SKKN Kỹ năng giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn Lớp 8 tại trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kỹ năng giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn Lớp 8 tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kỹ năng giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn Lớp 8 tại trường THCS
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Kỹ năng giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS ”. Lĩnh vực/ Môn: Ngữ văn Cấp học: Trung học cơ sở Tên Tác giả: Trần Văn Thiện Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2021-2022 -1- Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở 3 vấn đề: - Tìm hiểu đề; - Viết đoạn văn trong văn bản tự sự; - Liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự. Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em biết tạo lập một văn bản đúng và hay. Những biện pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 8. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 8B thuộc trường THCS Lương Thế Vinh . 3.3. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện Số liệu thống kê chất lượng bài làm văn của HS khi chưa áp dụng SKKN Để có minh chứng và số liệu nhằm giúp vấn đề được rõ ràng, tôi tiến hành khảo sát lớp 8B ( Qua Zom, yêu cầu bật camera ) và kết quả như sau: Trung Lớp Số HS Giỏi Khá Yếu bình 8B 44 1 05 28 10 -3- Ví dụ : Cho đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu. Trước đề này có rất nhiều học sinh kể ra hai, ba kỉ niệm, không có kỉ niệm nào được kể một cách đầy đủ (nhưng đề yêu cầu kể một kỉ niệm). Tìm hiểu đề là bước quan trọng, tuy nhiên trong chương trình học các em lại chỉ được học không đến một tiết (ở lớp 6). Thêm vào đó ở chương trình Ngữ văn 8 các em học văn tự sự chỉ trong 13 tiết nên thời gian không nhiều. Để khắc phục được khó khăn đó và cho học sinh thực hiện tốt bước này tôi đã kết hợp thời gian trên lớp, thời gian ở nhà của các em để hướng dẫn và cho các em thực hành. Ví dụ 1: Khi dạy xong tiết 8 – Bố cục của văn bản, trước khi đi vào làm bài tập trong SGK giáo viên có thể cho học sinh thực hiện bước này. Giáo viên treo bảng phụ có chép sẵn đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của em. Yêu cầu trả lời : - Kiểu bài của mỗi đề là gì? - Lời yêu cầu ở mỗi đề là trực tiếp hay gián tiếp? - Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào (kể về một hay nhiều kỉ niệm)? - Lưu ý: Đọc thật kĩ đề bài, lấy bút chì gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Ở đây do là tiết đầu hướng dẫn học sinh làm nên có thể cho các em tự tìm hiểu nhanh sau đó giáo viên hướng dẫn các em làm: * Kiểu bài: - Đề có kiểu bài tự sự. - Đề có yêu cầu trực tiếp. * Giới hạn của đề bài: kể duy nhất một kỉ niệm, đó là kỉ niệm đáng nhớ nhất ở thời thơ ấu. Từ nội dung đó giáo viên nhắc nhở học sinh: từ bây giờ, trước khi viết một bài văn các em nên tìm hiểu đề bài trước để viết bài văn cho tốt bằng cách thực hiện các yêu cầu như bài tập các em vừa làm. Có thể khái quát thành hai nội dung cơ bản (ta gọi là Tìm hiểu đề): - Xác định kiểu bài; - Xác định nội dung của đề bài; - Xác định giới hạn của đề bài. -5- Đoạn văn thường có câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề. Ta thường có đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song hành, Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Vì vậy viết tốt đoạn văn là một trong những điều kiện để có một bài văn hay. Trong chương trình Ngữ văn 8, học sinh được học Xây dựng đoạn văn ở tiết 9, trong đó học sinh đã nắm được kiến thức về hình thức và nội dung của đoạn văn. Trên cơ sở bài này, các em đã có kiến thức về cách xây dựng đoạn văn. Từ đó tôi thường xuyên cho học sinh luyện tập nhận diện đoạn văn cũng như viết đoạn văn ở trên lớp và ở nhà. Trước hết, sau khi học xong tiết 9 – Xây dựng đoạn văn trong văn bản giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận điện đoạn văn. Đây là bước giúp học sinh nhận biết cũng như khắc sâu kiến thức về đoạn văn. Trong SGK Ngữ văn 8 có rất nhiều đoạn văn chuẩn, dựa vào ưu điểm này giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận diện. Ví dụ 1: Sau khi dạy xong tiết 9 - Xây dựng đoạn văn trong văn bản, ở bước củng cố nêu yêu cầu: các em xem đoạn văn b trong bài tập 1, phần luyện tập ở trang 26 và đoạn văn giới thiệu về Nam Cao trong phần chú thích ở trang 45 rồi xác định các đoạn văn đó được viết theo cách nào? Học sinh trả lời: - Đoạn văn ở trang 26 là đoạn văn viết theo lối diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn), chủ đề là nói về vẻ đẹp huyền ảo trong ngày của Ba Vì. - Đoạn giới thiệu về Nam Cao ở trang 45 được viết