SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp, phát triển năng lực học sinh trong môn Hóa 8 ở trường THCS

doc 68 trang sklop8 07/08/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp, phát triển năng lực học sinh trong môn Hóa 8 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp, phát triển năng lực học sinh trong môn Hóa 8 ở trường THCS

SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp, phát triển năng lực học sinh trong môn Hóa 8 ở trường THCS
 Mở đầu
1) Lí do chọn đề tài
 Qua thực tế dạy học,tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “ 
tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết 
sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn nắm bắt 
nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau 
dồi kiến thức của những môn học khác để giúp học sinh phát triển năng lực giải 
quyết các tình huống,các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu 
quả nhất.
 Trong không khí đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều môn, với việc lấy 
học sinh làm trung tâm để phát triển năng lực cho học sinh chủ động hơn trong việc 
tiếp thu kiến thức. Kiến thức ở từng đơn vị bài học vừa đòi hỏi học sinh tiếp cận ở 
chiều sâu lại phải đặt ra yêu cầu về chiều rộng đối với người học, tức là có sự tích 
hợp nhiều phân môn cụ thể là ngành khoa học tự nhiên gần gũi với nhau : hóa, 
sinh, lý. 
 Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng 
dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực 
khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống, thông qua đó hình 
thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được năng lực cần thiết, nhất là 
năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
 Mức độ tích hợp theo các chủ đề, ở đó chứa đựng các nội dung gần nhau của 
các môn học , gọi là tích hợp liên môn.
 Xuất phát từ lí do trên, tôi đã chọn đề tài : “ Dạy học theo chủ đề tích hợp, 
phát triển năng lực học sinh trong môn Hóa 8 ở trường THCS” 
2) Mục đích nghiên cứu:
 Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong 
một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đó trong môn học 
đó.
 Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát triển năng lực sự suy nghĩ, tư 
duy,sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
 Một trong những thành tố cơ bản và trọng yếu của đổi mới giáo dục là công 
tác đổi mới phương pháp dạy – học.Chỉ có đổi mới phương pháp dạy – học chúng 
ta mới có thể tạo được sự đổi mới : thực sự trong giáo dục.
 Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy - học là hướng tới hoạt động học tập 
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, được tổ chức thông qua phương 
pháp dạy học tích cực mà đặc trưng của nó là :
 1 6) Nhiệm vụ nghiên cứu:
 6.1. Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc 
sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau 
này, hoà nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
 6.2. Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng 
lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong 
cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
 Trong thực tế nhà trường có nhiều điều chúng ta dạy cho học sinh nhưng 
không thật sự có ích, ngược lại có những năng lực cơ bản không được dành đủ thời 
gian. Chẳng hạn ở tiểu học, học sinh được biết nhiều quy tắc ngữ pháp nhưng 
không biết đọc diễn cảm một bài văn, học sinh biết có bao nhiên centimét trong 
một kilômét nhưng lại không chỉ ra được một mét áng chừng dài bằng mấy gang 
tay.
 6.3. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét 
cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại,dạy học tích hợp chú trọng tập dượt 
cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, 
có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có 
năng lực sống tự lập.
 6.4. Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, 
học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau 
trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những 
mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học 
khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có 
như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến 
thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng 
gặp.
 Dạy học theo chủ đề “tích hợp” là một vấn đề mới mẻ đang được bộ giáo dục 
quan tâm, trong khi vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm, giáo viên cũng cần tham 
khảo các môn học khác có liên quan đến bài dạy, mở mang kiến thức xã hội.
7) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp kiểm tra sư phạm
 Nghiên cứu tài liệu trên mạng intenet và quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng 
bảng hỏi khi dạy học sinh. Sau đó sử dụng thống kê để xử lý số liệu thu được và rút 
kinh nghiệm cho bài dạy sau.
 3 dung chính được bàn luận sôi nổi tại hội thảo này là những con đường và cách thức 
kết nối hệ thống tri thức hướng vào người học trong thời đại thông tin. Muốn đáp 
ứng được nhu cầu kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học tập, đòi hỏi tư 
duy liên hội được thiết kế ngay trong nội dung, phương tiện nghiên cứu và phương 
pháp giảng dạy. Như thế, khi đứng trước nhu cầu giải quyết mâu thuẫn kiến thức 
của tình huống học tập, người học không chