SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

doc 24 trang sklop8 16/04/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở

SKKN Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở
 Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG THCS LỆ CHI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ 
SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 
 TRUNG HỌC CƠ SỞ
 Tác giả: Nguyễn Thị Nhung
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Cấp học: Trung học Cơ sở
 NĂM HỌC 2018 – 2019
 1 Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Các từ viết tắt Chú thích
BGH Ban giám hiệu
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo
NXB Nhà xuất bản
THCS Trung học cơ sở
TNCS Thanh niên cộng sản
TNTP Thiếu niên tiền phong
T Ư Trung ương
XH Xã hội
CHT Chi hội trưởng
 2 Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
nguyên nhân mà người ta thường kết luận đây đều là những em học sinh chưa 
ngoan. Các em bị ảnh hưởng lối sống công nghiệp thực dụng, sống gấp, sống 
hưởng thụ, đua đòi. Ra đường, ta thấy nhan nhản những học sinh ăn mặc lố lăng, 
kệch cỡm, không đúng thuần phong mĩ tục của dân tộc. Đơn giản nhất là ta bắt 
gặp những em học sinh ngang nhiên văng tục, chửi bậy giữa chốn đông người, 
thậm chí cả trong trường học, nơi mà các em vốn phải học "chữ lễ" đầu tiên. 
Một số khác do gia đình lo sợ, kèm cặp, bao bọc quá kỹ nên thiếu chủ động 
trong cuộc sống, ngại giao tiếp, lúng túng vụng về trong các sinh hoạt tập thể. 
Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hòa nhập với cuộc sống của các em. Các 
em dễ sa ngã hay có phản ứng tiêu cực khi gặp phải những va vấp nhỏ trong 
cuộc sống. Chính vì vậy rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt 
đến việc giáo dục đạo đức trong nhà trường- không những giúp các em có được 
những kỹ năng ứng xử, giao tiếp mà còn giúp các em hình thành thói quen phân 
tích, đánh giá tình hình , thói quen vươn lên xử lí tình huống một cách hợp lí.
2.2. Về phía giáo viên:
 Bất kỳ một giáo viên nào khi được đào tạo vào nghề cũng được học qua 
chương trình giáo dục tâm lý sư phạm, tâm lý lứa tuổi. Cho nên tôi hiểu được 
rằng nắm bắt đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh để lựa chọn phương pháp 
giáo dục phù hợp sẽ đem lại 90% thành công trong việc giáo dục học sinh cả về 
hai mặt đức dục và trí dục. Thế nhưng để đạt được thành công ấy đòi hỏi mỗi 
chúng ta phải có sự quan sát, tìm hiểu, gần gũi, rút ngắn khoảng cách với học 
sinh của mình. Giáo viên chủ nhiệm phải đề ra phương pháp giáo dục giá trị 
cuộc sống và kỹ năng hòa nhập với cuộc sống cho học sinh lớp chủ nhiệm. Từ 
đó có thể ngăn chặn kịp thời những sự việc xấu trước khi nó xảy ra.
 Những điều đó tưởng chừng đơn giản nhưng không phải giáo viên chủ 
nhiệm nào cũng có suy nghĩ như vậy. Bởi vì thực tế có những giáo viên luôn giữ 
khoảng cách với học sinh vì cho rằng gần gũi, tình cảm như vậy học sinh dễ 
nhờn, sẽ mất uy, sau này nói học sinh sẽ bướng không nghe. Vấn đề đặt ra là 
chúng ta phải có phương pháp để vẫn gần gũi, tình cảm với học sinh mà học 
sinh sẽ càng nể, càng quý mến và không dám coi thường.
 Nhiều khi do chưa thực sự nhiệt tình, chưa đầu tư nhiều thời gian để tìm 
hiểu về đối tượng học sinh, chưa nghiên cứu kĩ, nghiên cứu sâu về các phương 
pháp giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho phù hợp với học sinh của mình mà 
giáo viên còn thực hiện các phương pháp giáo dục với học sinh chủ nhiệm một 
cách máy móc, rập khuôn, khô khan, nặng về tính triết lý hàn lâm, thuyết trình 
ra rả trên lớp mà hiệu quả thì chẳng được bao nhiêu.
