SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh Khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krôn

doc 29 trang sklop8 18/07/2024 741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh Khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh Khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krôn

SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh Khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh - Huyện Krôn
 Trường THCS Lương Thế Vinh Giáo viên: Đào Khả Sơn
 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành 
 những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, 
 bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, 
 Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh 
 của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội. Ngay sau khi đất 
 nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước 
 Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định:“ Non sông Việt Nam có trở 
 nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu 
 hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. 
 Nói đến học sinh tức là nói đến thế hệ đang nắm giữ trong tay tri thức cùng 
 với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. 
 Tuy mang trên mình một sứ mệnh to lớn nhưng trong thực tế không ít học sinh, 
 thanh thiếu niên đang dần bị “tha hóa” về đạo đức. 
 Nguồn: Internet
 SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong 1
 công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk Trường THCS Lương Thế Vinh Giáo viên: Đào Khả Sơn
 biệt sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho ta cái nhìn sâu, rộng về vấn đề 
 này.
 Sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đã cho ta có cái nhìn sâu, 
 rộng về những biểu hiện hư hỏng của học sinh hiện nay: Đánh nhau, ham chơi, bỏ 
 tiết, vô lễ với giáo viên, nói dối bố mẹ thường xuyên, hút thuốc lá, Nghiện chơi 
 game( Như game Liên minh huyền thoại, bắn đột kích) ...; thậm chí một số em đã 
 rơi vào tình trạng nghiện cần xa, đập đá và hút thuốc lá ngay từ rất nhỏ, dẫn đến 
 trộm cắp tài sản của gia đình, làng xóm và có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội như việc 
 đánh nhau có tổ chức, ma tuý, mại dâm. Làm cho luân thường đạo lý, nghĩa thầy 
 trò, tình bè bạn bị mai một.
 Chúng ta không còn lạ lẫm gì về hình ảnh học sinh tụ tập hút thuốc lá trước 
 cổng trường, sau nhà về sinh hoặc đâu đó gần khuôn viên trường học và tôi đã từng 
 bỏ rất nhiều thời gian để đi tìm học sinh trong các quán Internet ven đường khi đến 
 giờ vào lớp mà chưa thấy học sinh mình đến lớp, trong khi gọi điện thoại về nhà bố 
 mẹ thông báo em đã đến trường từ rất sớmvv. Tình trạng học sinh vi phạm nội 
 quy, tham gia vào những trò vô bổ ngày càng nhiều, những vấn nạn xã hội xâm 
 nhập vào trường học và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
 Chắc chắn rằng mỗi chúng ta ai cũng phải giật mình khi nhận ra học sinh 
 ngày càng muốn thể hiện mình là đại ca, đàn anh đàn chị: không phục tùng là đánh, 
 xích mích nhỏ cũng đánh, bị kích động là đánhTóm lại các em đưa những hành 
 động bạo lực vào trường học từ lúc nào. Không phải đánh tay đôi mà là đánh hội 
 đồng, nhiều người đánh một ngườithật nguy hiểm và đáng sợ.
 Trên địa bàn nơi tôi công tác, tình trạng lập gia đình sớm đối với các em học 
 sinh là người đồng bào dân tộc Ê đê vẫn còn xảy ra khá nhiều, chỉ vì ham chơi, lười 
 học, yêu sớm hoặc do nạn tảo hôn gây ra. Không chỉ đối với những học sinh cá biệt 
 cần xử lí giáo dục, mà ngay cả những học sinh ngoan, học giỏi cũng khiến chúng ta 
 bận tâm. Vấn nạn yêu sớm đang dần trở thành phổ biến. Các em gần như công khai 
 thổ lộ tình cảm trước mặt thầy cô, bạn bè mà không cảm thấy ngại ngùng, lúng 
 túng.
 Và còn nhiều vấn đề khác như tệ nạn đập đá, hút cần xa, sử dụng điện thoại 
 Smart Phone, Facebook, nói tục chửi thề, xúc phạm thầy cô giáo đang diễn ra tại 
 địa bàn nơi tôi công tác nói riêng và ở nhiều trường học trên địa bàn huyện Krông 
 Ana, trên cả nước nói chung. khiến chúng ta không thể không bắt tay vào cuộc. 
 Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi thực hiện đề tài SKKN “Một số biện 
 pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 
 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông 
 ana – Tỉnh Đắk lắk”. Nhằm có cái nhìn sâu, rộng hơn về thực trạng đạo đức học 
 SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong 3
 công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk Trường THCS Lương Thế Vinh Giáo viên: Đào Khả Sơn
 tâm hàng đầu”.