theo lối song hành (từ ngữ chủ đề là Nam Cao, ông), đối tượng là Nam Cao. Học sinh trả lời được như vậy là đã nắm được “Thế nào là đoạn văn”. Trên cơ sở đó tôi cho học sinh đi vào thực hành kĩ năng viết đoạn văn. Ví dụ 2: Tiếp tục bài tập nhận diện đoạn văn, giáo viên có thể yêu cầu các em về nhà đọc các văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế rồi yêu cầu các em xác định: văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục được viết theo kiểu nào: Trong văn bản Huế đoạn văn nào được viết theo kiểu diễn dịch? Học sinh trả lời: Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục là đoạn văn quy nạp (câu chủ đề nằm ở cuối đoạn – Văn bản này chỉ có một đoạn văn). Trong văn bản Huế có đoạn văn thứ hai và đoạn văn thứ ba được viết theo lối diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn). -7- Có thể nói việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt đoạn văn tự sự có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn văn. Trên cơ sở đó khi học văn bản thuyết minh và văn nghị luận học sinh sẽ viết tốt đoạn văn - đó là một trong những tiền đề để học sinh làm tốt các kiểu văn bản khác. 3.3 Liên kết đoạn văn trong văn bản: Một bài văn được tạo thành bởi nhiều đoạn văn liên kết lại với nhau. Bài văn là một chỉnh thể hoàn chỉnh nên giữa các đoạn văn cần có sự liên kết với nhau. Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý của cả đoạn vừa phân biệt nhau vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Muốn vậy, phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp. Trong chương trình ngữ văn 8 học sinh đã được học “Liên kết các đoạn văn trong văn bản” ở tiết 18, bài 4. Trên cơ sơ bài học này giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn do các em tạo ra. Trước hết giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận diện các phương tiện liên kết đoạn văn. Ví dụ 1: Khi dạy xong bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản - tiết 18, bài 4, giáo viên yêu cầu: về nhà các em đọc văn bản Cô bé bán diêm (An - đéc - xen) ở trang 64. Sau đó xác định các từ ngữ và câu có tác dụng nối giữa các đoạn văn trong văn bản đó. - Em quẹt que diêm thứ hai, - Em quẹt que diêm thứ ba. - Em quẹt que diêm nữa vào tường, - Thế là - Sáng hôm sau, - Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy Ví dụ 2: Cũng như ở ví dụ 1, nhưng có thể cho học sinh tìm phương tiện liên kết trong văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” ( Xéc - van - téc), ở văn bản này thì dễ nhận biết hơn. Học sinh có thể tìm được các phương tiện liên kết: Vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra, -9- C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Để đánh giá kết quả đã đạt được, tôi dựa vào bài kiểm tra chất lượng cuối kì. Kết quả khi chưa áp dụng: Trung Lớp Số HS Giỏi Khá Yếu bình 8B 44 1 05 28 10 Kết quả khi áp dụng: Lớp Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém số SL % SL % SL % SL % 8B 44 3 6,8 34 77,2 7 16 0 0 Sau một thời gian nhận thấy thực trạng bài làm văn của học sinh lớp 8 trường THCS . Tôi đã kịp thời tìm ra nguyên nhân bài làm văn của các em đạt kết quả chưa cao. Tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp của bản thân cá nhân tôi mong rằng chất lượng bài làm của các em từng bước nâng cao dần lên. Tuy nhiên kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay đổi chất lượng bài làm của các em. 2. Hiệu quả của SKKN Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn 8. Đó cũng là những gì tôi tích luỹ được trong quá trình dạy văn tự sự trong thời gian qua. Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp, thông qua tiết dự giờ, tham khảo tài liệu tôi đã tích luỹ được cho mình một số kinh nghiệm, nó được tôi áp dụng vào bài dạy khi khi lên lớp tại trường THCS . Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian chất lượng bài viết của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, giảm được số bài không đạt yêu cầu, và số bài tốt cũng tăng lên. Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế cũng như thông qua trao đổi với đồng nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế. Vậy tôi mong được tiếp thu ý kiến đóng góp của BGH, Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học của Phòng giáo dục - đào tạo để từ đó có thể trao đổi, rút kinh nghiệm giúp tôi nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ môn. -11- Phải nói rằng qua việc thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được cho mình rất nhiều bài học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn ! -13-
File đính kèm:
- skkn_ky_nang_giup_hoc_sinh_lam_tot_bai_lam_van_trong_chuong.doc