SKKN Lồng ghép giáo dục STEAM thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn Sinh học 8

doc 26 trang sklop8 19/06/2024 510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục STEAM thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lồng ghép giáo dục STEAM thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn Sinh học 8

SKKN Lồng ghép giáo dục STEAM thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn Sinh học 8
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG THCS TẢ THANH OAI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC STEAM THÔNG QUA HƯỚNG DẪN 
 HỌC SINH THIẾT KẾ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐƠN GIẢN 
 TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 8 
 Lĩnh vực/ Môn : Sinh học
 Cấp học : Trung học cơ sở
 Tên Tác giả : Nguyễn Thị Tâm
 Đơn vị công tác : Trường THCS Tả Thanh Oai
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học 2020 - 2021 2
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 
 Môn Sinh học ở THCS cung cấp những kiến thức cơ bản tương đối hoàn chỉnh 
về cấu tạo, hoạt động của các cơ thể sống thông qua các đại diện thuộc các nhóm vi 
sinh vật, nấm, thực vật, động vật và con người. Đồng thời Sinh học còn trang bị cho 
học sinh những hiểu biết về quy luật cơ bản của quá trình sống, của hiện tượng di 
truyền và biến dị, của mối quan hệ sinh vật với sinh vật và với môi trường, về sự phát 
triển của thế giới sinh vật. Những kiến thức đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu những 
nguyên tắc kĩ thuật trong sản xuất có liên quan đến kiến thức Sinh học, các biện pháp 
giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe. 
 Chương trình Sinh học 8 là phần tiếp theo của chương trình Sinh học 7, cung cấp 
những kiến thức cơ bản, phổ thông tương đối hoàn chỉnh về con người, đây là đại diện 
cao nhất của Lớp thú trong chương trình Sinh học 7. Trong chương trình học về bộ 
môn Sinh học 8 chúng ta chủ yếu sử dụng kênh hình để lĩnh hội kiến thức, chính vì 
vậy việc sử dụng, khai thác mô hình có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng. Đi đôi với 
việc sử dụng, khai thác mô hình là các phương pháp lựa chọn trong giảng dạy cho phù 
hợp với nội dung và đối tượng học sinh sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của học 
sinh.
 Gần đây mặc dù đã có những cải tiến trong nội dung và phương pháp dạy học, 
song hiệu quả chưa cao vì khối lượng kiến thức còn nhiều, nặng về mô tả, lí thuyết, đa 
phần giáo viên coi tranh ảnh, sơ đồ trong sách giáo khoa chỉ là phương tiện minh họa 
và học sinh tự tìm hiểu (không có hướng dẫn) nên các em chỉ xem cho vui chứ không 
cho là hoạt động nghiên cứu học tập để tìm hiểu sâu hơn, hiểu rõ hơn nội dung bài 
học. Từ đó, hạn chế tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, làm hạn chế 
hứng thú học tập bộ môn. Mặt khác trong dạy học bộ môn trang thiết bị và các phương 
tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học của giáo viên còn hạn chế, cũng như việc chuẩn bị đồ 
dùng dạy học nói chung và tranh ảnh dạy sinh học nói riêng chưa được quan tâm kịp 
thời và có hiệu quả.
 Sinh học 8 cung cấp các kiến thức về cơ thể người và vệ sinh. Với kiến thức 
trong chương trình Sinh học 8, thời lượng 2 tiết/tuần, học sinh ghi nhớ và khám phá 
được sự đa dạng về đặc điểm giải phẫu và sinh lí người. Năm học 2019 – 2020 tôi đã 
khảo sát và thống kê kết quả học tập cũng như sự hứng thú với môn học của học sinh, 
kết quả như sau: 
 Bảng kết quả khảo sát năm học 2019 – 2020 (Chưa áp dụng sáng kiến)
 Điểm trung bình môn Mức độ hứng thú
 Giỏi: 25% Rất hứng thú: 25%
 Khá: 40% Có hứng thú: 46%
 Trung bình: 30% Không có hứng thú: 28%
 Yếu, kém: 5%
 Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8 4
rút ra các kết luận của mục tiêu bài học đề ra mà thông qua nó học sinh có thể trực tiếp 
rèn luyện các kỹ năng cơ bản, phát triển tư duy, trí tưởng tượng cũng như tính sáng tạo 
vốn có của bản thân khi lĩnh hội tri thức.
 - Lưu trữ được các sản phẩm về các hệ cơ quan trong cơ thể người thông qua các 
mẫu mô hình. 
 Với những mục đích nghiên cứu trên sẽ tăng cường hiệu quả dạy học môn Sinh 
học 8.
 3. Mục tiêu nghiên cứu
 - Biết một số mẹo trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu, làm mô hình và bảo 
quản mô hình giữ được lâu, sử dụng được nhiều năm mà vẫn mang lại hiệu quả cao 
trong dạy học trực quan.
