SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ Sinh hoạt lớp

doc 32 trang sklop8 16/04/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ Sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ Sinh hoạt lớp

SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ Sinh hoạt lớp
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG THCS LỆ CHI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
 THÔNG QUA GIỜ SINH HOẠT LỚP
 Tác giả: Đào Thị Hạnh
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Cấp học : THCS
 NĂM HỌC 2017 – 2018 Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục là đào tạo con người có kiến thức 
nhưng đồng thời cũng có đủ nhân cách và phẩm giá. Mục tiêu giáo dục là đào tạo 
con người Việt Nam phát triển toàn diện có tri thức, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ và 
nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, hình thành 
và bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng 
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục 
đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và 
các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật giáo dục 2005 đã xác định: “Mục 
tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí 
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người 
Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” ( Điều 
23-Luật giáo dục).
 Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018: Tiếp tục triển khai Chương trình 
hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/ 2013 Hội nghị lần thứ 
tám BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo 
đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, các 
cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành.
 Ngành giáo dục Hà Nội đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đổi 
mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo ra những con người thực sự hữu 
ích, toàn diện cả về tri thức và nhân cách nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước hiện 
nay.
 Trên cơ sở lý luận, khẳng định tầm quan trọng của nhà giáo trong các nhà 
trường; song trên thực tế, mỗi giáo viên trong nhà trường hiện nay, họ vừa tham gia 
giảng dạy chuyên môn, vừa làm công tác chủ nhiệm. Bên cạnh đó, họ còn gặp 
nhiều trở ngại không nhỏ đó là cuộc sống phần nào khó khăn, một bộ phận cha mẹ 
học sinh chưa quan tâm đến con cái, xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc về đạo đức 
lối sống, về tệ nạn xã hội 
Song, không vì những khó khăn và hạn chế đó mà làm giảm đi lòng nhiệt tình say 
mê với những người làm công tác giáo dục. Hơn lúc nào hết, vấn đề giáo dục đạo 
đức cho học sinh ngày càng được quan tâm đúng mức hơn, nó đóng góp không nhỏ 
vào vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục. Mà ở đó, vai trò của người giáo viên chủ 
nhiệm là rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định vấn đề giáo dục nhân cách cho 
học sinh. Vậy họ phải làm gì đây? Một bên là chuyên môn là chỗ đứng trong nhà 
trường, trong tổ chuyên môn, còn bên kia là giáo dục đạo đức, là sự tâm huyết và 
lòng nhiệt thành.
 Việc giáo dục ý thức trách nhiệm của bản thân đối với tập thể với cộng đồng 
không khi nào là sớm và nó không giới hạn kết thúc. Đặc biệt đối với lứa tuổi học 
 2 Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Những vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức học sinh
 1. Giáo dục 
- Nghĩa rộng: Giáo dục là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ
 chức của thầy và trò dưới tác động chủ đạo của thầy nhằm hình thành cho học sinh 
 tính tự giác, tích cực, độc lập, quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị lý tưởng xã 
 hội chủ nghĩa, những động cơ thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đối xử trong quan 
 niệm chính trị, đạo đức, pháp luật. thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Nghĩa hẹp: Giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạm toàn vẹn.
 Chức năng của nó là xây dựng ý thức, tình cảm, hành vi chính trị xã hội, đạo đức 
 cho học sinh.
 2. Đạo đức
 - Khái niệm đạo đức: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những 
 nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho 
 phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ 
 người với người và con người với tự nhiên.
 - Sự hình thành đạo đức, nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức ở trường học:
 + Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu xã hội, điều hòa thống nhất các mâu thuẫn 
 giữa lợi ích chung của tập thể cộng đồng xã hội và lợi ích riêng của cá nhân nhằm 
 đảm bảo trật tự của xã hội và khả năng phát triển của cá nhân. Quan hệ đạo đức tồn 
 tại xen kẽ và đan kết trong mọi lĩnh vực ý thức xã hội, mọi hoạt động xã hội và 
 quan hệ xã hội.