 Qua một vài năm công tác, tôi nhận thấy việc giáo dục giá trị sống – kỹ 
năng sống cho học sinh thật sự cấp bách nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tôi 
xin nêu ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng để thảo luận cùng chia sẻ 
với các bạn đồng nghiệp.
 4 Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Giáo dục giá trị sống cho học sinh:
 Các em học sinh THSC rất cần sự quan tâm sát sao, sự chỉ bảo, dìu dắt 
của gia đình và nhà trường. Giáo dục các em về giá trị sống để các em có định 
hướng phát triển nhân cách là vấn đề cấp bách, nhất là trong thời gian hiện nay. 
Giáo dục các em không chỉ dừng lại ở những giá trị truyền thống dân tộc mà còn 
mở rộng cả những giá trị mang tính nhân loại.
 Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những nét văn 
hóa đặc trưng riêng. Đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được 
chắt lọc qua nhiều thời đại. Giá trị truyền thống là những chuẩn mực, là thước 
đo cho hành vi đạo đức, cho những quan hệ ứng xử. Những giá trị truyền thống 
như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, lạc quan yêu 
đời, nhân nghĩa, lòng yêu thương và quý trọng con người được ông cha ta truyền 
lại từ ngàn xưa và đã được nhân dân ghi nhớ qua các câu ca dao, tục ngữ.
 Bên cạnh những giá trị mang tính bản sắc, đặc trưng cho mỗi dân tộc, còn 
có những giá trị mang tính nhân loại để mọi người cùng hướng về nó. Đó là:
 - Hòa bình. - Hạnh phúc.
 - Tôn trọng. - Trách nhiệm.
 - Yêu thương. - Giản dị.
 - Khoan dung. - Tự do.
 - Trung thực. - Đoàn kết. ...
 - Khiêm tốn.
 Giáo dục giá trị sống không phải là nói cho học sinh biết thế nào là đúng 
thế nào là sai như ta thường làm, cũng không phải là rao giảng những lời hay ý 
đẹp để chúng vào tai này rồi ra tai kia. Các phương pháp cổ điển như giảng bài, 
đọc chép sẽ thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận 
thức đến thay đổi hành vi lại có khoảng cách rất lớn.
 Giáo dục giá trị sống là giúp học sinh nâng cao năng lực để tự lựa chọn 
giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ học sinh. Vì thế 
học phải hết sức gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống. Nội dung phải 
xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của các em. Học sinh cần có điều 
kiện để cọ xát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, 
áp dụng. Học sinh phải tham gia chủ động vì có thế học sich mới thay đổi hành 
vi. Do đó nhiều phương pháp được áp dụng như: sinh hoạt thảo luận, động não, 
sắm vai, phân tích tình huống, tranh luận, trò chơi, huy động tối đa nghe, nhìn, 
vận động, ...
 6 Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
 Từ sự nhận thức bản thân, học sinh có sự liên hệ với sự tự trọng. Các em ý 
thức về bản thân một cách tích cực, biết đánh giá bản thân lành mạnh, từ đó quý 
trọng bản thân mình. Điều này đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa đối với các em.
 c. Kỹ năng thấu cảm.
 Thấu cảm là khả năng hiểu mọi người, hiểu thế giới từ quan điểm của người 
khác và luôn hành động, ứng xử với người khác dựa vào nỗ lực hiểu biết đó.
 Thấu cảm với một người là hiểu người đó đang cảm thấy thế nào (đặt mình 
vào vị trí của họ).
 d. Kỹ năng xử lý tình huống - giải quyết xung đột.
 Xung đột có thể xuất hiện ở mọi mối quan hệ trong đời sống. Để giải 
quyết, hóa giải được xung đột, các em cần phải có kỹ năng lắng nghe tích cực, 
kỹ năng thấu cảm, tư duy phê phán.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Dựa vào những hiểu biết trên về đối tượng học sinh của mình cũng như về 
các phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, tôi đã tiến hành thực 
nghiệm trên đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm của mình trong năm học 2017-
2018 và học kì I năm học 2018-2019. Sau đây là một số phương pháp tôi đã áp 
dụng lồng ghép cả giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống với các em.
