SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong tiết sinh hoạt lớp cho học sinh Lớp 8 trường THCS Võ Trường Toản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong tiết sinh hoạt lớp cho học sinh Lớp 8 trường THCS Võ Trường Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong tiết sinh hoạt lớp cho học sinh Lớp 8 trường THCS Võ Trường Toản
1 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Thủy MỤC LỤC Trang 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Trang 2 Chương 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Trang 3 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp Trang 3 1.2. Mục đích nghiên cứu Trang 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu Trang 5 ] 1.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng Trang 5 1.5. Căn cứ đề xuất giải pháp Trang 5 1.5.1 Cơ sở lý luận Trang 5 1.5.2 cơ sở thực tiễn Trang 7 1.6. Các khái niệm liên quan đến đề tài Trang 8 1.6.1 Khái niệm kỹ năng sống Trang 8 1.6.2 Phân loại kỹ năng sống Trang 8 1.6.3 Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh THCS Trang 9 1.7. Kế hoạch thực hiện Trang 10 Chương 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI Trang 11 PHÁP 2.1. Quá trình hình thành Trang 11 2.1.1.Thực trạng KNS của HS tại trường THCS Võ Trường Toản Trang 11 2.1.2. Những ưu điểm và tồn tại trong giáo dục KNS tại trường Trang 14 2.2. Nội dung giải pháp Trang 15 Chương 3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP Trang 27 3.1. Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp Trang 27 3.2. Hiệu quả đạt được hoặc dự kiến đạt được Trang 27 3.3. Khả năng triển khai, kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp Trang 32 Chương 4. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Trang 33 4.1. Kết luận Trang 33 4.2. Đề xuất, kiến nghị Trang 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 36 PHỤ LỤC Trang 37 3 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Thủy CHƯƠNG 1: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp Tuổi HS THCS là thời kì quá độ từ tuổi thiếu nhi sang tuổi đầu thành niên, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý trẻ em. Sự phát triển của các em được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: Thời kỳ quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng hoảng, khủng hoảng tuổi dậy thì, tuổi bất trị đây là thời kỳ quá độ từ trẻ con sang người lớn Lứa tuổi THCS là lứa tuổi hình thành thế giới quan lý tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị Giáo dục học sinh cơ sở là cấp học có tính bản lề nhằm giáo dục các em hoàn thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm góp phần hình thành nhân cách con người. Do đó nhà trường cấp THCS ngoài nhiệm vụ trọng tâm là truyền thụ kiến thức cho học sinh còn phải hình thành cho các em những phẩm chất tâm lí góp phần phát triển nhân sinh quan, thế giới quan, giúp con người có bản lĩnh, có nhận thức, sáng tạo, năng động. Trong thực tế hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống của các em ở trường THCS còn thấp và nhiều hạn chế. Nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn KNS cho học sinh còn chiếu lệ, học sinh được gia đình định hướng sớm nên chỉ tập trung học một số môn “chính” (đó là những môn thi vào cấp III và đại học) . KNS là điều hết sức quan trọng với tất cả mọi người, chứ không riêng gì học sinh. Tuy nhiên, học sinh là đối tượng thường được nhắm đến đầu tiên trong việc giáo dục KNS, bởi trên thực tế cho thấy, hiện nay KNS của các em học sinh đang là vấn đề rất đáng quan tâm vì trong những năm gần đây, dường như có sự bùng phát hiện tượng học sinh nghiện game, học sinh nam để tóc kiểu, nhuộm tóc, đi học trễ mặc dù bị nhắc nhở nhiều nhưng vẫn tiếp tục xảy ra. Hơn thế nữa hiện tượng nói trống không, thậm chí chỉ chào thầy cô dạy mình hoặc không chào cũng đang xảy ra hoặc nhiều trẻ rất thiếu kỹ năng làm việc nhà, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ bản thân; hiện tượng trẻ em ngu ngơ khi phải xử lý những tình huống của cuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản 5 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Thủy 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu, văn bản - Phương pháp điều tra giúp khảo sát thực trạng giáo dục KNS trong HS lớp 8 hiện nay - Phương pháp quan sát - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ tạp chí, tài liệu lưu trữ, internet và thông tin đại chúng có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp thử nghiệm – điều chỉnh. - Phương pháp thống kê giúp tổng hợp số liệu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường, kinh nghiệm của các GVCN khác trong trường mình. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu kết quả sau khi thử nghiệm với kết quả các phong trào hoạt động của học sinh trước đó. