SKKN Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ thuật nhảy cao kiểu Bước qua cho học sinh Lớp 8 THCS

doc 16 trang sklop8 16/07/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ thuật nhảy cao kiểu Bước qua cho học sinh Lớp 8 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ thuật nhảy cao kiểu Bước qua cho học sinh Lớp 8 THCS

SKKN Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ thuật nhảy cao kiểu Bước qua cho học sinh Lớp 8 THCS
 SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ 
 thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.
 PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
 TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI SAI 
 THƯỜNG MẮC TRONG VIỆC HỌC KỸ THUẬT NHẢY CAO 
 KIỂU “ BƯỚC QUA” CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS
 Họ và tên: Nguyễn Xuân Phong
 Đơn vị: Trường THCS Lê Văn Tám 
 Trình độ chuyên môn: CĐSP Thể - Sinh
 Môn đào tạo: Thể - Sinh
 Bình Hòa, tháng 2 năm 2016
 GV: Nguyễn Xuân Phong - Trường THCS lê Văn Tám 1 SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ 
 thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.
I/ Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài:
 Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển rất mạnh mẽ về mọi mặt: kinh 
tế, chính trị, xã hội thì thể dục, thể thao là một mảng không thể thiếu được của 
đời sống con người hiện đại. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên nhằm nâng 
cao sức khỏe, thể chất phát triển, thân thể cường tráng, cải thiện giống nòi con 
người Việt Nam. Giúp chúng ta có lối sống lành mạnh tránh sa vào các tệ nạn xã 
hội, từ đó học tập và lao động đạt kết quả cao. Mặt khác thể dục, thể thao có ý 
nghĩa về mặt chính trị hết sức sâu sắc làm cho các dân tộc quốc gia trên thế giới 
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
 Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa xã hội, có 
những giá trị về mặt vật chất và tinh thần, đối tượng hoạt động thể dục thể thao là 
con người. Do vậy thể dục thể thao là đối tượng hoạt động nhằm hoàn thiện chính 
bản thân con người.
 Thể thao học đường được xem là tiền đề cho thể thao thành tích cao, là nơi 
đầu tiên để những tài năng thể thao tỏa sáng.
 Hình thành và phát triển thể lực của mỗi con người sẽ tạo điều kiện cho trí 
tuệ phát triển được tốt. Thể dục thể thao giúp cho học sinh có được sức khỏe tốt từ 
đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao 
hơn, chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục để các em trở thành những 
người có ích cho xã hội. Khi tham gia thể dục thể thao đòi hỏi học sinh phải có tính 
kỉ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố 
gắng, tính thật thà trung thực, chính là tác dụng góp phần giáo dục đạo đức và hình 
thành nhân cách của các em học sinh. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, có 
kế hoạch giúp các em có một nếp sống lành mạnh, vui tươi học tập và làm việc 
khoa học. 
 Đặc điểm cơ bản của môn học Thể dục là học lý thuyết gắn liền với thực 
hành, biết lý thuyết để thực hành chính xác hơn, ngược lại qua thực hành sẽ làm 
cho người học năm sâu lý thuyết hơn, từ đó hiệu quả học tập đạt kết quả cao hơn. 
Trong thực tế phần thực hành chiếm tỷ trọng lớn vì chỉ có thông qua thực hành tập 
luyện thì các bài tập thể dục thể thao đúng phương pháp khoa học thì mới đem lại 
sức khỏe, thể lực, mà sức khỏe thể lực là mục tiêu cơ bản của thể dục thể thao do 
đó luyện tập là hình thức cơ bản thể hiện đặc trưng của môn học thể dục.
 Môn học Thể dục ở trường trung học cơ sở còn tạo cho học sinh có một trình 
độ văn hóa nhất định, giúp các em kỹ năng cơ bản để tập luyện và giữ gìn sức khỏe 
nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, có thói quen tự tập luyện 
hàng ngày, và thể hiện khả năng về bản thân thể dục thể thao, biết vận dụng vào 
cuộc sống.
 Việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Thể dục ở trường trung học cơ sở Lê 
Văn Tám có nhiều vấn đề liên quan như: Cơ sở vật chất của nhà trường, trang thiết 
bị dạy học, điều kiện hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, ý thức học tập của học 
 GV: Nguyễn Xuân Phong - Trường THCS lê Văn Tám 3 SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ 
 thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.
người học được diễn ra trong quá trình giảng dạy đều phải tuân thủ nguyên tắc hình 
thành kĩ năng, kĩ xão vận động. Từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ trực 
quan đến tư duy và từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó giúp người học chuyển từ việc 
nắm vững chắc có hệ thống sang thực hiện động tác kĩ thuật một cách toàn vẹn và 
thành thạo.
