SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ trong bối cảnh dịch Covid 19
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ trong bối cảnh dịch Covid 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ trong bối cảnh dịch Covid 19
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI2 II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:4 1. Mục đích nghiên cứu4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5 B. NỘI DUNG 6 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN6 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN7 III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH9 1. Trước hết, phải đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt dưới cờ, khắc phục tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em.9 2. Đổi mới phương pháp các tiết sinh hoạt dưới cờ cần hướng vào việc phát triển tính chủ động, tính tích cực của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả của các em. Đó là khả năng tự quản các tiết sinh hoạt dưới cờ của học sinh.9 3. Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL theo phương hướng tăng cường vận dụng thiết bị và phương tiện dạy học các môn học. 10 4. Đổi mới đánh giá kết quả hoạt động cũng là yêu cầu cần thiết trong quá trình đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL. 10 IV. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HĐGDNGLL 11 1. Lập kế hoạch HĐGDNGLL 11 2. Triển khai tổ chức thực hiện 16 3. Đánh giá kết quả của một số hoạt động cụ thể 18 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 27 - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. - Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Trích Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT Từ đó đến nay, các nhà trường đã rất sáng tạo khi lồng ghép việc dạy các kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tình huống trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và phát triển xã hội. Đối với học sinh, việc được học kỹ năng sống - trang bị cho các em kỹ năng sống là vô cùng quan trọng. Trong ba năm trở lại đây, dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, trường học liên tục phải đóng cửa, học sinh không được đến trường. Nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà trường sẽ đóng cửa, học sinh sẽ ngừng học. Ngay từ đầu năm học 2021 – 2022, khi được thông báo các hoạt động giáo dục trong nahf trường sẽ phải tổ chức dưới hình thức trực tuyến, Ban giám hiệu nhà trường đã không chỉ lên kế hoạch dạy học trực tuyến mà còn trăn trở sao cho các con dù ở nhà những vẫn cần được giao tiếp với thầy cô, bạn bè, được tham gia các hoạt động như khi các con học đi học trực tiếp. Hiểu rõ được việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở được thực hiện thông qua quá trình dạy các môn học và tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ, giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng không phải lồng ghép – tích hợp thêm kỹ năng sống vào nội dung chương trình một cách áp đặt, cứng nhắc, khiến nội dung bài học trở nên nặng nề, quá tải mà theo cách tiếp cận mới đó là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực tổ chức các hoạt động phong phú để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập, vui chơi từ đó lồng ghép một cách nhẹ nhàng những kỹ năng sống vào nội dung bài học và các hoạt động đến từng đối tượng học sinh. Kỹ năng sống giúp học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày, giúp học sinh vận dụng một cách hiệu quả kiến thức đã học vào cuộc sống, làm tăng tính thực hành của bài học. Chính vì vậy, việc trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp góp phần hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen 3 Từ mục tiêu đó, cho thấy việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh là yêu cầu rất cơ bản trong quá trình các em tham gia hoạt động, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động. Việc thay đổi các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trong một chủ đề hoạt động cụ thể sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản ở học sinh. Đặc biệt trong tình hình dịch Covid – 19 diễn ra phức tạp, học sinh không được đến trường vẫn có thể tổ chức cho các con những sân chơi lành mạnh, những hoạt động phong phú. Đó cũng là giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tức là những kỹ năng - theo tổ chức UNICEF - mang tính tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển những kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Đó là: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình (UNESCO). 