 Theo sự ghi nhận trong công tác giảng dạy qua các năm về khối học sinh lớp 
 8 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk thì 90% các 
 em đã bước vào tuổi dậy thì và các em rất muốn tìm hiểu về sự phát triển của bản 
 thân mình, muốn khẳng định mình, chứng tỏ mình là người lớn. Như vậy, việc 
 quan tâm chăm sóc và giáo dục các em trong giai đoạn này cần được đặt lên hàng 
 đầu. Trước thực trạng trẻ em nói chung và độ tuổi vị thành niên nói riêng hư hỏng, 
 sa sút về đạo đức đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ khiến cho mọi người 
 không khỏi bàng hoàng, sửng sốt thì việc tăng cường giáo dục đạo đức học sinh là 
 vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay.
 Chính vì vậy vai trò của ngành giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng 
 sống cho các em học sinh là rất cần thiết. Chúng ta cần có những biện pháp tích 
 cực để ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi sai trái về đạo đức trong trường học. Có giải 
 pháp nào hay nâng cao giá trị đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khi ngồi trên ghế 
 trường phổ thông ? 
 II. Thực trạng vấn đề
 a. Thuận lợi
 Được sự đồng thuận, tín nhiệm và hỗ trợ của phụ huynh học sinh, sự phối 
 hợp của giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong đó có sự hỗ trợ đắc lực của 
 Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM. Các giáo chủ nhiệm có điều kiện để trao đổi, 
 phối hợp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 Được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, BGH trường 
 THCS Lương Thế Vinh và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Huyện Krông Ana, nhiều 
 đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã được cử đi tập huấn về nghiệp vụ công tác chủ 
 nhiệm lớp, phát triển kĩ năng sống cho học sinh.
 Lực lượng cán bộ, giáo viên tại trường THCS Lương Thế Vinh gồm có 52 
 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có rất nhiều giáo viên có kinh nghiệm chủ 
 nhiệm lâu năm và đạt được thành tích cao trong công tác chủ nhiệm, có nhiều 
 phương pháp giáo dục học sinh phù hợp vời từng đối tượng nên rất thuận lợi cho 
 công tác giáo dục đạo đức học sinh.
 Học sinh trong trường đa phần là chăm ngoan, chăm học và được sự quan 
 tâm của gia đình và xã hội, trường THCS Lương Thế vinh luôn đứng vị trí thứ hai 
 trong nhiều năm liền về công tác mũi nhọn của học sinh, nhiều học sinh đạt giải 
 cao trong kỳ thi các môn văn hóa, TDTT cấp huyện, cấp tỉnh.vvv.
 Ban lãnh đạo các trường THCS THCS Lương Thế Vinh đã tạo điều kiện tốt 
 nhất cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm như được giảm số tiết dạy theo quy 
 định, được trang bị tư liệu, tài liệu và được phân công giảng dạy thuận lợi cho công 
 SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong 5
 công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk Trường THCS Lương Thế Vinh Giáo viên: Đào Khả Sơn
 kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là quan hệ thống nhất không 
 thể tách rời trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. 
 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 1. Mục tiêu của giải pháp.
 Tìm hiểu nguyên nhân học sinh tham gia các tệ nạn xã hội. 
 Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể 
 để tìm ra biện pháp ngăn chặn và sử lí kịp thời những hành vi vi phạm nội quy 
 trường lớp.
 Trong giờ sinh hoạt lớp sau khi các tổ trưởng, ban cán sự lớp hoàn thành 
 phần báo cáo, nhận ra điểm cần phát huy, điểm cần khắc phục. Giáo viên nhận 
 xét về hoạt động và đề ra kế hoạch cho tuần kế tiếp. Tìm hiểu kỹ các lý do gây ra 
 các lỗi của các thành viên vi phạm, giải quyết một cách triệt để không để tái phạm. 
 Phối hợp với Phụ huynh của lớp để khuyên bảo, nhắc nhở các em vi phạm, mời các 
 hội trưởng hội phụ huynh dự tiết sinh hoạt lớp 1 lần/1 tháng.
 Phối hợp với Ban nề nếp, ban lãnh đạo nhà trường để xử lý vi phạm khi các 
 em tái phạm nhiều lần, mời ban lãnh đạo dự tiết sinh hoạt khi có học sinh vi phạm 
 lỗi mà không có biến chuyển. 
 Công tác phối hợp chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc 
 giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế sự gia tăng tệ nạn trong trường học. 
