SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Sinh học Khối 8, 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái, xã Eapô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

doc 27 trang sklop8 10/06/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Sinh học Khối 8, 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái, xã Eapô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Sinh học Khối 8, 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái, xã Eapô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Sinh học Khối 8, 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái, xã Eapô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
 MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------------1
 1. Lý do chọn đề tài: -------------------------------------------------------------------1
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:-----------------------------------------------------3
 3. Đối tượng nghiên cứu: --------------------------------------------------------------3
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: -----------------------------------------------------4
 5. Phương pháp nghiên cứu: ----------------------------------------------------------4
II. PHẦN NỘI DUNG --------------------------------------------------------------------5
 1. Cơ sở lý luận: ------------------------------------------------------------------------5
 2. Thực trạng vấn đề: ------------------------------------------------------------------7
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: -------------------------------------------11
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: -------------------------------------------11
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:--------------------11
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. ---------------------------------16
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. ----------19
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------------23
 1. Kết luận:-----------------------------------------------------------------------------23
 2. Kiến nghị: ---------------------------------------------------------------------------23
TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------25 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học khối 8, 9 tại trường 
 THCS Phạm Hồng Thái, xã Eapô, huyện Cư jút, tỉnh Đăk Nông. 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài:
 Kỹ năng sống được xem như một hành trang trong cuộc sống của mỗi người, 
đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh. Chính vì vậy việc rèn luyện kỹ năng sống cho 
học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “ Tiên học lễ, 
hậu học văn” nhưng do sức ép lớn vể chương trình: về điểm số, hoặc nhiều 
nguyên nhân khác nhau nó đã bị xem nhẹ. Đứng trước thực tế xã hội ở những 
năm gần đây Bộ GD - ĐT đã nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 
là việc làm cấp bách ở mọi bậc học đặc biệt là với học sinh THCS lứa tuổi này. 
Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay xấu. 
Đã phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan 
hệ khác giới. 
 Tuổi học trò là lứa tuổi vô tư, hồn nhiên trong sáng, chưa phải âu lo, buồn 
phiền về những vấn đề phức tạp của cuộc sống thường ngày là quãng đời đẹp 
nhất trong cuộc đời mỗi con người. Phải chăng đó chính là những dấu mốc 
khiến người ta dựa vào đó mà dệt nên tương lai muôn màu muôn vẻ. Song, đó 
chỉ là những lý thuyết đơn thuần và chỉ đúng với những em học sinh thực sự biết 
trân trọng tuổi học trò của mình theo đúng nghĩa của nó. 
 Trên thực tế hiện nay, các em trong độ tuổi tươi đẹp này phải gánh chịu 
những hậu quả khôn lường như: Bạo hành trẻ em, bạo lực học đường, xâm hại 
tình dục... Đó là những sai lầm trong cuộc sống, những trải nghiệm mà ở lúa tuổi 
các em chưa nên chạm tới. Những hậu quả đó làm các em mất đi vẻ ngây thơ, 
trong sáng, tinh thần suy kiệt thậm chí có trường hợp các em không dám nói lên 
sự thật mà âm thầm dấu kín trong lòng và có những trường hợp các em phải tìm 
đến cái chết. Vậy, chúng ta đang nói đến vấn đề gì ở đây? Đó chính là sự thiếu 
hiểu biết về kiến thức giới tính dẫn đến nạn mang thai ở tuổi vị thành niên, nạn 
nạo phá thai ở tuổi còn đang đi học đặc biệt là ở nước ta hiện nay. Đây là một 
vấn đề vô cùng nan giải mà tất cả mọi người cùng đang cố gắng tìm cách khắc 
phục. 
 Theo Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn 
 Trường THCS Phạm Hồng Thái 1 GV: Trịnh Thị Hiền Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học khối 8, 9 tại trường 
 THCS Phạm Hồng Thái, xã Eapô, huyện Cư jút, tỉnh Đăk Nông. 
 Do đó, vấn đề quan trọng nhất là việc tuyên truyền, trang bị kiến thức về 
giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì để trẻ vị thành niên mà đặc 
biệt là các em nữ nhận thức đúng vấn đề này, thậm chí phải giúp các em hiểu và 
phân biệt được tình bạn, tình yêu, hôn nhân biết cách tự bảo vệ mình nhằm 
xây dựng một tình bạn vô tư trong sáng, một kỷ niệm thiêng liêng đúng nghĩa 
khi ngồi trên ghế nhà trường. 
 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục kỹ năng sống đặc biệt là kiến thức giới tính 
cho học sinh trung học cơ sở, ngay trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học 
nhất là chương trình sinh học lớp 8, 9 nên tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số 
biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Sinh 
học khối 8, 9 tại trường THCS Phạm Hồng Thái, xã Ea Pô, huyện Cư Jút, 
tỉnh Đăk Nông ''
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 * Mục tiêu:
 Nhằm chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết về giới tính ở 
học sinh trung học cơ sở và từ đó đề ra các biện pháp để trang bị vốn kiến thức 
giúp các em phòng tránh những vấn đề tiêu cực về giới tính và dám đấu tranh về 
quyền lợi của mình. 