 - Sử dụng hợp lí, có hiệu quả mô hình trong các bài dạy kiến thức cơ thể người 
và vệ sinh trong Sinh học 8.
 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 - Học sinh các lớp khối 8 trường THCS Tả Thanh Oai nơi tôi công tác.
 - Nghiên cứu thiết kế mô hình trong dạy – học kiến thức về cơ thể người và vệ 
sinh trong Sinh học 8. 
 5. Thời gian nghiên cứu
 Tháng 9/2020 đến tháng 4/2021.
 6. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp thử nghiệm, đối chứng.
 - Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, trải nghiệm mô hình.
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8 6
và nguồn lực vào những phương pháp mang tính chất thực hành nhiều hơn, mang lại 
hiệu quả cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Tức là bạn càng chủ động 
tham gia thực nghiệm, phân tích thông tin thì càng có khả năng ghi nhớ tốt hơn.
 Vì vậy, nếu phải bỏ ra cùng một khoảng thời gian như nhau, chúng ta nên học 
bằng những phương pháp chủ động để tăng hiệu quả. Chẳng hạn như trong việc học 
tiếng Anh, bạn sẽ chỉ nhớ được 10% nếu chỉ đọc về từ vựng, ngữ pháp trong sách. 
Nhưng nếu bạn tham gia các lớp học, được nghe giảng và xem các hình ảnh minh họa, 
bạn có thể nhớ đến 20-30%, và thậm chí là 50%. Tuy vậy, nếu muốn nhớ được 70-
90% nội dung bài học, bạn sẽ cần áp dụng ngay các kiến thức vừa học vào thực tế, ví 
dụ như tham gia thuyết trình, thảo luận nhóm  cũng như các buổi sinh hoạt nói 
chuyện với người nước ngoài 
 Để dạy kiến thức cơ thể người và vệ sinh, trong các phương tiện dạy học trực 
quan nói trên, tôi nhận thấy cho học sinh thiết kế mô hình steam đơn giản có nhiều ưu 
điểm hơn cả. Bởi nó cho học sinh biết rõ hình dạng, và sự sắp xếp của đối tượng cần 
quan sát trên cơ thể người. Trên thực tế không phải lúc nào giáo viên và học sinh cũng 
thu được mẫu vật thật của cơ thể người như ý muốn. Mô hình các hệ cơ quan trong cơ 
thể người có những lợi thế như dễ dàng hình dung và quan sát, mô phỏng được cấu tạo 
và hoạt động của một cơ quan hay hệ cơ quan trong cơ thể người để tiện trình bày, 
nghiên cứu, chỉ thiếu là không phản ánh được rõ màu sắc tự nhiên, kích thước thật của 
đối tượng quan sát. Vì những hạn chế nói trên của một số phương tiện trực quan trong 
khai thác kiến thức cơ thể người và vệ sinh, mà tôi nhận thấy, sử dụng mô hình là cứu 
cánh tốt nhất trong trường hợp không thu được mẫu vật thật.
 Trước tình trạng khó khăn trong việc sử dụng đồ dùng dạy học để quan sát như 
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8 8
có thể sử dụng nguyên vật liệu tái chế như bìa carton, chai lọ  
 Trong khi đó, chúng ta không lường trước được những tai nạn có thể xảy ra khi 
học sinh lấy mẫu. Ví dụ học sinh có thể giết mổ các loài động vật để thu mẫu các cơ 
quan trong cơ thể động vật thay thế cho cơ thể người. 
 Lại có trường hợp, nhà học sinh có nguyên liệu đúng với mẫu cần thu để mang 
tới lớp nhưng phụ huynh với quan điểm môn chính - phụ đã không cho mang đi để 
phục vụ học tập.
 Trong quá trình dạy học, tôi cũng hướng dẫn học sinh thu thập nguyên liệu và 
làm mô hình các hệ cơ quan trong cơ thể người, đặc biệt là sử dụng luôn mẫu có sẵn ở 
nhà để tiện mang đến lớp, nhưng do kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh còn yếu nên 
nhiều nguyên liệu chưa đạt yêu cầu cả về chất lượng, thẩm mĩ và tính giáo dục.
 Do khí hậu miền Bắc Việt Nam có bốn mùa. Mùa xuân nồm ẩm, mùa hè nóng 
bức, các nguyên vật liệu lại đa dạng (giấy, bìa, đất nặn ) dễ bị biến dạng 
 Chính vì những khó khăn như trình bày ở trên, tôi đã dành thời gian gian tìm 
hiểu, sưu tầm nguyên liệu, cách làm để hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình 
steam đơn giản trong trường hợp không đủ hay không tìm thấy mẫu vật thật tượng 
trưng.
