SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam Khối 8 trường THCS Trần Quang Khải - Ninh Hòa - Khánh Hòa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam Khối 8 trường THCS Trần Quang Khải - Ninh Hòa - Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam Khối 8 trường THCS Trần Quang Khải - Ninh Hòa - Khánh Hòa
A.ĐẶT VẤN ĐỀ: Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung là một sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định, nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Thể dục thể thao là ngành mang tính khoa học nghệ thuật, là một bộ phận tất yếu của nền văn hóa nghệ thuật, là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, cũng như nền văn hóa của nhân loại. Thể dục thể thao không ngừng nâng cao sức khỏe, phục vụ sản xuất, bảo vệ tổ quốc, càng góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, mang lại nét đẹp cho thẩm mỹ và cho nhân loại. Các hoạt động thể dục thể thao không những là hình thức duy trì nâng cao phẩm chất năng lực, giữ gìn sức khỏe mà còn là niềm say mê, niềm tự hào và cổ vũ to lớn cho nhân dân lao động. Trong giai đoạn kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển, thể thao là một bộ phận không thể tách rời của công cuộc đổi mới, nên nó được phát triển mạnh mẽ, được giao lưu cọ sát với nền thể thao của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, không ngừng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học kỹ thuật của nền thể thao nhân loại. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà ngành thể dục thể thao nói chung và nền kinh tế nói riêng đã đạt được thành tích đáng khích lệ trong các kỳ tranh tài trên đấu trường quốc tế. Mặc dù những thành tích đó còn khiêm tốn nhưng cũng là một tín hiệu đáng mừng và khẳng định được bước phát triển của nền thể thao nước nhà. Điền kinh ở nước ta có quá trình phát triển lâu đời, nó được nhân dân ta tập luyện để tăng cường sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và chống ngoại xâm. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục sức khỏe cho nhân dân, thực hiện theo lời Bác Hồ “ Dân cường thì nước thịnh ”. Với phương châm “ Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ”, vì thế môn điền kinh đã trở thành nội dung chính trong các trường phổ thông về giáo dục thể chất, nâng cao tinh thần cho học sinh và là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các tầng lớp nhân dân, từ đó phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm gần đây giáo dục thể chất trong nhà trường ở cấp THCS đã và ngày càng được chú trọng hơn rất nhiều, các câu lạc bộ thể dục thể thao, ngoại khóa trong trường học ngày càng được phát triển nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh nên được các em cũng nhưng các bậc phụ huynh hưởng ứng. Chính vì vậy mà thể chất được cải thiện lên rất nhiều. Chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường THCS hiện nay là điền kinh. Mỗi một nội dung học tập có tác động làm cho sự thay đổi khác nhau đến từng bộ phận cơ thể học sinh. Từ đó dẫn đến sự thay đổi hay nói đúng hơn là sự phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, trang thiết bị và điều kiện sân bãi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chưa đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường. Do đó công tác - 1 - nhảy. Cần chú ý: Không phải thân trên chủ động ngả ra sau, mà chủ yếu do đưa nhanh vùng hông và chân giậm nhảy ra trước tạo nên. b. Kỹ thuật giậm nhảy: - Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao. Giậm nhảy cần mạnh, nhanh, phối hợp ăn nhịp giữa chân và tay, giữa chạy đà và giậm nhảy. - Theo luật thi nhảy cao, vận động viên phải nhảy từ mức xà nhất định đến cao nhất theo khả năng của mình. Mức xà càng cao, điểm giậm nhảy càng cần nhích xa xà hơn, do đó vận động viên phải biết điều chỉnh đà cho hợp lý. - Chạy đà – giậm nhảy tốt, nhưng nếu đỉnh cao đạt được không trùng với đỉnh cao của xà ngang củng