1. Xây dựng môi trường tiếp xúc thân thiện
 Khi nhận lớp, qua thăm nắm tìm hiểu, tôi thật sự lo lắng vì lớp tôi là lớp 
có nhiều hoàn cảnh khó khăn. Lớp có 14 học sinh nữ, 22 học sinh nam, đa số 
các em ngoan, hiếu học, có ý thức tổ chức kỷ luật và có tinh thần vươn lên trong 
học tập. Đặc biệt, các em nữ có năng lực, có bản lĩnh, có khả năng hoạt động bề 
nổi hơn các em nam. Tuy nhiên lớp có không ít những học sinh lười học, có tính 
ỉ lại và thụ động trong giao tiếp. Tôi đã định hướng kế hoạch để giáo dục các em 
từng bước.
 Trong buổi đầu làm quen với các em, tôi tự giới thiệu mình một cách cởi 
mở pha chút dí dỏm, hài hước để kéo gần khoảng cách giữa cô và trò, tạo không 
khí ấm áp gần gũi cho lớp học.
 “Cô xin giới thiệu với lớp mình: Người cực kỳ xinh đẹp đang đứng trước 
gia đình 7A của chúng ta từ hôm nay sẽ là người mẹ hiền của các con 7A ngoan 
ngoãn. Chúng ta sẽ cùng cộng tác để đưa tập thể 7A là lớp luôn luôn dẫn đầu 
trong các phong trào của nhà trường. Các con đồng ý không nhỉ?!”
 Sau màn chào hỏi của cô giáo chủ nhiệm mới, các em đã cảm thấy không 
khí bớt căng thẳng, có sự thả lỏng hơn. Tôi tổ chức cho các em tự giới thiệu về 
mình. Trước tiên là lớp trưởng, rồi lần lượt đến các thành viên khác của lớp. Ban 
đầu một số em đứng lên ấp úng mãi không nói được, hoặc ngượng ngùng, hoặc 
lúng túng không biết nói gì, hoặc nói rất bé chỉ thấy mấp máy môi mà không 
thành tiếng. Nhưng khi được các bạn cổ vũ, động viên thì có vẻ tự tin hơn. Sau 
 3 Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
 Về mảng lao động – vệ sinh, Nguyễn Thị Vân Anh làm rất tốt, có tinh 
thần trách nhiệm rất cao. Dưới sự quản lý của em, lớp luôn sạch sẽ, sáng sủa, 
ngăn nắp. Giờ học nào bảng cũng luôn sạch bóng. Công trình măng non luôn 
xanh tốt, hoa đua nhau nở. Qua một năm, lớp tôi đã có tiến bộ về mọi mặt.
 Học sinh Vân Anh tham gia lao động vệ sinh lớp ngày cuối tuần
 Thế nhưng công việc nào cũng vậy, bên cạnh những mặt thuận lợi thường 
đan cài những khó khăn. Để xây dựng đội ngũ tổ trưởng tôi thấy khó hơn. Tôi 
phải thay đổi liên tục cho phù hợp với tình hình của lớp. Tổ trưởng có nhiệm vụ 
theo dõi tổ viên về tất cả các mặt, báo cáo kịp thời cho cán sự lớp. Kiểm tra sự 
chuẩn bị bài của tổ viên, nhắc nhở tổ viên khi mắc lỗi. Trong giờ sinh hoạt, các 
tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần, nêu ra những lỗi cần phê 
bình và những điểm tốt cần tuyên dương khen thưởng, chấm điểm và xếp loại 
hạnh kiểm tổ viên trong tuần. Như vậy, các tổ trưởng có trách nhiệm hơn trong 
việc theo dõi tổ viên, qua đó tự ý thức được mình. Nếu muốn các bạn nể mình, 
phục mình, nghe mình thì trước tiên mình phải gương mẫu. Từ đó các em vừa 
hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tự 
tin nêu ý kiến trước tập thể. Đó là những kỹ năng cơ bản để các em mạnh dạn 
hơn, chủ động hơn trong giao tiếp.
 3. Tổ chức các hoạt động tập thể:
 Trong những buổi sinh hoạt lớp, tôi khuyến khích và tạo điều kiện cho các 
em tham dự vào các hoạt động để các em thấy tự tin và muốn bộc lộ năng lực, 
phẩm chất của bản thân. Tiết sinh hoạt có thời gian 45 phút, tôi dành từ 15 đến 
20 phút kiểm điểm, đánh giá những điểm cần phát huy và khắc phục trong tuần. 
