SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài Ôn tập truyện kí Việt Nam (Ngữ văn 8 - Tập 1)

doc 21 trang sklop8 23/06/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài Ôn tập truyện kí Việt Nam (Ngữ văn 8 - Tập 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài Ôn tập truyện kí Việt Nam (Ngữ văn 8 - Tập 1)

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài Ôn tập truyện kí Việt Nam (Ngữ văn 8 - Tập 1)
 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài "Ôn tập 
 truyện kí Việt Nam" trong Ngữ văn 8 – THCS
 MỤC LỤC
Các đề mục Trang
1. MỞ ĐẦU 2
1.1. Lý do chọn đề tài 2
1.2. Mục đích nghiên cứu 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
2. NỘI DUNG 4
2.1. Cơ sở lí luận 4
2.2. Thực trạng vấn đề 4
2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 6
2.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7
2.5. Kết quả đạt được 17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18
3.1. Kết luận 18
3.2. Kiến nghị 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Giáo viên: Nguyễn Tuấn Trọng 1 Trường THCS Phạm Hồng Thái Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài "Ôn tập 
 truyện kí Việt Nam" trong Ngữ văn 8 – THCS
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của bài thì phần nghiên cứu của tôi trước hết là 
nhằm làm thế nào để các em được ôn tập và ghi nhớ lại đặc điểm của truyện kí Việt 
Nam, đặc điểm về nhân vật của từng thể loại truyện, giá trị nội dung và nghệ thuật của 
từng truyện. Từ đó học sinh biết so sánh điểm giống và khác biệt của từng thể loại.
 Sau đó hướng dẫn các em luyện tập để được khắc sâu kiến thức về truyện kí Việt 
Nam và điều quan trọng văn học Việt Nam là cuộc sống của người lao động xưa, vì thế 
giờ ôn tập này phải cho các em được sống với không gian văn hóa dân tộc thông qua 
thi kể các sự việc trong truyện, biết nhập vai diễn các hoạt cảnh của truyện. Trên cơ sở 
đó, các em thêm mạnh dạn, tự tin trước tập thể đông người, được rèn ngôn ngữ nói, tự 
tạo cho mình phong cách tự nhiên, đĩnh đạc, chan hòa và thân thiện, hình thành và phát 
triển một số năng lực, kĩ năng sống, giúp hoàn thiện nhân cách tốt đẹp. 
 Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu và thực tiễn áp dụng giảng dạy, tôi có thể 
được cùng các đồng chí, đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để góp 
phần nâng cao trình độ năng lực của bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Đối tượng: Học sinh lớp 8 trường THCS Phạm Hồng Thái : 8A, 8B
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phát phiếu điều tra thăm dò, kiểm tra năng lực của HS
 - Dự giờ đồng nghiệp
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 - Thời gian: Từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2015.
 - Địa điểm: Trường THCS Phạm Hồng Thái
 - Bài “Ôn tập truyện kí Việt Nam”
Giáo viên: Nguyễn Tuấn Trọng 3 Trường THCS Phạm Hồng Thái Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài "Ôn tập 
 truyện kí Việt Nam" trong Ngữ văn 8 – THCS
một văn bản đều mang những đặc trưng cơ bản chung của truyên kí Việt Nam. Truyện 
kí Việt Nam chính là bức tranh cuộc sống của người lao động mà cuộc sống thì đa 
dạng và phong phú với đầy đủ các kiểu nhân vật, các tình huống. Đồng thời mỗi một 
văn bản lại mang những màu sắc riêng biệt. Mục đích của ôn tập là để làm sao học sinh 
cảm hiểu sâu sắc vấn đề này. Và kiến thức trong tác phẩm truyện được xem như một 
công cụ đắc lực để từ đó học sinh được rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự. Vậy làm thế 
nào để học sinh có kiến thức tổng hợp, sâu chuỗi về truyện kí Việt Nam và có điều 
kiện phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của mình khi vận dụng truyện kí Việt Nam để 
làm văn tự sự luôn là một trăn trở đối với người dạy.
 Hơn nữa, theo xu thế của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc phát huy 
tính tích cực, hình thành, phát triển các năng lực của học sinh trong giờ học là cái đích 
phải đạt tới. Do đó, ôn tập không chỉ là hệ thống và khắc sâu kiến thức mà phải để cho 
học sinh được hoạt động, được hòa mình vào tập thể và được thể hiện năng lực của 
chính bản thân mình thông qua một giờ học nhẹ nhàng, tích cực và hấp dẫn.
 Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều học sinh vẫn thường nhầm lẫn giờ 
ôn tập nói chung và giờ ôn tập Văn học nói riêng, thông thường là những giờ hệ thống 
hóa lại kiến thức đã học mà không biết vận dụng ôn tập vào việc gì và hình thành cho 
mình những kĩ năng gì. Cho nên, công việc đầu tiên giáo viên phải làm trong giờ học 
này là định hướng cho các em có một cái nhìn bao quát, xâu chuỗi về truyện hiện đại 
bằng một bảng hệ thống hóa kiến thức từ tên tác phẩm, thể loại, nhân vật đến nội dung 
và nghệ thuật. Bảng hệ thống này không phải giáo viên làm để học sinh chép lại mà tất 
cả học sinh cùng được làm theo định hướng của giáo viên. Sau đó phải cho học sinh 
biết so sánh, chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa bốn tác phẩm truyện kí đã được học; 
đánh giá được sự hấp dẫn của một số tình tiết truyện; cảm thụ được những phẩm chất 
tốt đẹp, cao thượng của người lao động,...Một yêu cầu nữa là ôn tập nhưng phải để cho 
học sinh được đắm mình, được sống với không khí của dân tộc ta ở giai đoạn những 
năm 1930 -1945. Và từ đó, các em được rèn luyện về tư duy, ngôn ngữ, trí tưởng 
tượng,... và trau dồi thêm cho mình kiến thức về văn bản tự sự. Tuy nhiên, để giờ học 
Giáo viên: Nguyễn Tuấn Trọng 5 Trường THCS Phạm Hồng Thái Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài "Ôn tập 
 truyện kí Việt Nam" trong Ngữ văn 8 – THCS
- Trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 - Tập 1, tiết Ôn tập truyện kí Việt Nam chỉ được 
giảng dạy trong vòng một tiết mà đòi hỏi giáo viên, học sinh phải làm bao nhiêu công 
việc, thao tác, bao nhiêu hoạt động nên gây rất nhiều khó khăn, áp lực cho người dạy 
và người học.
- Sĩ số lớp đông(37 em/lớp) và hầu như các em rất ít khi chuẩn bị bài ở nhà, thậm chí 
không thèm đọc bài cần học trước khi đến lớp cũng là một khó khăn cho giáo viên khi 
tổ chức thực hiện các hoạt động cũng như bao quát học sinh.
2.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.4.1. Mô tả các biện pháp
 Đối với người giáo viên, phương pháp đóng vai trò quyết định tới hiệu quả, chất 
lượng của giờ dạy. Xuất phát từ quan điểm dạy không chỉ cho học sinh biết, hiểu mà 
điều cốt lõi cũng là đích đến cuối cùng là học sinh phải biết vận dụng tri thức tiếp thu 
được để làm các bài thực hành ở các cấp độ từ thấp đến cao nên trong quá trình ôn tập 
ở từng phần, tôi đã áp dụng linh hoạt tất cả phương pháp vừa có tính chất truyền thống 
vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại như: đàm thoại, đối thoại, phân tích, giảng bình, so 
sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát, kết hợp các kĩ thuật động não, khăn phủ bàn, sơ 
đồ tư duy .... để làm rõ từng đơn vị kiến thức, rèn những kĩ năng cần thiết, hình thành 
một số năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn học cho học sinh. 
2.4.2. Cách thức tiến hành các biện pháp
- Ở phần Tạo tâm thế tôi dùng phương pháp hỏi đáp, cho học sinh quan sát các hình 
ảnh về tác phẩm, tác giả(không có tên) trên màn hình để học sinh nhận diện nhanh, đọc 
tên chính xác các tác phẩm(đoạn trích), tác giả đã được học, từ đó dẫn dắt vào bài. 
- Ở phần I - Lập bảng hệ thống kiến thức, tôi sử dụng phương pháp hỏi đáp kết hợp 
đàm thoại, yêu cầu(4HS) lên bảng giới thiệu nhanh, ngắn gọn mỗi tác giả, tác 
phẩm(đoạn trích) tương ứng, sau đó giáo viên đưa ra bảng hệ thống chuẩn. Phần này sẽ 
hình thành, phát triển năng lực tái hiện kiến thức ở mức độ đơn giản, sử dụng ngôn ngữ 
nói và kĩ năng giao tiếp trước tập thể (nói phải có đầu, có cuối).