 * Nhiệm vụ:
 - Nêu ra một số nguyên nhân khiến các em học sinh THCS thiếu hiểu biết về 
giáo dục giới tính và ngại chia sẻ các vấn đề tế nhị. 
 - Cung cấp một số kiến thức cơ bản về cấu tạo cũng như sinh lý hoạt động 
của cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì qua quá trình học tập ở bộ môn Sinh 
học 8. 
 - Chỉ rõ những phương pháp trang bị kiến thức về giới tính cụ thể cho học 
sinh. 
 - Xây dựng thói quen chia sẻ những vướng mắc trong cuộc sống thực tiễn 
của học sinh. 
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh trung học cơ sở, đặc biệt là các khối lớp 8, 9 Trường THCS Phạm 
 Trường THCS Phạm Hồng Thái 3 GV: Trịnh Thị Hiền Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học khối 8, 9 tại trường 
 THCS Phạm Hồng Thái, xã Eapô, huyện Cư jút, tỉnh Đăk Nông. 
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận:
 Từ xưa đến nay, giới tính vẫn luôn luôn là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, 
nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, vấn đề 
này lại chưa được chú trọng bởi do rất nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là sự e 
ngại, lảng tránh của tất cả mọi người, đặc biệt là người Á Đông như Việt Nam. 
Sự hiểu biết về giới tính đa phần là do bản thân mỗi người tự tìm tòi theo kiểu 
“Một mình mình biết” còn đối với trẻ con thì tuyệt đối “không” vì “chưa đến 
tuổi” hoặc sợ nói đến con trẻ sẽ bắt chước... Mặc dù tuổi dậy thì ở trẻ em Việt 
Nam hiện nay đã bắt đầu sớm hơn do xã hội phát triển, dinh dưỡng vật chất đầy 
đủ, phương tiện thông tin mở rộng hơn. Ở giai đoạn này, các em thường có nhu 
cầu tìm hiểu, học hỏi về đời sống riêng tư, bắt đầu có những rung động về tình 
cảm khác giới, tính tò mò và mong muốn được giải đáp tò mò nhiều hơn, đây là 
thời điểm mà người lớn chúng ta cần quan tâm đến các em nhiều nhất, cũng là 
thời điểm rất thích hợp để giáo dục giới tính cho các em. 
 Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng chúng ta vẫn chưa thực sự nghiêm túc 
trong cách nhìn nhận về vấn đề giới tính, ở gia đình, khi các em muốn bày tỏ 
tâm tư tình cảm thì lại bị cha mẹ trách mắng vì cho rằng đó là chuyện của người 
lớn. Trong chương trình học thì lại đề cập quá ít cụ thể là chỉ ở gần cuối chương 
trình sách giáo khoa sinh học lớp 8 mới có chương “Sinh sản” với một vài bài 
mang tính chất minh họa đại khái. Bản thân giáo viên bộ môn khi dạy chương 
này cũng còn e ngại, chưa thực sự nhiệt tình và ngay chính bản thân học sinh 
cũng không “mặn mà” tiếp nhận. 
 Với quan niệm tránh né như vậy bỗng chốc trở thành điều “cấm kỵ” hay sự 
“vô duyên” khi đề cập đến. Phải chăng chúng ta đang đi ngược lại trong cách 
nhìn nhận về giới tính. Cũng chính thói quen cố hữu này mà hiện nay tình trạng 
học sinh thiếu hiểu biết về giới tính, yêu sớm và bước qua giới hạn đang đứng ở 
con số đáng báo động tại Việt Nam. 
 Vấn đề cấp bách ở đây là cần có những phương pháp để đưa giáo dục giới 
tính vào sự hiểu biết của bản thân mỗi người để có cái nhìn thật sự nghiêm túc 
 Trường THCS Phạm Hồng Thái 5 GV: Trịnh Thị Hiền Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học khối 8, 9 tại trường 
 THCS Phạm Hồng Thái, xã Eapô, huyện Cư jút, tỉnh Đăk Nông. 
đã có nhận thức mơ hồ về giới tính cũng như sự hấp dẫn giới tính, bắt đầu thấy 
tò mò và thích thú đối với sự khác biệt và mối quan hệ giữa hai giới. 
 Từ 14 – 15 tuổi trở đi, sự gia tăng nhanh chóng của các hoocmôn sinh dục 
cùng với nhận thức rõ hơn về giới tính đã thôi thúc trẻ nảy sinh tình cảm với bạn 
khác giới. Ở lứa tuổi này, đặc điểm sinh học của hai giới đã có sự khác biệt rõ 
nét. Trẻ trai đã có đủ đường nét của người đàn ông trưởng thành, có râu, lông 
chân, lông nách, thân hình cao lớn, vai rộng và cơ bắp. Trẻ gái đã mềm mại hơn, 
ngực và mông to lên tạo thành những đường cong quyến rũ. Lúc này, trẻ đã bắt 
đầu hình thành khái niệm “thích”, “yêu”, “kết”, “cặp đôi”. Đặc biệt, cảm xúc 
của trẻ lúc này cực kỳ nhạy bén. Chỉ cần một bạn trai học giỏi, một bạn gái có 
mái tóc dài, một anh chàng đi xe đẹp là trẻ đã có thể rung động và dễ dàng 
đánh đồng những rung động đầu đời của mình thành tình yêu. Tuy nhiên, vì cảm 
xúc và nhận thức chưa chín chắn, chưa ổn định nên tình cảm rất dễ thay đổi, 
hôm nay thích bạn này nhưng ngày mai có thể lại chuyển sang mến thương một 
bạn khác. 