Số thời gian còn lại tôi thường tổ chức cho các con chơi trò chơi. Sau đây là một 
số trò chơi tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả nhất định.
 3.1. Một số trò chơi giúp hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân:
 5 Một số biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
 Chia lớp học thành các nhóm gồm khoảng 3 – 5 người. Người quản trò giới 
thiệu các nguyên tắc của hoạt động nhóm: là tôn trọng, bảo mật, không phê phán, 
lần lượt chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ. Điều này giúp các em cảm thấy an toàn, 
thoải mái tham dự vào hoạt động. Mỗi em tự suy nghĩ điền vào phiếu hoạt động 
trong khoảng 5,6 phút, sau đó chia sẻ với những người bạn trong nhóm của mình.
 Phiếu hoạt động in sẵn các mệnh đề:
 1. Sở thích của bạn là gì? 
 (nấu ăn, đọc sách, vẽ, đá bóng, xem hoạt hình, ...)
 2. Năng khiếu của mình là gì?
 3. Điều gì ở bản thân mình thấy cần phải thay đổi?
 (nói nhỏ, chậm chạp, hay mít ướt, sợ chuột, gián, ...)
 4. Ai là bạn thân nhất của mình? Người đó có đặc điểm gì để mình yêu quý?
 (bạn đó chân thành, tình cảm, học giỏi, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ bạn)
 5. Mình muốn làm nghề gì trong tương lai?
 (giáo viên, y tá, bộ đội, kỹ sư xây dựng, ...)
 * Mình là người như thế nào?
 Qua hoạt động các em không chỉ hiểu rõ hơn về mình mà còn hiểu hơn về 
các bạn của mình. Tình cảm bạn bè sẽ gần gũi, thân thiết hơn. Không khí lớp 
học sẽ chan hòa, đoàn kết, ấm áp hơn.
 c. Trò chơi “Bạn nghĩ gì về tôi” – tổ chức tập thể:
 Tôi sắp cả lớp đứng quanh thành vòng tròn. Một bạn xung phong làm tình 
nguyện. Bịt mắt bạn tình nguyện. Cả lớp hát một bài hát, bạn tình nguyện đi xung 
quanh vòng tròn theo tiếng vỗ tay nhịp bài hát. Khi tiếng hát ngừng, bạn tình 
nguyện đứng trước một bạn nào đó. Những bạn khác trong vòng tròn nêu ra 
những phẩm chất, đặc điểm, tính cách của bạn đó sao cho bạn tình nguyện có thể 
nhận ra nhanh nhất người mình đang đứng trước. Nếu bạn tình nguyện đoán đúng 
thì người bị miêu tả sẽ thế chỗ thay cho bạn tình nguyện. Nếu bạn tình nguyện 
đoán không đúng thì sẽ tiếp tục đi quanh vòng tròn theo nhịp bài hát mới.
 Qua hoạt động, mỗi thành viên của lớp còn khám phá được những suy 
nghĩ, nhận định của người khác về bản thân mình. Biết được trong mắt bạn bè 
mình là người như thế nào, từ đó điều chỉnh mình cho hoàn thiện hơn. Đó cũng 
là một điểm rất quan trọng trong hoạt động tự nhận thức bản thân.
 3.2. Tổ chức trò chơi giúp phát triển lòng tự trọng:
 Tự trọng là toàn bộ những gì liên quan đến mức độ các em đánh giá về 
bản thân mình, là sự hãnh diện về bản thân, qua đó các em tự thấy mình có giá 
trị, có ích. Có thể nói tự nhận thức bản thân là bước đầu để có tự trọng. Bởi vì 
nếu không biết mình là ai, mình là người như thế nào thì không thể yêu quý bản 
thân mình. Tự trọng được xây dựng trên cơ sở 3 bước: tự nhận thức bản thân, 
chấp nhận bản thân, yêu quý bản thân. Chính vì vậy, những trò chơi giúp hình 
 7 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_gia_tri_song_va_ky_nang_song.doc