SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua văn bản "Tức nước vỡ bờ" - Ngô Tất Tố Ngữ văn 8, Tập 1
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua văn bản "Tức nước vỡ bờ" - Ngô Tất Tố Ngữ văn 8, Tập 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua văn bản "Tức nước vỡ bờ" - Ngô Tất Tố Ngữ văn 8, Tập 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA VĂN BẢN “ TỨC NƯỚC VỠ BỜ” - NGÔ TẤT TỐ NGỮ VĂN 8, TẬP 1 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Minh Nguyệt Đơn vị công tác: Trường THCS Bến Thủy PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1. Dạy học phát triển năng lực (NL), phẩm chất học sinh (HS) là một xu hướng hiện nay trên thế giới. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới (gọi tắt là Chương trình 2018), Chương trình 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Mục tiêu của Chương trình, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. 1.2. Để đáp ứng được mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 nói chung, mục tiêu Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 nói riêng, cần sự đổi mới đồng bộ về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Trong đó, môn Ngữ Văn được coi là môn học công cụ có vai trò quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực học sinh. Bởi dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn chương nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho các em tri thức hiểu biết và làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng các em tới Chân - Thiện - Mỹ - những giá trị đích thực của cuộc sống. Trong những năm qua, bản thân đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công nhất định, nhưng từ thực tiễn giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, Chúng tôi nhận thấy rằng, sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vẫn là một thử thách đối với giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông. 1.3.Trong chương trình Ngữ văn THCS, ở phân môn Văn học, học sinh được học nhiều văn bản với dung lượng khá lớn, lượng kiến thức tương đối nhiều, do đó đòi hỏi thầy cô phải sử dụng những phương pháp, kỹ thuật tích cực vào dạy học, 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3.1. Đối tượngnghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này tôi chọn học sinh bậc THCS, cụ thể là học sinh khối lớp 8. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phương pháp dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua học văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố), Ngữ Văn 8, tập 1. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để thực hiện sáng kiến, tôi tiến hành thực hiện theo 3 bước cơ bản sau: Bước 1. Chuẩn bị Bao gồm: Xác định tên đề tài sáng kiến; Nghiên cứu nội dung lí luận, cơ sở thực tiễn, thực trạng của vấn đề nghiên cứu; Xác định các nội dung về đối tượng, phạm vi, phương pháp, mục đích thực hiện sáng kiến. Lập kế hoạch triển khai sáng kiến. Bước 2. Triển khai Đây là giai đoạn bản thân tôi xây dựng hệ thống các giải pháp và thực hiện vận dụng các giải pháp khi dạy học văn bản “Tức nước vỡ bờ”; Đánh giá rút kinh nghiệm quá trình vận dụng giải pháp để hoàn thiện đề tài sáng kiến. Bước 3. Báo cáo kết quả nghiên cứu Từ kết quả đã thực hiện, bản thân hoàn thiện đề tài, phát biểu báo cáo sáng kiến kinh nghiệm vận dụng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học văn bản “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, Tập 1. PHẦN II: NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. 1.1.1. Khái niệm năng lực. 1.1.2. Cá c năng lưc̣ chuyên biệt trong môn Ngữ văn. 1.1.2.1. Năng lưc̣ giải quyế t vấ n đề . 1.1.2.2. Năng lưc̣ sá ng taọ . 1.1.2.3. Năng lưc̣ hơp̣ tá c. 1.1.2.4..Năng lưc̣ giao tiế p. 1.2.2.5. Năng lưc̣ cảm thu ̣ thẩm mi.̃ 1.2. Yêu cầu dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực.
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_qu.pdf