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số hoạt động giáo dục KNS trong tiết SHL của HS lớp 8 trường THCS Võ Trường Toản, TP Vũng Tàu. - Đối tượng áp dụng: HS lớp 8 trường THCS Võ Trường Toản, TP Vũng Tàu. 1.5. Căn cứ đề xuất giải pháp 1.5.1. Cơ sở lý luận Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã quy định như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Hơn thế, giáo dục là quá trình bao gồm giáo dục và giáo dưỡng. Trong giáo dục thì có giáo dưỡng, trong giáo dưỡng thì có giáo dục. Vậy làm thế nào để hai quá trình này tạo thành một mục tiêu chung? Làm thế nào để những 7 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Thủy công nghiệp hoá đất nước. Đối với đối tượng là học sinh THCS cần tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học, tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học.” 1.5.2. Cơ sở thực tiễn Cuộc sống hiện đại về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, môi trường khí hậu ở trong nước và trên thế giới đang vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường. Để sống, hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người nói chung và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện KNS nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: Một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc sống mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái. Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Giáo dục trong các nhà trường THCS trong thời gian qua còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục KNS cho học sinh.Thế nên việc giáo dục KNS chỉ được mang tính chất lồng ghép vào các môn học. Ở lứa tuổi của các em nếu chỉ dạy KNS thông qua các môn học, qua lý thuyết suông thì chưa đủ. Hãy gắn các em vào những hoạt động bổ ích, những việc làm phù hợp với những hình thức linh hoạt, sáng tạo để thu hút trẻ. Theo một nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có trên 95% các em nhận thức chưa đúng về KNS; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về KNS; 76,4% trả lời rất cần được tập huấn kiến thức về KNS. Hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong 9 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Thủy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh THCS là trang bị cho các em những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kỹ năng sống sau đây: + Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống. + Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí. 1.6.3. Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh trung học cơ sở Tương tác: KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác: tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh, hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường. Trong khi tham gia, HS có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả. Trải nghiệm: KNS chỉ được hình thành khi HS được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có khi HS được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế. Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai" mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mọi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ. Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ờ từng 11 Trường THCS Võ Trường Toản GV: Nguyễn Thị Thủy CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 2.1. Quá trình hình thành giải pháp 2.1.1. Thực trạng KNS của HS tại trường THCS Võ Trường Toản Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi từ 11 đến 15. Các em đang học từ lớp 6 đến lớp 9. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng và phức tạp. Đây là thời kì chuyển từ thơ ấu sang trưởng thành. Sự chuyển tiếp đó tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt với các em ở lứa tuổi khác. Dạy tốt giờ SHL là điều kiện để GVCN kịp thời giúp học sinh thực hiện nội quy, quy định, điều chỉnh ý thức, thái độ, tình cảm trong rèn luyện đạo đức, học tập, ngăn chặn tình trạng suy thoái đạo đức, tệ nạn xã hội, lười và bỏ học. Năm học 2020-2021, Trường THCS Võ Trường Toản có 31 lớp học với 1282 HS, khối 8 có 8 lớp với tổng số 262 HS. Trong đó, qua chủ nhiệm HS lớp 8 nhiều năm, tôi nhận thấy ở tuổi này các em có những thay đổi tâm lý lớn nhất, khó bảo nhất, ương ngạnh nhất. Qua nghiên cứu thống kê về kết quả học tập và rèn luyện của HS lớp 8 thì thường là khối có số lượng HSG ít nhất trường, tỉ lệ HS thi lại và yếu kém cao nhất. Lớp 8 cũng là lớp mà có tỉ lệ HS xếp hạnh kiểm khá cao so với toàn trường, là lứa tuổi mà có nhiều xung đột tuổi học trò, bạo lực học đường nhiều hơn so với các khối THCS khác. Dưới đây là thực kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh lớp 8 ở HK I năm học 2020-2021, trước khi được áp dụng thực hiện giải pháp. Bảng xếp loại học lực HK I năm học 2020-2021 Giỏi Khá Trung bình Yếu Khối Sĩ số SL % SL % SL % SL % 6 425 175 41.18% 147 34.59% 93 21.88% 9 2.12% 7 320 102 31.88% 118 36.88% 91 28.44% 9 2.81% 8 262 69 26.34% 87 33.21% 90 34.35% 16 6.11% 9 275 79 28.73% 125 45.45% 69 25.09% 2 0.73% Toàn 34 1282 425 33.15% 477 37.21% 26.76% 36 2.81% Trường 3
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_trong_tiet_sinh.pdf