SKKN Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng
Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 2 2.Mục đích chọn đề tài 2 3.Nhiệm vụ của đề tài 3 4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Thời gian nghiên cứu 3 Phần II : Nội dung 4 CHƯƠNG I : Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 4 1.Cơ sở lí luận 4 2.Cơ sở thực tiễn 11 CHƯƠNG II:Thực trạng của dạy học toán theo định hướng hình 12 thành và phát triển năng lực học sinh 1.Thuận lợi 12 2.Khó khăn 13 CHƯƠNG III: Những giải pháp của phương pháp dạy học theo 14 định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng. A. Lý thuyết của tam giác đồng dạng 15 B. Các phương pháp “Dạy học định hướng và phát triển năng lực học 15 sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng” CHƯƠNG IV : Kết quả thực hiện 31 1.Kết quả điều tra học sinh 31 2.Kết quả các bài kiểm tra. 31 Phần III: Kết luận kiến nghị 32 1.Kết luận 32 2.Kiến nghị 32 Tài liệu tham khảo 32 Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– +) Đối với giáo viên: Cung cấp giáo viên thêm một phương pháp dạy học để truyền đạt kiến thức cho học sinh giản đơn dễ hiểu, giáo viên với vai trò tổ chức các hoạt động thúc đẩy học sinh lĩnh hội kiến thức cần đạt. +) Đối với học sinh: Cung cấp cho học sinh phương pháp học và làm toán, nắm được kiến thức cơ bản, cách tư duy và phương pháp sử dụng linh hoạt vào giải toán. Từ đó tạo nên điều kiện để học sinh lĩnh hội tốt những kiến thức cơ bản. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học toán theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học. - Xây dựng cách tiến trình dạy học theo phương pháp dạy học toán theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học đối với bộ môn toán trong trường trung học cơ sở. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu vận dụng dạy học định hướng hình thành và phát triển năng lực người học với chủ đề “Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong dạy học chứng minh tam giác đồng dạng ” - Học sinh lớp 8B,8A tại đơn vị công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: + Nghiên cứu lí luận dạy học về việc dạy học toán theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học với hình học. + Nghiên cứu sách giáo khoa toán THCS. + Yêu cầu của các phương pháp dạy học. - Nghiên cứu thực nghiệm: + Tiến hành soạn giảng giáo án và dạy thực nghiệm trên học sinh lớp 8B,8A + Phỏng vấn học sinh sau giờ học sử dụng vận dụng dạy học định hướng hình thành và phát triển năng lực người học với chủ đề “Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong dạy học chứng minh tam giác đồng dạng ” 6. Thời gian nghiên cứu. - Năm học : 2014-2015 - Năm học : 2015-2016 3/33 Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ứng những yêu cầu của một hoạt động nào đó và là điều kiện để thực hiện thành công hoạt động đó” . - Như vậy, năng lực là thứ phi vật chất, được thể hiện qua hoạt động và đánh giá được qua kết quả của hoạt động. - Bản chất và nguồn gốc của năng lực:Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất và nguồn gốc của năng lực, chúng thống nhất tại ba điểm chung quan trọng sau: Một là: Những yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều kiện cần thiết (nhưng không phải là điều kiện đủ) cho sự phát triển năng lực. Hai là: Năng lực của con người có nguồn gốc xã hội – lịch sử. Không có môi trường xã hội thì năng lực không thể phát triển. Thế hệ trước xây dựng và cải tạo để lại dấu ấn cho thế hệ sau kế thừa. Ba là: Năng lực có nguồn gốc từ hoạt động và là sản phẩm của hoạt động. - Năng lực toán học khái niệm: Năng lực Toán học là đặc điểm tâm lí cá nhân, trước hết là đặc điểm hoạt động trí tuệ đáp ứng các yêu cầu của hoạt động học Toán, tạo điều kiện lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực Toán học tương đối nhanh chóng và sâu sắc trong những điều kiện như nhau. Năng lực Toán học được xét theo hai góc độ: Một là: Năng lực nghiên cứu, sáng tạo cái mới. Hai là: Năng lực học tập Toán học. – Các thành phần của năng lực Toán học: Theo Kônmôgôrốp, các thành phần của năng lực Toán học bao gồm: +) Năng lực biến đổi khéo léo các biểu thức chữ phức tạp; năng lực tìm được các con đường giải các bài toán, nhất là các bài toán không có quy tắc chuẩn; năng lực tính toán. +) Trí tưởng tượng hình học. +) Suy luận logic theo các bước đã được phân chia một cách đúng đắn kế tiếp nhau; có kĩ năng quy nạp, khái quát vấn đề. * Cấu trúc của năng lực Toán học bao gồm: Thu nhận thông tin, tri giác hóa tài liệu Toán, nắm bắt cấu trúc của bài toán, chế biến thông tin. - Năng lực tư duy logic trong phạm vi quan hệ số lượng, quan hệ không gian, tư duy với các kí hiệu Toán học. - Năng lực khái quát hóa các đối tượng – các quan hệ - các cấu trúc; năng lực rút ngắn quá trình suy luận và tính toán. 5/33 Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– tế, năng lực phân tích tổng hợp, khái quát hóa các nội dung kiến thức . Hình thành và phát triển những phẩm chất trí tuệ có ích trong học tập, trong cuộc sống như tính độc lập sáng tạo, tính phẩn biện, tính linh hoạt, tính tự phản biện, khả năng lật lại vấn đề, tính linh hoạt. 1.2. So sánh dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học với dạy học truyền thống. a) Điểm giống nhau: - Dạy học định hướng hình thành và phát triển năng lực người học và dạy học truyền thống vẫn coi trọng việc lĩnh hội một nội dung kiến thức nền tảng. Từ đó học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào làm các bài toán có liên quan. b) Điểm khác nhau: So sánh điểm khác biệt giữa dạy học truyền thống và dạy học toán theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học. Dạy học truyền thống Dạy học định hướng hình thành và phát triển năng lực người học. 1- Tiến trình học tập của Học sinh do 1- Các nhiệm vụ học tập được giao, GV (SGK) áp đặt. (GV là trung tâm). học sinh nghiên cứu học tập với sự chủ động, hỗ trợ và hợp tác của GV. (Học sinh là trung tâm). 