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đây là đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ trong bối cảnh dịch Covid - 19” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học sinh trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm học theo chủ điểm tháng với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng động tự chủ, có kỹ năng hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, kỹ năng giao lưu trao đổi tìm hiểu những kiến thức có nội dung liên quan đến khoa học và cuộc sống từ đó hướng các em tới những chuẩn mực đạo đức, hiểu biết về văn hóa góp phần hướng các em tới sự phát triển toàn diện trở thành những công dân toàn cầu trên con đường hội nhập. 5 Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Giáo dục kỹ năng sống là một việc làm quan trọng và cần thiết đối với học sinh THCS, đây là lứa tuổi từ 11 – 15, các em đang dậy thì, tâm sinh lý có những biến động khi chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con. Việc dạy học và giáo dục trong các nhà trường chủ yếu là sách vở và lý thuyết nên học sinh Việt Nam có khoảng cách khá xa so với học sinh các nước trong khu vực và trên thế giới về kỹ năng, khi các em tham gia học tập ở nước ngoài điều này càng thấy rõ sự bất hợp lý của giáo dục. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi mới lạ thu hút đông đủ học sinh tham gia là một việc làm thiết thực của các nhà trường. Có thể nói hoạt động tập thể là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh THCS nói riêng và học sinh nói chung, hướng các em tới sự phát triển toàn diện. Hoạt động này sẽ giúp cho các nhà trường tìm ra hướng đi phù hợp đáp ứng nhu cầu của xã hội giúp các em có thêm kỹ năng sống biết xây dựng những giá trị tốt đẹp, có tình cảm, có lòng yêu quê hương, biết phát huy tính sáng tạo năng động, tự chủ từ đó hướng các em tới những chuẩn mực về đạo đức xã hội, hiểu biết về văn hóa, trân trọng những giá trị của cuộc sống. Tại nhiều nước trên thế giới, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai... tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul. Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ 7 và tiến hành đổi mới phương pháp tổ chức các tiết sinh hoạt dưới cờ thực sự là yêu cầu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Tại trường THCS Nguyễn Lân, bên cạnh những thành tích về dạy học trong năm học này, do tình hình dịch Covid – 19 phức tạp nhưng nhà trường luôn quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tổ chức các tiết sinh hoạt dưới cờ cho học sinh. Học sinh không chỉ được học kiến thức mà còn được học các kỹ năng góp phần hình thành nhân cách – hướng các em đến sự phát triển toàn diện. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1. Trước hết, phải đa dạng hóa các hình thức Sinh hoạt dưới cờ, khắc phục tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Để thực hiện phương hướng này cần cụ thể hóa ở những điểm sau: - Nắm thật chắc mục tiêu giáo dục của từng hoạt động cụ thể. Mục tiêu đó định hướng cho giáo viên, giáo viên tổng phụ trách trong việc xây dựng nội dung và hình thức hoạt động nhưng phải đảm bảo tính thống nhất và mối liên hệ chặt chẽ giữa các nội dung hoạt động của các tuần với nhau. - Lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với nội dung của từng tuần, của tháng. Điều đó sẽ có tác dụng giúp em thực hiện các tiết sinh hoạt dưới cờ một cách linh hoạt chủ động hơn. - Gắn đổi mới các hình thức hoạt động với đổi mới phương pháp tổ chức sinh hoạt dưới cờ. Điều này thể hiện ở chỗ tăng cường tính chất tương tác, tính sáng tạo của học sinh khi tham gia hoạt động. Tính sáng tạo là công cụ nhận thức thiết yếu giúp học sinh nâng cao hiểu biết của mình qua hoạt động. Đổi mới phương pháp tổ sinh hoạt dưới cờ là phải khuyến khích tính sáng tạo của học sinh. 2. Đổi mới phương pháp tổ chức các tiết sinh hoạt dưới cờ cần hướng vào việc phát triển tính chủ động, tính tích cực của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả của các em. Đó là khả năng tự quản trong các tiết sinh hoạt dưới cờ của học sinh. 9 IV. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH TỔ CHỨC CÁC TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ 1. Lập kế hoạch các tiết sinh hoạt dưới cờ 1.1. Phương pháp tổ chức câu lạc bộ Câu lạc bộ là một hình thức hoạt động theo lứa tuổi do Đoàn thanh niên tổ chức và quản lí. Mục đích của câu lạc bộ là: - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống cho học sinh. - Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh. Bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong học tập và cuộc sống. - Giúp các em giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày. - Phương pháp tổ chức câu lạc bộ có thể thực hiện theo qui trình sau: Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động câu lạc bộ tương ứng theo từng tuần. Bước 2: Lập kế hoạch triển khai hoạt động CLB, phân công trách nhiệm. - Xác định thời gian tổ chức câu lạc bộ. - Thông báo rộng rãi đến từng thành viên được phân công công việc và thành viên câu lạc bộ. Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định. - Các thành viên đã được phân công trách nhiệm khẩn trương hoàn thành công việc được giao. - Trân trọng những sáng kiến dù nhỏ của mỗi thành viên. - Linh hoạt điều chỉnh các nội dung hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể. - Nhanh chóng giải quyết những yêu cầu phát sinh. Bước 4: Tổ chức hoạt động theo chương trình, nội dung đã định. - Khai mạc: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình. 11
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_thcs_thong_qua_cac_t.doc