 2. Nội dung và cách thức thực hiện.
 * Các bước tiến hành xử lý các vi phạm nội quy đạo đức của học sinh khối 
 8 trong công tác chủ nhiệm.
 Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phân 
 loại đối tượng học sinh.
 Các em học sinh khối lớp 8 phần đa đang ở độ tuổi 14 tuổi trở lên, hầu hết 
 các em đã bước vào tuổi dậy thì, là giai đoạn “Nửa người lớn, nửa trẻ con”, các em 
 rất muốn tìm hiểu về sự phát triển của bản thân mình, muốn khẳng định mình, 
 chứng tỏ mình là người lớn. Do đó các em có nhiều biểu hiện thái quá, khó làm chủ 
 bản thân, dễ dẫn đến vi phạm đạo đức của học sinh, vi phạm nội quy, nền nếp của 
 trường, lớp. 
 Như vậy, việc quan tâm chăm sóc và giáo dục các em trong giai đoạn này 
 cần được đặt lên hàng đầu. Trước thực trạng trẻ em nói chung và độ tuổi vị thành 
 niên nói riêng hư hỏng, sa sút về đạo đức đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ 
 khiến cho mọi người không khỏi bàng hoàng, sửng sốt thì việc tăng cường giáo dục 
 đạo đức học sinh là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay.
 SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong 7
 công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk Trường THCS Lương Thế Vinh Giáo viên: Đào Khả Sơn
 - Bản thân HS: Cá tính của 1 số HS chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức 
 học sinh trong trường học, đôi khi không làm chủ được bản thân, 
 - Thanh thiếu niên ngoài nhà trường lôi kéo: chủ yếu thuộc các lĩnh vực như 
 sử dụng thuốc lá, gây gổ - đánh nhau; chơi game online, 
 - Tác động của mặt trái xã hội như: sự phát triển của các trang mạng xã hội 
 thiếu lành mạnh, trò chơi trực tuyến, lối sống ảo,  
 Khối lớp 8 có nhiều học sinh chưa ngoan như em Bùi Minh Hoàng, Nguyễn 
 Văn Duy, Y Kiên BKrông, H Rim Byă, Y Prăng, H’Ếch Eban, Đinh Thị Lệ, 
 Nguyễn văn Quyến...vv..v. Có những biểu hiện: không học bài, không ghi bài, hay 
 đi lại tự do trong lớp, phát biểu linh tinh, nói leo, bỏ tiết, nghỉ học ở nhà cả tuần và 
 đặc biệt rất thích làm cho thầy cô nổi giận là niềm vui của các em. 
 Nếu chỉ xét ở lớp tôi công tác là lớp 8A4 đã có 2 học sinh mồ côi cha,1 học 
 sinh mồ côi mẹ, 14/32 học sinh thuộc hộ nghèo, 3 học sinh có cha đi làm ăn xa phải 
 ở với ông bà và còn l9 học sinh có điều kiện sống chỉ ở mức trung bình khá vì chủ 
 yếu là làm thuê và làm ruộng ít quan tâm đến việc học của con em mình. Ý thức 
 học tập của đa số học sinh chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu kém giao động 17%- 26%, 
 mức độ vi phạm nội quy khoảng 50%. Và còn rất nhiều nguyên nhân và thực trạng 
 trong công tác chủ nhiệm nữa.
 Bước 3: Xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án giải quyết các vi phạm nội 
 quy đạo đức học sinh.
 + Tìm hiểu và nắm bắt nguyên nhân học sinh vi phạm nội quy đạo đức 
 và đề xuất một số biện pháp để khắc phục
 Đối với gia đình học sinh:
 NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
 Trước hết là nói về gia đình, cha Đối với những trường hợp như 
 mẹ cưng chiều con cái, muốn con mình vậy giáo viên chủ nhiệm nên gặp riêng 
 có điều kiện tốt để học hành cùng chúng bố mẹ, phân tích phải trái cho phụ 
 bạn được dễ dàng hơn, không muốn con huynh hiểu được việc làm của mình đã 
 mình tủi thân vì thua kém bạn bè, con vô tình làm con hư hỏng, ỷ lại, sống 
 muốn gì là được nấy, nhiều người mẹ thiếu trách nhiệm với bản thân. Cần 
 còn che giấu tội lỗi của con vì sợ bố nghiêm khắc và phối hợp chặt chẽ với 
 đánh, hàng xóm chê cười, vô tình làm giáo viên chủ nhiệm để răn đe, giáo dục 
 hư hỏng con cái nhiều hơn. con em mình kịp thời.
 SKKN: Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong 9
 công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_giai_quyet_tinh_trang_vi_pham_noi.doc