2- Mục tiêu của bài học: chiếm lĩnh 2- Mục tiêu của bài: Học sinh tự tìm kiến thức thụ động dập khuân, máy tòi phát hiện ra kiến thức dưới sự móc. hướng dẫn của giáo viên. Kích thích sự sáng tạo, tự tin và sự say mê nghiên cứu khoa học của học sinh. 3- Dạy từng bài theo một trình tự cố 3- Dạy toán theo định hướng hình định . thành và phát triển năng lực người học người dạy có thể định hướng cho học lĩnh hội kiến thức theo tư duy sáng tạo tự mình khám phá và lĩnh hội kiến thức. 4- Kiến thức thu được chỉ có mối liên 4- Kiến thức thu được có tích chất liên hệ theo tính một chiều theo sự thiết kế hệ nhiều chiều đa dạng và có nhiều của người dạy. ứng dụng trong đời sống và trong học tập. 5- Trình độ nhận thức sau quá trình 5- Trình độ nhận thức có thể đạt được 7/33 Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– +) Hình thành và phát triển năng lực tư duy logic, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, khả năng suy diễn, lập luận toán học. Phát triển trí tưởng tượng không gian, trực giác toán học. +) Sử dụng được các kiến thức để học toán, học tập các bộ môn khác đồng thời giải thích, giải quyết một số hiện tượng, tình huống xảy ra trong thực tiễn. Qua đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô hình hóa toán học. +) Phát triển năng lực ngôn ngữ thông thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả. +) Góp phần cùng với các bộ môn khác hình thành thế giới quan khoa học, hiểu được nguồn gốc thực tiễn và có khả năng ứng dụng rộng rãi của toán học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Biết cách làm việc có kế hoạch, cẩn thận, chính xác, có thói quen tò mò, thích tìm hiểu, khám phá, biết cách học tập độc lập với phương pháp thích hợp cùng những kỹ năng cần thiết, trong sự hợp tác có hiệu quả. 1.3.2. Đặc tính cơ bản về dạy học hướng hình thành và phát triển năng lực người học. - Dạy học lấy việc học của học sinh làm trung tâm. - Dạy học đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn, hướng nghiệp và phát triển - Linh hoạt và năng động trong việc tiếp cận và hình thành năng lực. - Những năng lực cần hình thành ở người học được xác định một cách rõ ràng, được xem là tiêu chuẩn đánh giá kết quả giáo dục. - Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học tăng cường các hoạt động, tăng cường tính thực tế, gắn hơn nữa với đời sống hiện thực, hỗ trợ học tập suốt đời, hỗ trợ việc phát huy thế mạnh cá nhân, quan tâm hơn đến những gì học sinh được học và học được. - Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học cho phép các nhân hóa việc học. Trên cơ sở mô hình năng lực , người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình. - Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học chú trọng vào kết quả đầu ra. - Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học tạo ra những cách thức riêng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân nhằm đạt tới những kết quả ban đầu. - Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học còn tạo ra khả năng cho việc xác định một cách rõ rang những gì cần đạt và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả. 9/33 Dạy học theo định hướng hình thành phát triển năng lực học sinh trong chứng minh tam giác đồng dạng ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– bạn, học thầy, học mọi người. Trong quá trình dạy học sinh được quyết định một phần (hay toàn bộ) chiến lược học tập, đồng thời học sinh cũng phải chịu trách nhiệm một phần với kết quả học tập của mình (trách nhiệm với sự phát triển hiểu biết, phát triển của chính mình). - Đặc trưng cơ bản về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học lấy học sinh làm trung tâm được thể hiện như sau: +) Hoc sinh tự chuẩn bị bài theo nhóm mà giáo viên giao cho việc chuẩn bị bài mới cụ thể rõ ràng. +) Học sinh chủ động tham gia thuyết trình với những sản phẩm nghiên cứu của nhóm mình chuẩn bị,tìm tòi nghiên cứu, phản biện với các sản phẩm nghiên cứu của nhóm các bạn khác.Từ đó các em hiểu, ứng dụng kiến thức của bài vào bài tập, vào thực tế dễ dàng hơn. +) Học sinh tự rút ra kết luận về chuyên đề học tập của mình. - Các hoạt động của học sinh được diễn ra dưới sự điều kiển dẫn dắt, điều kiển của giáo viên. - Học sinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu. 2. Cơ sở thực tiễn. - Trong những năm gần đầy các môn khoa học tự nhiên nói chung và môn toán học nói riêng được các em học sinh yêu thích và hăng say nghiên cứu và học tập. Nhiều tri thức toán học, ngay cả toán học đơn giản ở bậc phổ thông, có thể ứng dựng hiệu quả vào đời sống nhưng đòi hỏi những kĩ năng nhất định và một thói quen nhất định. - Trang bị những kĩ năng, kiến thức toán học cơ bản này đã tăng khả năng hòa nhập và bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới . - Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. 11/33
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_theo_dinh_huong_hinh_thanh_phat_trien_nang_luc.doc