyền cảm
4. Tổ chức các hoạt động phong, phú đa dạng, hấp dẫn:
 Các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quy định trong phân 
phối chương trình theo từng chủ điểm. Thế nhưng tổ chức như thế nào để gây 
hứng thú trong học sinh quả là một vấn đề rất khó. Theo kinh nghiệm của tôi, 
một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công của giờ học chính là đa dạng hóa 
các hoạt động dạy và học. Không chỉ đơn thuần bằng các câu hỏi về kiến thức 
khô khan mà thay vào đó là vận dụng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội 
vui học tập thông qua các trò chơi: “ Chiếc hộp kì diệu”, “Bông hoa may mắn”, 
“ Rung chuông vàng”, “ Ai nhanh hơn”, “ Ngôi sao may mắn” “ Theo dòng 
lịch sử”, “ Ghép tranh’, “ Thử tài của bạn”, “ Tìm kiếm tài năng”. Điều đó 
sẽ tạo được sự hứng thú, sự cạnh tranh lành mạnh trong mỗi đội chơi, mỗi học 
sinh đều có cơ hội được thể hiện mình, khát khao chiến thắng.
5.Các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp có sức thu hút mọi đối tượng học sinh 
tham gia:
 Nếu trong giờ hoạt động mà chỉ có một số học sinh tham gia thì tiết học 
chưa thể gọi là thành công. Bởi vì một số học sinh không tham gia sẽ cảm thấy 
thụ động, chán nản, gò bó. Vậy phải làm như thế nào để giờ học có thể thu hút 
được tất cả học sinh cùng được tham gia. Trước hết ngay từ khi thiết kế bài 
giảng, trong phần thi tìm hiểu về kiến thức, giáo viên cần sử dung hệ thống câu 
hỏi phân loại đối tượng học sinh. Hệ thống câu hỏi sẽ đi từ dễ đến khó. Câu hỏi 
phong phú đa dạng dưới nhiều hình thức. Tiếp theo là tập huấn cho học sinh dẫn 
chương trình khi gọi các bạn trả lời không chỉ gọi những bạn sôi nổi mà cần phải 
gọi cả các bạn còn ngại ngùng, e dè không dám giơ tay phát biểu. Có thể các 
bạn biết nhưng chưa tự tin thì phải khéo léo lôi kéo bạn tham gia vào các hoạt 
động. Bên cạnh đó phải thường xuyên động viên để các bạn khác nhiệt tình 
tham gia. Có như vậy thì giờ hoạt động mới có thể cuốn hút mọi đối tượng học 
sinh.
6. Sau mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo viên phải rút ra bài 
học kinh nghiệm từ việc tổ chức các các hoạt động:
 Sau mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, điều quan trọng là mỗi 
giáo viên phải rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc hướng dẫn học 
sinh chuẩn bị, nội dung kiến thức, hình thức hoạt động, tiến trình hoạt động, kết 
thúc hoạt động... 
 Ví dụ với chủ điểm tháng 10: “ Chăm ngoan, học giỏi”, ngoài việc củng cố 
kiến thức các môn học, rèn các kỹ năng thì thông qua các tiết mục kể chuyện, 
đọc thơ, đóng kịch giáo viên chủ nhiệm còn cần phải rút ra kinh nghiệm hướng 
 9/23 mỗi tiết học, tôi thường giành một lượng thời gian nhỏ để đánh giá hoạt động 
ngoài giờ lên lớp của các em. Trước tiên, tôi sẽ nhận xét về tình hình thực hiện, 
ý thức chuẩn bị và tham gia, và đặc biệt là khen thưởng cho những cá nhân, 
những tổ, nhóm có sự chuẩn bị chu đáo, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất, 
người kể chuyện hay nhất, tiết mục đọc thơ diễn cảm nhất.Việc làm này đã có 
tác dụng khuyến khích, động viên tinh thần của các em làm cho các em hăng 
say, yêu thích và cố gắng hơn ở các hoạt động ngoài giờ lên lớp tiếp theo.
 Víi nh÷ng kinh nghiÖm rót ra tõ qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y, t«i xin ®­îc minh ho¹ 
b»ng viÖc tr×nh bµy gi¸o ¸n hai tiÕt d¹y :
 TiÕt 1 : Chủ điểm tháng 10 : Chăm ngoan, học giỏi 
 Tiết 2 : Chủ điểm tháng 3 : Tiến bước lên Đoàn.
IV. Gi¸o ¸n thùc hiÖn hai tiÕt d¹y:
 TiÕt 1: Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện đạo đức để xứng 
đáng con ngoan trò giỏi, sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng điều khiển, tự quản.
 - Rèn tác phong tự tin khi tham gia tổ chức các hoạt động trên lớp và trình 
bày ý kiến trước tập thể.
 -Biết nhận xét, đánh giá , học hỏi, đoàn kết thông qua hoạt động tập thể.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh:
 - Có thái độ học tập đúng đắn
 - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; 
 - Có ý thức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, 
cháu ngoan Bác Hồ.
 4. Định hướng phát triển năng lực: 
a. Năng lực chung
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân
- Năng lực xã hội
- Năng lực công cụ
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
 11/23

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_cac_tiet_hoat.doc