dễ làm rơi xà. Ví dụ một học sinh nhảy ba lần đều đạt được độ cao như nhau, nhưng lần một do điểm giậm nhảy xa quá, đỉnh cao đạt được ở phía ngoài xa, lúc rơi xuống làm rơi xà. Lần nhảy hai, giậm nhảy gần xà quá, đỉnh cao đạt được phía trong xà, nên cũng làm rơi xà. Lần nhảy ba, giậm nhảy ở điểm giậm nhảy hợp lý, đỉnh cao đạt được trùng với đỉnh cao của xà, nên đã qua được xà. - Góc độ giậm nhảy hợp lý kiểu “ Bước qua” đối với học sinh THCS khoảng 900, góc độ bay khoảng 70-800. c. Kỹ thuật trên không: - Sau giậm nhảy, khi chuẩn bị qua xà cần gập thân ra trước, không được để thân thẳng đứng hoặc ngả ra sau, vì như vậy sẽ bị “tụt mông”, nghĩa là không nâng được mông lên cao, dễ làm rơi xà. - Chân đá lăng và tay cùng bên qua xà trước. Khi chân lăng qua xà cần duỗi thẳng và thực hiện động tác hết sức khéo léo để không làm rơi xà. - Khi chân giậm nhảy chuẩn bị qua xà cần đá thẳng chận mạnh lên cao phối hợp với tay cùng bên khéo léo không để vướng xà. - Ở giai đoạn trên không có nhiều kiểu nhảy cao khác nhau căn cứ vào đường đi của trọng tâm cơ thể trong không gian. Trọng tâm cơ thể nằm khoảng giữa rốn và đốt sống thắt lưng. d. Kỹ thuật rơi xuống đất: - Chân lăng tiếp đất trước, sau đó đến chân giậâm nhảy. Khi chân bắt đầu chạm đất, cần dùng chân để giảm chấn động. - Khi tiếp đất vẫn cần chú ý động tác của tay và thân trên cho khéo để không chạm xà. 2. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua: Cần sử dụng các biện pháp chính sau đây để giải quyết các nhiệm vụ trong nhảy cao. Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau: - Giới thiệu, phân tích và làm mẫu kỹ thuật - Cho xem phim, ảnh, mô hình kỹ thuật. - Cho người tập nhảy tự do để xác định chân giậm nhảy và nắm đặc điểm của từng người. Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật giậm nhảy thông qua các biện pháp sau: - Phân tích và làm mẫu kỹ thuật. - 3 - mạnh sẽ không được phát triển. Nếu tập luyện với mức căng cơ quá nhỏ, sẽ làm giảm sút sức mạnh. Đối với những người không phải là vận động viên, sự giảm sút sức mạnh xảy ra khi mức hoạt động của cơ bắp trong tập luyện nhỏ hơn sức mạnh tối đa 20%. Mức căng cơ càng nhỏ, thì quá trình giảm sút sức mạnh và hiện tượng teo cơ diễn ra càng nhanh. Sự phát triển tố chất mạnh có liên quan đến sự phát dục của hệ thần kinh và mức độ hình thành tổ chức xương cơ và dây chằng, tức là phụ thuộc vào bộ máy vận động. Nhưng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể sự phát triển tố chất mạnh không giống nhau. Sức mạnh lưng bụng phát triển sớm. Học sinh tiểu học phát triển nhanh sức mạnh tốc độ, sức mạnh tĩnh lực phát triển chậm, còn sức mạnh bột phát sau 14 tuổi mới phát triển nhanh. Ngoài ra tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi tuỳ theo lứa tuổi. Sức mạnh của các nhóm cơ duỗi thân mình, đùi, cơ co bàn chân phát triển mạnh, trong khi các nhóm cơ như duỗi bàn tay, cẳng tay, cổ tay . . . phát triển yếu hơn, do đó mỗi lứa tuổi lại có một tỷ lệ phân bổ sức mạnh giữa các nhóm cơ đặc trưng của mình. Về nguyên tắc, sức mạnh của các cơ duỗi phát triển nhanh hơn sức mạnh của các cơ co, các cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển với nhịp độ nhanh hơn. Sức mạnh cơ bắp phát triển với nhịp độ nhanh trong giai đoạn từ 13 – 15 đến 16 – 17 tuổi. Các năm sau đó sức mạnh phát triển chậm lại (nếu không có tập luyện đặc biệt). Tuy nhiên, do hiện tượng phát triển sớm một số nhóm cơ có thể phát triển sức mạnh ngay từ 12 – 13 tuổi, đặc biệt là các nhóm cơ chân. Do đó, cần phải sắp xếp hợp lý các bài tập phát triển sức mạnh; phát triển tốt nhất là trong thời kỳ mẫn cảm sức mạnh. Các bài tập sức mạnh đó chỉ nhằm phát triển thể lực toàn diện không nên dùng các bài tập sức mạnh chuyên môn. Tóm lại: Việc phát triển tố chất mạnh cho thanh thiếu niên cần được chú ý ở lứa tuổi 14 và được đẩy mạnh ở lứa tuổi 18 – tương ứng với thời gian hoàn thiện hệ cơ quan vận động. * Tố chất nhanh: Sức nhanh được