 + Giáo dục đạo đức cho học sinh là cần thiết vì trong xã hội có giai cấp thì 
 đạo đức mang tính giai cấp. Việc nghiên cứu cũng như thực hiện công tác giáo dục 
 đạo đức học sinh ở trường THCS không vượt ra khỏi định hướng của công tác giáo 
 dục tư tưởng chính trị. Phải căn cứ vào đường lối quan điểm giáo dục của Đảng 
 trong giai đoạn hiện nay: Giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư 
 tưởng Hồ Chí Minh. Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
 + Nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục đạo đức cho học sinh để đạt được 
 mục tiêu : “Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí 
 tuệ, thể chất” (Luật giáo dục) và xem đây là vấn đề cơ bản trọng tâm số một của 
 nhà trường.
 + Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường phổ thông là làm cho 
 học sinh hiểu và nhận thức được rõ các hành vi ứng xử của mình phù hợp với lợi 
 ích của xã hội, giúp học sinh lĩnh hội các li tưởng đạo đức, nguyên tắc đạo đức, 
 chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực 
 bền vững và những phẩm chất ý chí bảo đảm hành vi đạo đức, hành vi pháp luật 
 luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức, quy định pháp luật. Thông qua các hoạt động 
 giáo dục rèn cho học sinh thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng thành bản tính 
 4 Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp
chiếm khoảng thời gian khá lớn. Vì thế giáo dục đạo đức học sinh thông qua các 
giờ sinh hoạt lớp là vấn đề cần thiết và rất quan trọng trong quy trình giáo dục.
II. Thực trạng vấn đề 
 Qua một thời gian làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy giờ sinh hoạt lớp là 
một trong những hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông trong việc 
giáo dục HS phát triển toàn diện. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục 
chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức, bồi dưỡng năng 
khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh, kích thích thiên hướng của HS về một mặt 
hoạt động nào đó. Đây cũng là một trong những việc làm của tôi để hưởng ứng 
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” mà Bộ 
Giáo dục đã đề ra. Tôi luôn tạo điều kiện để các em cảm nhận được không khí thân 
thiện với mái trường, thầy cô, bạn bè với gia đình và với mọi người qua các giờ 
sinh hoạt lớp. Để giúp các em có tinh thần tự học, sáng tạo và biết vận dụng linh 
hoạt những điều đã học vào thực tiễn, trong quá trình dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo 
những phương pháp phù hợp. Tôi cũng nhận thấy đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi 
về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ nhưng nhiều em lại chưa 
phân biệt được cái tốt - cái xấu; điều nên làm và điều không nên làm nên đôi khi 
còn lẫn lộn. Do đó, người giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, 
thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối 
với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh. Giáo dục các em tự 
phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể. Luôn tạo điều kiện, 
động viên các em tham gia, hoạt động tốt công tác Đội, Đoàn và những sân chơi bổ 
ích, lành mạnh như tham gia các câu lạc bộ, thường xuyên động viên các em tham 
gia tích cực, đưa ra ý kiến, tâm tư nguyện vọng của bản thân. Để từ đó học sinh có 
thể hỗ trợ, bổ khuyết cho nhau để phát triển nhân cách tốt nhất. Ngoài những giờ 
dạy kiến thức trên lớp, tôi cũng dành thời gian tìm hiểu học sinh để kịp thời chia sẻ, 
giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn, lắng nghe những tâm tư, nguyện 
vọng của các em. Trong các tiết sinh hoạt lớp, tôi luôn tạo điều kiện, phân công 
công việc cụ thể, khuyến khích, động viên, hướng dẫn các em để các em phát huy 
được năng lực của các em.Trong quá trình giao tiếp với học sinh tôi luôn bày tỏ sự 
chân thành, gần gũi, chủ động xóa bỏ khoảng cách giữa học sinh và giáo viên; luôn 
lựa chọn những ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm giúp các em có thêm kiến thức 
trong cuộc sống, phát huy được năng lực giao tiếp của bản thân.