 Quá trình dạy học kĩ thuật động tác được chia làm 3 giai đoạn, tương ứng với 
3 giai đoạn quá trình hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động đó là:
 * Giai đoạn học ban đầu:
 Ở giai đoạn này giáo viên, huấn luyện viên phải giúp người học nắm vững 
nguyên lý kĩ thuật và năng lực cần thiết thực hiện động tác, hạn chế sự chuyển đổi 
xấu của kĩ thuật, động tác trước đó. Trong giai đoạn này hưng phấn thần kinh của 
người học bị lan tỏa và dễ khuếch tán sang vùng thần kinh khác, phản ứng trả lời 
còn chưa được chọn lọc nhiều nhóm cơ thừa bị lôi cuốn vào hoạt động và cơ thể 
chưa phân biệt được chính xác các kích thích có điều kiện khác nhau. Do đó, khi 
thực hiện kĩ thuật động tác người học mắc phải sai lầm bị động tác thừa và tốn 
nhiều sức lực.
 * Giai đoạn sâu chi tiết:
 Ở giai đoạn này người học hiểu sâu hơn các qui luật hoàn thiện kĩ năng vận 
động, động tác được thực hiện chính xác hóa theo đặc điểm không gian và thời 
gian. Trong giai đoạn này định hình động lực được hình thành trên võ não. Song 
vẫn chưa đầy đủ và vững chắc sau vài lần lặp đi lặp lại động tác hiện tượng khuếch 
tán của các quá trình thần kinh giảm dần đi, hưng phấn chỉ tập trung vào những 
vùng nhất định. Hệ thống các cử động không phải thay đổi ở tất cả các giai đoạn 
những động tác đó được tiếp thu đúng thì sẽ được lặp lại đúng và dần dần tự động 
hóa, động tác phối hợp tốt hơn, các động tác thừa bị ức chế. Tùy theo mức độ nắm 
vững kĩ thuật mà tự động hóa chuyển kĩ năng thành kĩ xảo vận động nhanh hay 
chậm.
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện động tác vẫn còn đòi hỏi sự kiểm tra của võ 
não và cơ quan thị giác.
 * Giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật động tác:
 Ở giai đoạn này định hình động lực trên võ não được xây dựng vững chắc, hệ 
thống chức năng của động tác đã có tính chất ổn định.
 Các cơ quan trong cơ thể phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, kĩ thuật 
động tác được thực hiện một cách tự động hóa đạt đến mức hoàn thiện. 
 Không cần đến sự kiểm tra của vỏ não và cơ quan thị giác, động tác không bị 
rối loạn hoặc chuyển xấu khi các điều kiện khách quan thay đổi. Cuối giai đoạn này 
kĩ xảo vận động đạt đến mức vững và có tính biến dạng. Trong giai đoạn này công 
tác giảng dạy cần phải chú ý đến từng đặc điểm kĩ thuật để tiến hành lựa chọn các 
phương tiện, phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giáo viên có thể sử dụng phương 
pháp tổng hợp hoặc phân đoạn để củng cố kĩ xão và phát triển tính biến dạng của 
nó, hoặc cấu tạo lại phần kĩ thuật cho tương ứng với sự phát triển các tố chất thể 
lực của người học nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thi đấu.
 GV: Nguyễn Xuân Phong - Trường THCS lê Văn Tám 5 SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ 
 thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.
 - Trong quá trình khắc phục những lỗi thường mắc phải của học sinh phần 
nào ảnh hưởng tới những học sinh có năng khiếu. 
2.3/ Mặt mạnh, mặt yếu: 
 * Mặt mạnh:
 Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn Thể dục 
khối 8 nhiều năm, mặt khác tôi tự thấy mình là một GV nhiệt tình, năng nổ nên 
phần nào thuận lợi trong việc dạy môn Thể dục 8 nói chung và khắc phục những lỗi 
thường mắc phải của học sinh nói riêng trong quá trình dạy học. Sau khi những em 
học sinh được GV uốn nắn sửa chữa; các em thực hiện đúng kĩ thuật, yêu thích 
môn học.
 * Mặt yếu: 
 Khi thực hiện đề tài này, nếu GV dành nhiều thời gian cho các em học sinh 
thường mắc lỗi trong kĩ thuật nhảy cao thì những em học sinh khác trong lớp sẽ 
thiệt thòi hơn.
2.4/ Nguyên nhân:
 * Nguyên nhân của thành công:
 - Có sự động viên, khuyến khích của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể 
trong nhà trường. 
 - Giáo viên nhiệt tình tận tụy, thương yêu học sinh như con của mình.
 - Có giúp đỡ, động viên khuyến khích của những học sinh có kĩ thuật nhảy tốt 
đối với những em hay mắc lỗi trong kỹ thuật nhảy, sự tiến bộ của học sinh. 
 * Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.
 Nguyên nhân từ phía học sinh là chưa coi trong môn học Thể dục và chưa 
hiểu rõ bản chất của môn học so với các môn văn hóa khác cho nên các em chưa 
chú trọng học tập củng như rèn luyện, chưa có ý thức hăng say học môn học này, 
chưa chú trọng về thời gian cũng như dụng cụ học tập cho môn học .