coi là tố chất thể lực quan trọng, là khả năng của con người hoàn thành những hoạt động vận động trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh có 3 hình thức biểu hiện chủ yếu : thời gian tiềm phục của phản ứng vận động, tốc độ từng cử động riêng lẻ (khi lực cản bên ngoài bé), tần số động tác ... Chính vì vậy, chỉ số để đánh giá sức nhanh rất phong phú. Những hình thức biểu hiện đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, nhất là các chỉ số của thời gian phản ứng trong nhiều trường hợp, những chỉ số ấy tương ứng với những chỉ số của tốc độ động tác. Có thể phản ứng thì vô cùng mau lẹ và trái lại thì động tác thì tương đối chậm hoặc ngược lại. Sự kết hợp 3 hình thức đã nêu trên xác định mọi trường hợp biểu hiện sức nhanh. Thời gian phản ứng có thể đo được từ 2 – 3 tuổi. Trong lứa tuổi này thời gian đó vào khoảng 0,50 đến 0,90 giây. Song thời gian phản ứng biến đổi rất nhanh đến 5 – 7 tuổi giảm xuống còn 0,30 – 0,40 giây và đến 13 – 14 tuổi đã đạt mức xấp xỉ người lớn (0,11 – 0,25 giây). Sự phát triển thời gian phản ứng xảy ra không đều. Từ - 5 - Sức bền tĩnh lực được đánh giá bằng thời gian duy trì một gắng sức tĩnh lực nào đó. Chỉ số này nói chung tăng dần theo lứa tuổi, mặc dù khác nhau đối với các nhóm cơ. Từ 8 – 11 tuổi các cơ duỗi thân mình (cơ lưng) có sức bền lớn nhất. Từ 11 đến 14 tuổi sức bền của các cơ đùi và cẳng chân lại phát triển nhanh và đạt chỉ số cao hơn. Từ 13 – 17 tuổi sức bền trong các động tác treo, chống trong thể dục có thể tăng lên từ 4 – 4,5 lần. Sức bền động lực thường được đánh giá thông qua khả năng hoạt động thể lực, cụ thể là qua các chỉ số hoạt động trên xe đạp lực kế. Ở 8 – 9 tuổi chỉ số này khoảng 500 kgm/phút và sẽ tăng đến 2700 kgm/ phút ở tuổi trưởng thành. Sức bền động lực cũng phát triển với nhịp điệu không đồng đều. Sức bền ưa khí phát triển mạnh ở các lứa tuổi 15 – 16 – 17 – 18, trong khi sức bền yếm khí phát triển mạnh ngay ở lứa tuổi 10 – 12 đến 13 – 14. Sức bền biến đổi rất rõ rệt dưới tác động của sự tập luyện, vì vậy ở các em có tập luyện sức bền phát triển khác hẳn so với các em không tập luyện. Khi 10 tuổi, các em được tập luyện có sức bền hơn các bạn cùng lứa khoảng 14%, nhưng ở tuổi 13-14 sự khác biệt ấy đã đạt tới mức 50%. - Việc phát triển sức bền cần nhiều thời gian cho nên không thể chỉ dùng các giờ học thể dục nội khoá, mà các em cần phải tự tập, tập kết hợp trong các hoạt động thể lực hàng ngày. Tăng cường các bài tập đi, chạy với các cự ly trung bình và dài như 800m,1500m, 3000m,5000m . . . có tác dụng tốt trong việc rèn luyện sức bền. * Tố chất khéo léo: Khéo léo cũng là một tố chất thể lực. Khéo léo là tổng hợp các năng lực phối hợp vận động hay nói cách khác khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác mới. Việc xác định tố chất khéo léo, về cơ bản được dựa trên cơ sở lý luận của tâm lý học hiện đại về khái niệm năng lực là dựa trên cơ sở học thuyết vận động, năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển và được các em hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặc chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh, sức nhanh và sức bền. Năng lực phối hợp được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao. Muốn phát triển năng lực phối hợp vận động, phải thông qua sự tập luyện một cách tích cực cho các em, cần cho các em thực hiện các bài tập được sử dụng làm phương tiện phát triển khả năng phối hợp vận động; cần yêu cầu thực hiện chính xác và thường xuyên và trong những điều kiện biến đổi. Mặt khác khéo léo thể hiện khả năng điều khiển các yếu tố lực, không gian, thời gian của động tác. Một trong các yếu tố quan trọng của sự khéo léo là khả năng định hướng chính xác trong không gian. Khả năng định hướng trong không gian bắt đầu phát triển mạnh lúc 5 – 6 tuổi và đạt nhịp điệu phát triển cao nhất từ 7 – 10 tuổi. Từ 10 – - 7 -
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_thanh_tich_nhay_cao.pdf