III. Các biện pháp đã tiến hành
 Trong chúng ta, ai cũng thấy được tầm quan trọng của công việc chủ nhiệm 
lớp cũng như vai trò của GVCN đối với một tập thể học sinh. Có thể nói “GVCN 
là linh hồn của lớp”. Vậy người GVCN cần phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu 
này? Để lãnh đạo được tập thể lớp trở thành tập thể có nề nếp, có ý thức tự giác, 
tích cực trong học tập, trong các hoạt động tập thể, có tinh thần đoàn kết nhất trí 
cao thì người GVCN cần phải có những chủ trương, biện pháp gì? Thực hiện khi 
 6 Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp
 - Tham gia và thực hiện tốt các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp, giờ sinh 
hoạt của trường và Đội như: Chào mừng ngày 20-10, ngày 20-11, tham quan ngoại 
khóa, ngoài giờ lên lớp của các khối theo chủ đề, nhiệt tình với các hoạt động ủng 
hộ, tham gia đầy đủ các bài dự thi tìm hiểu...
 - Tham gia tích cực, sôi nổi trong các giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề.
 - Cố gắng không có học sinh vi phạm qui chế kiểm tra, thi cử, vi phạm pháp 
luật, ATGT.
 - 95% hs được lên lớp thẳng, không có học sinh bị hạnh kiểm trung bì
 Nhiệm vụ:
 *Đối với giáo viên chủ nhiệm:
 - Quan hệ với học sinh và CMHS đúng mực, có tinh thần trách nhiệm với 
học sinh, với tập thể và sự phát triển chung của nhà trường, đặc biệt là trong công 
tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh.
 - Luôn quan tâm theo dõi các hoạt động của học sinh của lớp mình, giúp đỡ, 
động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học yếu; khuyến khích những 
em học khá. Có những biện pháp cụ thể với những em vi phạm nội quy.
 - Vận động học sinh nộp đầy đủ các khoản tiền: Bảo hiểm y tế và các khoản 
đóng góp theo quy định.
 - Luôn nhắc nhở, động viên các em tham gia mọi hoạt động tập thể trong giờ 
sinh hoạt lớp, phong trào thi đua do các đoàn thể phát động. 
 - Nhắc nhở và yêu cầu các em nộp đủ, đúng các khoản tiền theo đúng thời 
gian qui định.
 - Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh để phối hợp cùng với CMHS giáo dục học 
sinh.
 - Lập kế hoạch cho năm học và kế hoạch tháng, tuần, khuyến khích thi đua 
giữa các tổ và các cá nhân trong tập thể.
 - Là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 *Đối với học sinh: Tất cả các em phải thực hiện đúng nội qui như:
 - Để xe đúng nơi qui định.
 - Trang phục phải gọn gàng, giản dị, đúng tác phong người Đội viên.
 - Hành vi, ngôn ngữ phải có văn hoá, không vô lễ xúc phạm danh dự nhân 
phẩm, xâm phạm thân thể của cán bộ - giáo viên - nhân viên nhà trường, người lớn 
tuổi, bạn bè
 - Cấm hút thuốc, uống rượu, bia, đánh bạc, tàng trữ và sử dụng ma tuý,
 - Giữ gìn vệ sinh chung, có trách nhiệm bảo quản cơ sở vật chất.
 - Thực hiện ATGT.
 - 100% học sinh tham gia các hoạt động tập thể, các buổi sinh hoạt dưới cờ, 
các hoạt động ngoại khóa.
 - Học sinh phải chú ý tập trung trong giờ học, tuyệt đối không nói chuyện 
riêng, làm mất trật tự trong giờ học.
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_thong_qua_gi.doc