 Về cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ cho các em tập luyện, dụng cụ 
thiết yếu như: Dụng cụ nhảy, nệm nhảy, hố nhảy, sân bãi luyện tập
Về phía giáo viên do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn nên hạn 
chế về các phương pháp dạy học mới của giáo viên, làm giảm hứng thú học tập của 
các em.
 Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì thời tiết củng ảnh hưởng rất lớn đến 
quá trình học tập và rèn luyện vì nhà trường chưa có nhà đa năng để học. Đặc thù 
thời tiết của địa phương là có hai mùa, mùa khô thì trời nắng gió, mùa mưa thì mưa 
lạnh. Bên cạnh đó thì hoàn cảnh gia đình các em, phụ huynh chưa thực sự coi trọng 
môn học Thể dục, nên chưa đầu tư về thời gian cũng như dụng cụ học tập và ít 
nhiều cũng tạo cho các em tính ỉ lại khi học môn học này.
2.5/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Từ trước tới nay giáo viên còn có thói quen dạy học theo sự bắt chước. Tức 
là giáo viên làm trước học sinh làm theo sau. Chính lối dạy này tạo cho học sinh có 
thói quen làm theo chứ chưa tự mình tìm ra cách học và không phát huy tính sửa 
sai của mình trong việc học. Tư tưởng đó là dễ mặc sai làm trọng học nhảy cao. 
 GV: Nguyễn Xuân Phong - Trường THCS lê Văn Tám 7 SKKN: Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai thường mắc trong việc học kỹ 
 thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.
 Chạy đà nhằm tạo ra tốc độ giúp cho giậm nhảy thuận lợi và hiệu quả cao. 
Đối với học sinh THCS, cự ly chạy đà thường dài khoảng 5 đến 9 bước đà, mỗi 
bước đà tương ứng độ dài 5 đến 7 bàn chân hoặc 2 bước đi thường. Góc độ chạy đà 
chếch với xà khoảng 25 đến 40 độ. Nếu giậm nhảy bằng chân trái thì đứng phía bên 
phải xà và ngược lại theo chiều nhìn vào xà. Kĩ thuật giai đoạn chạy đà gồm có: Tư 
thế chuẩn bị trước khi chạy và kĩ thuật các bước chạy đà.
 - Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà: 
Có nhiều cách đứng chuẩn bị trước khi chạy đà, dưới đây giới thiệu cách phổ biến 
nhất với học sinh THCS, đó là: Đứng chân lăng phía trước, chạm đất bằng nữa 
trước bàn chân, mũi chân sát vạch xuất phát, hơi khuỵu gối, trọng tâm dồn nhiều về 
phía chân trước. Chân giậm nhảy phía sau khuyụ gối nhiều hơn, mũi chân chạm đất 
cách gót chân trước 15 đến 20 cm, thân ngả ra trước, hai tay buông tự nhiên, tập 
trung chú ý, mắt nhìn theo hướng chạy vào xà.
 - Kĩ thuật chạy đà: Có hai phần. Phần thứ nhất gồm một số bước đà đầu, 
phần thứ hai gồm ba bước đà cuối trước khi giậm nhảy. Ở phần thứ nhất của chạy 
đà cần tăng dần độ dài bước chạy và tốc độ bằng cách tích cực đạp sau kết hợp 
nâng thân, sau đó duy trì tốc độ cho đến khi giậm nhảy. Một số bước chạy ban đầu 
bằng chân chạm đất bằng nữa trước bàn chân, riêng ba bước đà cuối đặt chân chạm 
đất bằng gót bàn chân. 
 - Ba bước đà cuối: 
 + Bước 1: Đưa chân giậm nhảy ra trước dài hơn các bước trước và đặt gót 
chân chạm đất phía trước .
 + Bước 2: Đưa nhanh chân lăng ra trước để thực hiện bước 2. Đây là bước 
dài nhất trong 3 bước đà cuối. Khi chân chạm đất hơi miết bàn chân xuống đất – ra 
sau. Việc duy trì tốc độ đà đạt được lúc này rất quan trọng, vì vậy cần giữ thân cho 
thẳng, không được ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống.
 + Bước 3: Chủ động đưa chân giậm nhảy và hông cùng bên vươn nhanh về 
trước để đặt gót bàn chân vào điểm giậm nhảy. Lúc này chân giậm nhảy gần như 
thẳng, toàn bộ thân, hông, đùi và cẳng chân ngả chếch ra sau. Thân trên chủ động 
ngả ra sau, mà chủ yếu do đưa nhanh vùng hông và chân giậm nhảy về trước tạo 
nên. Hai tay hơi co, khuỷu tay hướng ra sau, nhưng không để hai khuỷu tay khép 
vào người, mà nâng cao gần ngang vai để sẵn sàng đánh tay hổ trợ với giậm nhảy. 
 * Giai đoạn giậm nhảy:
 GV: Nguyễn Xuân Phong - Trường THCS lê Văn Tám 9 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_khac_phuc_nhung_loi_sai_thuong_mac_tro.doc