Giáo viên: Nguyễn Tuấn Trọng 7 Trường THCS Phạm Hồng Thái Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài "Ôn tập 
 truyện kí Việt Nam" trong Ngữ văn 8 – THCS
 Tiết 38: ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
1. MỤC TIÊU .
1.1. Kiến thức.
*Giúp học sinh biết và hiểu được:
 - Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
 - Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể 
loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
 - Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
* Giúp học sinh vận dụng:
 - Các kiến thức đã học để thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học với thực 
tiễn đời sống, với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.
 - Cách xây dựng truyện, cách kể chuyện của các tác giả để làm văn tự sự.
1.2. Kĩ năng.
 - Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương 
diện cụ thể.
 - Cảm thụ nét riêng, độc đáo về nghệ thuật xây dựng truyện và một nhân vật văn 
học đã học.
1.3. Thái độ.
 - Giáo dục tình yêu thương, đồng cảm với con người nghèo khổ; sự yêu quí , trân 
trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt N am.
 - Có ý thức học tập tự giác, tích cực, hiệu quả.
1.4. Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh.
a. Năng lực chung.
- Giao tiếp, trình bày trước tập thể lớp khi thuyết minh ngắn gọn các thông tin cơ bản về các 
văn bản truyện kí đã học.
- Hợp tác khi học sinh trao đổi, thảo luận nhóm.
Giáo viên: Nguyễn Tuấn Trọng 9 Trường THCS Phạm Hồng Thái Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài "Ôn tập 
 truyện kí Việt Nam" trong Ngữ văn 8 – THCS
- GV: cho HS nhận diện lại nhanh các văn bản và tác 
giả truyện kí Việt Nam đã học qua các hình ảnh trên 
màn hình, từ đó dẫn dắt vào bài.
- HS: Rèn kĩ năng nhận biết nhanh. Mỗi em đứng 
tại chỗ trả lời nhanh(4 em HS Yếu, TB)
 TÔI ĐI HỌC Thanh Tịnh(1911-1988) 
 TRONG LÒNG MẸ Nguyên Hồng(1918-1982)
Giáo viên: Nguyễn Tuấn Trọng 11 Trường THCS Phạm Hồng Thái Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài "Ôn tập 
 truyện kí Việt Nam" trong Ngữ văn 8 – THCS
Tịnh) tả và biểu trường đầu tiên của nhân văn phong trong 
 cảm vật “Tôi”. sáng, gợi cảm, 
 giàu chất thơ.
Trong lòng 
 - Văn hồi ký chân 
mẹ. Tự sự 
 thực, thiết tha, 
(“Những kết hợp - Những cay đắng, tủi cực 
 Hồi giàu chất trữ tình; 
ngày thơ miêu tả và tình yêu thương mẹ 
 ký miêu tả tâm 
ấu’ - và biểu mãnh liệt của bé Hồng.
 trạng, cảm xúc 
Nguyên cảm
 nhân vật tinh tế.
Hồng)
 - Tình huống 
 - Vạch trần bộ mặt tàn ác, truyện giàu tính 
Tức nước bất nhân của thực dân kịch.
vỡ bờ Tiểu Tự sự phong kiến đương thời. Ca - Khắc hoạ 
(“Tắt đèn” thuyết kết hợp ngợi vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật sinh 
- Ngô Tất miêu tả người phụ nữ nông dân: động, hấp dẫn 
Tố) giàu tình yêu thương, tiềm qua ngôn ngữ 
 tàng sức sống mạnh mẽ. đối thoại và 
 hành động.
 - Nhân vật được 
 Tự sự kết - Số phận bi thảm và nhân đào sâu tâm lý; 
 Lão hợp miêu phẩm cao đẹp của người truyện kể tự 
 Truyện 
 Hạc(Nam tả, biểu nông dân trong xã hội cũ. nhiên, linh hoạt, 
 ngắn
 Cao) cảm và Tấm lòng yêu thương, trân vừa chân thực, 
 nghị luận trọng của nhà văn. vừa đậm chất triết 
 lý và trữ tình.
Giáo viên: Nguyễn Tuấn Trọng 13 Trường THCS Phạm Hồng Thái 

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_huong_phat_trien_nang.doc