 2. Thực trạng vấn đề:
 * Thuận lợi:
 Ở góc độ khách quan mà nói thì học sinh là lứa tuổi rất nhạy cảm với các vấn 
đề xảy ra xung quanh bản thân mình, các em dễ xúc động trước nhiều hiện 
tượng khác nhau đặc biệt là vấn đề cảm xúc. Đây là lứa tuổi nhiều mộng mơ, 
thường hay tự thêu dệt những mong muốn thầm kín của bản thân nhưng lại luôn 
để trong lòng ít ai biết được. Thời điểm này cũng là lúc các em đặc biệt quan 
tâm về tình cảm của mình, tò mò về tất cả những biến đổi cơ thể và suy nghĩ của 
bản thân, luôn mong muốn được giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến tâm 
sinh liý nên đây là một điều kiện thuận lợi để chúng ta trang bị cho các em 
những kiến thức về giới tính. Mặt khác, trí tuệ trẻ vẫn nằm trong sự ngây thơ, 
bản năng nên rất dễ để hình thành thái độ, hành vi tích cực khi được người lớn 
tận tình dạy bảo. 
 Thời điểm này, nếu cha mẹ luôn gần gũi, trò chuyện và trao đổi một cách 
nghiêm túc về vấn đề giới tính thì trẻ có thể dễ dàng mở lòng để nói hết những 
 Trường THCS Phạm Hồng Thái 7 GV: Trịnh Thị Hiền Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn sinh học khối 8, 9 tại trường 
 THCS Phạm Hồng Thái, xã Eapô, huyện Cư jút, tỉnh Đăk Nông. 
thiết tới việc ngăn chặn tình trạng tiêu cực về thái độ, hành vi vì thiếu hiểu biết 
vấn đề giới tính. 
 Thời kỳ của công nghệ 4. 0 là một trong những thành công lớn của thời đại, 
song nó cũng chính là con dao hai lưỡi đối với những cá nhân thiếu hiểu biết, 
bởi không ít các trang mạng xã hội với các kênh thông tin có tác động rất xấu. 
Kích thích sự tò mò của các em Đó chính là một trong những nguyên nhân lớn 
nhất dẫn đến sai lệch trong ý thức, hành vi của trẻ khiến chúng rơi vào bế tắc. 
 Một hiện thực tương đối khó khăn nữa đó là phụ huynh nhất là người đồng 
bào đa phần là dân lao động, các bậc phụ huynh thường làm kinh tế (ở luôn 
trong rẫy), có gia đình cha mẹ ở hầu như cả tháng mới về nhà một lần. Chính vì 
vậy mà việc quản lý con em mình có phần thiếu chặt chẽ. Hơn nữa, qua tham 
khảo một số ý kiến của phụ huynh về vấn đề giáo dục giới tính của gia đình đối 
với các em thì thật bất ngờ do đa phần phụ huynh đều lắc đầu “chưa đề cập 
đến”, nói ra có những phụ huynh còn tỏ ra khó chịu và cho rằng “Nhìn nó chẳng 
biết gì đâu, nói sớm để làm gì?”. Đây có thể nói là “mối đe dọa” rất lớn nếu các 
em tò mò tự nghiên cứu giới tính trên mạng internet. 
 * Thành công:
 Khi tiến hành một số biện pháp như: Trò chuyện với học sinh, phỏng vấn 
phụ huynh, phương pháp thảo luận giữa các học sinh về vấn đề giới tính nhằm 
rút ra kết quả nhận thức của học sinh, bản thân tôi thấy được rằng, tất cả các học 
sinh đều rất thích nghe nói về giáo dục giới tính, nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này 
là rất cao mặc dù ban đầu các em thật sự còn e ngại. Tuy nhiên, khi được khơi 
gợi và dẫn dắt đúng tâm lý, các em sẵn sàng bày tỏ quan điểm về cách nhìn 
nhận, tâm tư, tình cảm thậm chí ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhất về giới 
tính cũng được bộc lộ hết. Như vậy, điều này có ý nghĩa gì? Chẳng phải là rất dễ 
dàng khi người lớn biết quan tâm hơn đến các em một chút, chịu lắng nghe một 
chút và nhìn nhận nghiêm túc một chút với thái độ chân thành sẽ khiến chúng ta 
dễ dàng quản lý các em hơn hay sao?
 Chúng ta vẫn cho rằng các em còn quá ít tuổi để tìm hiểu về vấn đề này 
nhưng thực tế thì chúng lại hiểu vấn đề đến mức kinh ngạc mà nếu không chịu 
 Trường THCS Phạm Hồng Thái 9 GV: Trịnh Thị Hiền

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_ky_nang_song_cho_ho.doc