 III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Kinh nghiệm làm một số mô hình đơn giản lồng ghép giáo dục steam
 Tôi đã nghiên cứu trong tổng số 66 bài học ở chương trình Sinh học 8, tôi thấy có 
10 bài học cần sử dụng mô hình. Để hoàn thiện mô hình, tôi đã hướng dẫn học sinh 
phân tích và lựa chọn các nguyên liệu được liệt kê trong bảng sau:
 Bảng: Các loại nguyên liệu áp dụng làm mô hình.
 Nguyên liệu Ưu điểm Nhược điểm
 Dễ cắt, dễ gấp. Không bảo quản được lâu, 
 Giấy, bìa carton. không nhìn thấy hoạt động 
 bên trong.
 Nhẹ, trong, dễ nhìn, quan Cứng, khó cắt, khó tạo hình.
 Chai, ống nhựa. sát được nguyên lý hoạt 
 động bên trong.
 Dễ tạo hình, nhiều màu sắc, Mô hình dễ biến dạng trong 
 Đất nặn. dễ vận chuyển và thực quá trình bảo quản.
 hành.
 Dễ cắt, dễ thực hành, nhiều Không bảo quản được lâu.
 Giấy xốp nhựa màu.
 màu sắc khác nhau.
 Qua phân tích những ưu, nhược điểm của các loại nguyên liệu như trên, tôi cùng 
với học sinh quyết định lựa chọn nguyên liệu với từng mô hình theo bảng như sau:
 Bảng: Nguyên liệu được chọn để thiết kế các mô hình.
 Nguyên liệu Mô hình
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8 10
 trên mạng xã hội như facebook, zalo,
 Bước 4: Hoàn thiện mô hình (thời gian 2 ngày).
 - Qua nhiều lần góp ý của - Tất cả thành viên trong nhóm cùng tập trung, 
 giáo viên, mô hình cần phát huy tinh thần tập thể, tính sáng tạo, đoàn kết để 
 chỉnh sửa nhiều lần và hoàn thu được sản phẩm tốt nhất.
 thiện.
 Bước 5: Sử dụng trong tiết học.
 - Sản phẩm đã được hoàn - Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác mô hình 
 thiện nhưng mỗi lớp có một phù hợp với từng đối tượng của từng lớp.
 đặc thù riêng về kiến thức và - Hình thức khai thác mô hình đa dạng (pháp vấn, 
 kỹ năng. trò chơi, giải câu đố )
 2. Kinh nghiệm sử dụng một số mô hình đơn giản lồng ghép giáo dục steam 
 Như đã trình bày ở trên, trong trường hợp không chuẩn bị được mẫu vật thật 
tượng trưng tôi mới sử dụng mô hình thay thế. Nhưng mô hình không phải là phương 
tiện hoàn hảo nhất, nên tôi vẫn kết hợp với các phương tiện trực quan khác trong quá 
trình dạy - học Sinh học 8. Tôi sử dụng mô hình để khai thác kiến thức mới, củng cố 
kiến thức của bài mới hoặc kiểm tra kiến thức cũ. 
 Thực tế tất cả các bài dạy kiến thức cơ thể người (hình thái của các cơ quan), 
kiến thức giải phẫu sinh lý người (các hệ cơ quan như vận động, tuần hoàn, hô hấp, 
tiêu hóa, bài tiết, thần kinh và giác quan, nội tiết, sinh dục ) đều có thể sử dụng mô 
hình. Nhưng do thời lượng có hạn, tôi không thể chia sẻ kinh nghiệm sử dụng mô hình 
trong từng bài học. Ở phần này, tôi chỉ xin chia sẻ tóm tắt hướng sử dụng mô hình 
trong 2 bài dạy điển hình thuộc 2 nhóm kiến thức.
 Nhóm 1: Mô hình giải phẫu thể hiện đặc điểm hình thái, cấu tạo các cơ quan, 
hệ cơ quan trong cơ thể. (Tên các bài dạy kiến thức cơ thể người mà tôi có sử dụng mô 
hình được trình bày ở phần phụ lục.)
 - Bài dạy minh họa: 
 Bài 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA.
 Các hoạt động chính Phương tiện dạy học
 Hoạt động 1: Cá nhân (Khai thác kiến thức mới)
- Học sinh phát hiện ra thức ăn phải được biến - Sơ đồ khái quát về thức ăn và các 
đổi thành chất đơn giản thì cơ thể mới hấp thụ hoạt động chủ yếu của quá trình 
được, qua quan sát sơ đồ và nghiên cứu thông tin tiêu hóa.
sách giáo khoa. - Sơ đồ khái quát về các hoạt động 
 của quá trình tiêu hóa.
 Hoạt động 2: Nhóm (Khai thác kiến thức mới)
Lồng ghép giáo dục steam thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế một số mô hình đơn giản trong dạy học bộ môn sinh học 8

File đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_giao_duc_steam_thong_qua_huong_dan_hoc_sinh_t.doc