SKKN Một số biện pháp bảo quản tốt hồ sơ lưu trữ và công tác tuyển sinh trong nhà trường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bảo quản tốt hồ sơ lưu trữ và công tác tuyển sinh trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp bảo quản tốt hồ sơ lưu trữ và công tác tuyển sinh trong nhà trường
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS NGUYỄN LÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO QUẢN TỐT HỒ SƠ LƯU TRỮ VÀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG Lĩnh vực/Môn: Nhân viên Cấp học: THCS Tên tác giả: Phạm Thị Kim Thoa Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Lân Chức vụ: Nhân viên NĂM HỌC 2021 - 2022 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh và lý do chọn đề tài 1. Bối cảnh Trong sự nghiệp đổi mới quản lý và cải cách hành chính nước ta, công tác hành chính có vị trí quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Công tác lưu trữ là việc lựa chọn, giữ lại và tổ chức khoa học những văn bản, tư liệu có giá trị được hình thành trong quá trình họat động của cơ quan, cá nhân để làm bằng chứng và tra cứu thông tin quá khứ khi cần thiết. Công tác lưu trữ là một công việc không thể thiếu trong họat động quản lý của bộ máy nhà nước. Những công văn, tài liệu sau khi đã được giải quyết và sắp xếp thành hồ sơ đem nộp vào bộ phận lưu trữ, phòng lưu trữ của cơ quan để tra cứu và sử dụng khi cần thiết thì được gọi là hồ sơ, tài liệu lưu trữ. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình công tác của mỗi cơ quan gồm các công văn, tài liệu, văn kiện thuộc về khoa học, kỹ thuật, phim ảnh, ảnh, dây ghi âmSẽ rất nhiều phiền tóai xảy ra khi ta thiếu sự quản lý, lưu trữ các thông tin dưới dạng hồ sơ, văn bản. Tuy nhiên, ta cũng sẽ không thể lưu trữ tất cả và lưu trữ mãi mãi vì không có người, không đủ chỗ, và cũng không cần thiết phải làm như vậy. Vậy, phải xác định mục tiêu, đối tượng sử dụng, nhằm tổ chức hệ thống quản lý lưu trữ hồ sơ mang các tính chất phù hợp với yêu cầu hoạt động của cơ quan. Ở mỗi cơ quan, phải có bộ phận hoặc phòng lưu trữ để bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ của cơ quan. Ở các cơ quan nhỏ ít hồ sơ, tài liệu lưu trữ, thì việc này do một nhân viên làm công tác tiếp nhận “công văn đến” kiêm nhiệm. Nhiệm vụ của bộ phận hoặc phòng lưu trữ của cơ quan là: Hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, nhân viên trong cơ quan lập hồ sơ; thu nhận hồ sơ, tài liệu đúng theo qui định; Sắp xếp các hồ sơ, tài liệu lưu trữ của cơ quan theo qui định chung; Thống kê hồ sơ nhận được và đề nghị qui định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ấy theo hướng dẫn của Cục Lưu trữ; Bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ của cơ quan và của các đòan thể trong cơ quan; Phục vụ việc khai thác hồ sơ, tài liệu lưu trữ 3 không ngừng tăng lên về khối lượng, về phạm vi và càng đòi hỏi phải có chất lượng, tiêu tốn ít thời gian của người cán bộ quản lý cho nên việc tạo điều kiện để người Hiệu trưởng có những hiểu biết về công tác này là cần thiết. 2. Lý do chọn đề tài Những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư lưu trữ. Nội dung nghiệp vụ đã được Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ từng bước triển khai hướng dẫn ngày càng hoàn thiện hơn. Việc sưu tầm, tuyển chọn và hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Đảng và Nhà nước về công tác Văn thư – Lưu trữ là một công việc làm cần thiết nhằm đám ứng nhu cầu thông tin của lãnh đạo, cán bộ viên chức các cơ quan đơn vị, các tổ chức nói chung và cán bộ viên chức đang làm công tác văn phòng, công tác chuyên môn ngành Văn thư – Lưu trữ nói riêng. Qua quá trình công tác trong nhà trường, việc tổ chức quản lý và giải quyết các loại văn bản bằng phương pháp khoa học trên cơ sở những qui định chung của nhà nước, tôi nhận thấy công tác hành chính văn thư nói chung, công tác học vụ nói riêng trong đó công tác tuyển sinh vô cùng quan trọng. Hơn nữa, Công tác hành chính chủ yếu là thu thập, xử lý, bảo quản, truyền đạt thông tin giữa đơn vị với cơ quan khác và giáo viên, học sinh trong nhà trường. Công tác hành chính bao gồm các việc như: Giao dịch, lưu trữ hồ sơ, văn bản, báo cáo và các tư liệu, thống kê... trên tất cả các mặt họat động. Văn phòng nhà trường vừa là nơi giao dịch, vừa là nơi lưu trữ hồ sơ, văn bản của nhà trường, cũng là nơi thông báo các chủ trương, kế hoạch, lịch công tác hàng tháng, hàng tuần của nhà trường để giáo viên biết thực hiện. Văn phòng nhà trường có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng trong công tác văn thư, lưu trữ, trong công tác quản lý tài sản vật tư, thực hiện chế độ chính sách, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh làm tốt nhiệm vụ dạy và học. Về mặt hành chính, văn phòng đóng vai trò một trạm thông tin. Muốn thực hiện vai trò của một trạm thông tin, văn phòng phải thực hiện một số biện pháp nghiệp vụ: Tiếp nhận, ghi nhớ, truyền đạt, theo dõi và 5 Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp khảo sát thực tế B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ 1. Khái niệm về công tác lưu trữ 7 công, từ đó đưa ra kế hoạch, nhiệm vụ sát với thực tế. Như vậy hệ thống văn bản quản lý vừa là phương tiện vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý. Tài liệu lưu trữ cung cấp thông tin có giá trị pháp lý và chính xác nhất cho hoạt động quản lý. Công việc của một cơ quan xí nghiệp được tiến hành nhanh hay chậm, thiết thực hay quan liêu là do công văn giấy tờ có làm tốt hay không, do việc giữ gìn hồ sơ tài liệu có khoa học hay không. Nhờ hồ sơ tài liệu lưu trữ các nhà quản trị có thể tiến hành kiểm tra tiến độ, sự phù hợp, đúng đắn của quá trình giải quyết công việc, từ đó kiểm tra đánh giá hoạt động của toàn tổ chức. Nó có vai trò quan trọng trong việc xem xét các hành vi hành chính trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý của các cơ quan, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, các mâu thuẫn. Tài liệu lưu trữ làm cơ sở thông tin phục vụ cho việc hoạch định và ra quyết định mọi cấp trong công ty Tài liệu lưu trữ làm chứng liệu cho các quyết định và hoạt động đã thực hiện. Tài liệu lưu trữ góp phần tối ưu hiệu suất hoạt động của văn phòng (bằng các số liệu cập nhật, các báo cáo diễn biến mới nhất,) Công tác lưu trữ giúp doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin trong nội bộ và với các mối quan hệ liên kết, đối tác, Tài liệu lưu trữ làm nguồn tham khảo cho các chương trình nghiên cứu, phát triển, sử dụng tài liệu lưu trữ để quản lý khoa học, tránh được sự nghiên cứu đường vòng hay nghiên cứu lại. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại trường học 1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: Trường THCS Nguyễn Lân tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động từ năm học 2019 – 2020 nhưng các hoạt động dạy học nói chung và công tác văn thư nói riêng luôn được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác văn thư từ phương tiện phục vụ cho đến nhân sự làm công tác văn thư luôn được cải thiện. - Trang thiết bị: Văn phòng, khu làm việc của văn thư được bố trí rộng rãi khang trang, thuận tiện cho việc trao đổi thông tin. Một số máy móc phục vụ cho công tác văn thư được đầu tư trang bị như: máy vi tính, máy photo, máy in, máy điều hòa, điện thoại cùng với đó là phòng làm việc, bàn làm việc, tủ đựng con dấu,... và các vật dụng khác được trang bị khá đầy đủ. Máy 9 * Hồ sơ tuyển sinh. * Hồ sơ tốt nghiệp THCS. * Học bạ. * Sổ đăng bộ. * Sổ quản lý cấp phát bằng,chứng chỉ. * Sổ gọi tên ghi điểm. * Sổ ghi đầu bài. Công tác hành chính văn thư cũng như công tác học vụ là phương tiện giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường đúng pháp luật nhà nước, đúng quan điểm, đường lối chính sách của Đảng. Đối với nhà trường, công tác hành chính còn là điều kiện để góp phần vào việc giáo dục trực tiếp học sinh, giáo dục bằng môi trường, cảnh trí Công tác lưu trữ là việc lựa chọn, giữ lại và tổ chức khoa học những văn bản, giấy tờ có giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của nhà trường, cá nhân để làm bằng chứng và tra cứu khi cần thiết. Công tác văn thư học vụ là một công việc không thể thiếu trong nhà trường, là sợi dây mắt xích giữa Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh trong suốt một thời gian dài trong việc lưu trữ hồ sơ. Công tác văn thư học vụ đảm bảo việc báo cáo cung cấp một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết, phục vụ nhiệm vụ quản lý tốt hồ sơ học sinh và giáo viên. Công tác văn thư học vụ trong nhà trường rất nhiều việc như: Giáo dịch, lưu trữ hồ sơ, văn bản, báo cáo và các tư liệu thống kê gồm nhiều mặt phải tiến hành thường xuyên liên tục và cũng cố bổ sung hồ sơ theo từng thời gian nhất định. Công tác tuyển sinh Trung học cơ sở bằng phương thức xét tuyển phải đúng quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2013/TT-BGDĐT ngày 30/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở cụ thể như sau: Độ tuổi dự tuyển, chính sách ưu tiên, khuyết khích, phương thức tuyển sinh, trách nhiệm của cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trong tuyển sinh trung học cơ sở ( THCS ). Áp dụng đối với người học là người Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam dự tuyển vào THCS. 11 và Phòng GDĐT về tuyển sinh, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của nhà trường và nhu cầu học tập của học sinh. Đánh giá công tác văn thư học vụ là việc xác định giá trị tài liệu để phân loại: Xác định thời gian cần bảo quản cho từng loại tài liệu và lựa chọn để lưu trữ, hủy bỏ những tài liệu thực sự hết ý nghĩa, nhằm nâng cao chất lượng lưu trữ hồ sơ. Đảm bảo đầy đủ và sử dụng triệt để, có hiệu quả các dụng cụ và phương tiện làm việc, tổ chức quản lý tốt hồ sơ sổ sách tạo điều kiện làm tốt khâu nghiệp vụ, bổ sung hồ sơ phải tiến hành thường xuyên, kịp thời, đặc biệt chú ý tính khả thi của các hồ sơ và trong điều kiện hiện tại của mỗi địa phương. Để phù hợp với tình hình thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và cũng là một việc làm cần thiết về công tác quản lý tốt hồ sơ lưu trữ. Bộ phận văn phòng không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ về công tác quản lý hồ sơ và lưu trữ qua hệ thống phần mềm quản lý là một giải pháp tổng thể và đồng nhất. Trong công việc hàng năm, nhà trường thường hình thành nhiều giấy tờ, tài liệu, sổ sách, để trách thất lạc và khi cần dùng để giải quyết công việc có thể tìm kiếm được nhanh các loại giấy tờ, tài liệu, sổ sách phải được phân loại và sắp xếp một cách khoa học theo thứ tự thời gian. Cần có quan điểm và nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của công tác văn thư lưu trữ và bộ phận học vụ, xác định rõ trách nhiệm trong việc cải tiến công tác văn thư lưu trữ và bộ phận học vụ để quản lý tốt hồ sơ. Lập hồ sơ tốt sẽ giữ được đủ các văn bản, giấy tờ về từng vấn đề, từng sự việc, từng con người giúp cho việc nghiên cứu, thi hành nhiệm vụ, đúng với chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, của ngành, đồng thời có cơ sở đúng đắn để giải quyết từng công việc cụ thể. Lập hồ sơ tốt sẽ giúp cho việc thừa kế những kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo, tránh được những thiếu sót trước đây, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, tiết kiệm thời gian và như thế cũng có ý nghĩa thiết thực trong việc chống bệnh quan liêu giấy tờ thường sinh ra trong công tác văn thư học vụ.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_bao_quan_tot_ho_so_luu_tru_va_cong_tac.doc