SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy "Câu lệnh điều kiện"
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy "Câu lệnh điều kiện"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy "Câu lệnh điều kiện"
Đề tài: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy: ‘Câu lệnh điều kiện’ “. I.PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài. Ngay từ những ngày đầu khi bước vào ngành giáo dục, bản thân tôi luôn tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng hết lòng, quyết tâm hết sức với nhiệm vụ mà ngành đã giao phó, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân để góp phần hoàn thành mục tiêu chung của giáo dục là đào tạo các em học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã và đang hội nhập với thế giới. Thời đại công nghệ đòi hỏi đất nước, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có những kiến thức nhất định về tin học và ngoại ngữ, tuy nhiên trong những năm gần đây, việc sử dụng kiến thức các môn học khác nhau trong chương trình để giải quyết một số tình huống thực tiển trong bài học là vấn đề mà đòi hỏi người dạy và người học phải có sự hiểu biết tương đối rộng, nhận biết được những kiến thức liên quan nhất định, biết áp dụng kiến thức liên quan đó vào một số tình huống để giải quyết nhằm mang lại cho người học về cách, tiếp nhận tri thức, giải quyết vấn đề một cách “đa chiều”, có sự logic giữa các môn học Năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH; hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục việc thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục. Đây là hướng dẫn hết sức cụ thể, chi tiết giúp các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Chính vì thế, người giáo viên trung học cơ sở Việt Nam đang đứng trước những nhiệm vụ và thử thách to lớn, đầy trách nhiệm là: Xây dựng một bậc Người viết: Đinh Thị Thiên Nga Trường THCS Lương Thế Vinh Trang 1 Đề tài: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy: ‘Câu lệnh điều kiện’ “. kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ e – mail: dinhthithiennga@moet.edu.vn . Tôi xin chân thành cảm ơn!. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Rèn luyện cho học sinh có những suy nghĩ và hành động tích cực, học tập tích cực. Vừa đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, vừa phát triển năng lực cho học sinh. Đánh thức tiềm năng của mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển nội lực cho các em, truyền cảm hứng cho học sinh. Đào tạo môi trường giáo dục phù hợp với xu thế hiện tại, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi thiết yếu trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. I.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối lớp 8 trường THCS Lương thế vinh qua các năm học 2017- 2018, 2018 – 2019, 2019 - 2020. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Chưa tiến hành trên toàn bộ phạm vi học sinh toàn khối 8 của trường THCS Lương Thế Vinh vì bản thân tôi chỉ dạy một số lớp 8 chứ không dạy toàn bộ khối 8. I.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học theo nhóm Phương pháp minh họa trực quan. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp so sánh. Tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, rút kinh nghiệm từ bản thân, đồng nghiệp. Người viết: Đinh Thị Thiên Nga Trường THCS Lương Thế Vinh Trang 3 Đề tài: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy: ‘Câu lệnh điều kiện’ “. - Làm cho học sinh thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, tích hợp một cách hợp lí, có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống hàng ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức, cũng sẽ làm cho học sinh nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn nhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui, hứng thú của học sinh. II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tin học là môn học khoa học tự nhiên, là cơ sở, là nền tảng của nhiều lĩnh vực khoa học. Tuy vậy tin học là bộ môn khá mới và vẫn là môn học tự chọn nên học sinh vẫn chưa thật sự xem trọng, rất ít học sinh đam mê và đa số các em còn rất thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức. Khi giảng dạy nội dung câu lệnh điều kiện ở tin học 8 dưới sự giám sát hướng dẫn của giáo viên các em sẽ học những nội dung theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng tiết học thì các em không mấy phấn khởi, chỉ học mang tính đối phó,... bằng sự đổi mới trong cách dạy học của mình, bằng kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cá nhân tôi đã lồng ghép liên môn, tích hợp, hướng học sinh học tập theo dự án để tiết học thêm sinh động, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng tiết học và phát triển được năng lực cho học sinh. Kết quả khảo sát kiểm tra về kiến thức ở chương I. Lập Trình Đơn Giản ( từ bài 1 đến bài 5) trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tỷ lệ học sinh khá giỏi còn khá thấp, trong khi tỷ lệ học sinh yếu còn cao. Cụ thể là: Trong năm học 2017 – 2018 Sĩ số Giỏi Khá T.bình Yếu Kém 8A1 38 12 11 13 2 0 8A2 37 7 10 17 3 0 8A3 26 7 5 11 2 1 Người viết: Đinh Thị Thiên Nga Trường THCS Lương Thế Vinh Trang 5 Đề tài: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy: ‘Câu lệnh điều kiện’ “. -Tỉ lệ: Giỏi: 27 ( 16,77%). Khá: 48 (29,81%). Trung bình 68(42,24%). Yếu: 18 (9,94%). Kém: 1 (1,24%). - Giỏi + khá: 46,58%. - Trung bình: 42,24%. - Yếu + kém: 11,18%. SỐ LIỆU THỐNG KÊ CHUNG CẢ 3 NĂM HỌC (2017-2018, 2018-2019, 2019- 2020) TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Sĩ số Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú 431 39 209 183 Trong bối cảnh nền giáo dục đang dần tiếp cận với chương trình dạy học đổi mới giáo dục, các cấp quản lý giáo dục đang phát động phương pháp dạy học theo tích cực, một trong những phương pháp dạy học hiệu quả là dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh sẽ giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ tốt hơn và đặc biệt là học sinh ngày càng có niềm đam mê hơn với bộ môn tin học. Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn còn rất lúng túng trong việc tìm kiếm phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, dẫn đến tiết học còn rời rạc, nhàm chán. Xuất phát từ thực trạng nói trên,bản thân tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm dạy học thông qua sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy: ‘Câu lệnh điều kiện’ “. với mục đích cuối cùng là giáo dục giá trị sống, rèn luyện học sinh học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, nâng Người viết: Đinh Thị Thiên Nga Trường THCS Lương Thế Vinh Trang 7 Đề tài: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy: ‘Câu lệnh điều kiện’ “. * Mục tiêu: 1.Kiến thức - Học sinh hiểu được có những hoạt động liên quan đến việc phải điều chỉnh hành động tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. - Học sinh hiểu được điều kiện thường được biểu diễn bằng phép so sánh. - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình. - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện. - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ. - Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. - Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal. 3. Thái độ - Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, suy luận khoa học sáng tạo 4. Định hướng phát triển năng lực - Tìm hiểu khoa học ứng dụng của câu lệnh điều kiện (if then ) - Rèn đức tính làm việc khoa học chuẩn xác, phát triển năng lực hợp tác, làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề. - Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất kế hoạch, phân công thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. Người viết: Đinh Thị Thiên Nga Trường THCS Lương Thế Vinh Trang 9 Đề tài: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy: ‘Câu lệnh điều kiện’ “. đó tiếp tục đưa ra hoạt động nhóm cho học sinh bằng yêu cầu “Các nhóm hãy đưa ra từ 3 ví dụ về các hoạt động của con người diễn ra một cách tuần tự?” Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm gồm 6 học sinh, mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí (hoạt động này khá quen thuộc trong các tiết học trước). Trong khi các nhóm hoạt động, giáo viên cần quan sát, giúp đỡ cho nhóm có mặt bằng học sinh yếu hơn bằng cách gợi mở. Giáo viên cho học sinh trình bày, nhận xét và chọn ví dụ hay nhất của mỗi nhóm sao cho ví dụ đó hỗ trợ cho học sinh phát triển năng lực nhất để chốt lại vấn đề Giáo viên chốt lại ví dụ điển hình (có chuẩn bị sẵn các slide minh họa từ trước đối với các trường hợp mà giáo viên đoán các em sẽ đưa ra) Ví dụ 1: Em thường tập thể dục vào mỗi buổi sáng, sau đó giáo viên tích hợp giảng dạy giáo dục sức khỏe cho các em luôn. Giáo viên chiếu slide minh họa Người viết: Đinh Thị Thiên Nga Trường THCS Lương Thế Vinh Trang 11 Đề tài: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh khối 8 trường THCS Lương Thế Vinh qua bài dạy: ‘Câu lệnh điều kiện’ “. Giáo viên tiếp tục liên kết nội dung bài dạy bằng cách dẫn dắt cho học sinh “Tuy nhiên các hoạt động của con người thường bị tác động bởi sự thay đổi của hoàn cảnh cụ thể, hay nói đúng hơn hoạt động diễn ra hay không diễn ra là phụ thuộc vào kết quả kiểm tra điều kiện đưa ra đúng hoặc sai. Ví dụ như: Ví dụ 1: Em thường tập thể dục vào mỗi buổi sáng nếu em không bị ốm Ví dụ 2: Em và chị gái em thường hay đố về các nhân vật trong các tác phẩm văn học mà chúng em biết vào mỗi buổi tối nếu chúng em học xong bài trước 21 giờ. Ví dụ 3: Xóm em cuối tháng thường lao động dọn vệ sinh đường xá của xóm cho sạch sẽ nếu trời không mưa Giáo viên chốt lại: Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, còn kết quả kiểm tra là sai ta nói điều kiện không thỏa mãn. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh khối 8. Giáo viên cần lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật phù hợp với đối tượng học sinh của trường mình nhằm phát triển phẩm chất,năng lực cho học sinh. Mặt khác, hiện nay mỗi giáo viên chúng ta cuộc sống có quá nhiều áp lực, gánh nặng nuôi dạy con cái, cơm áo gạo tiền, mà công việc nhà trường có quá nhiều: Hồ sơ giáo án, dự giờ kiểm tra, thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua khác chiếm rất nhiều thời gian, Nhưng chúng ta đã không vì áp lực đó mà thiếu đi sự quan tâm, thiếu lòng nhiệt huyết, vì điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến các em, vì vậy chúng ta, bên cạnh giảng dạy kiến thức hãy luôn hết Người viết: Đinh Thị Thiên Nga Trường THCS Lương Thế Vinh Trang 13
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sin.doc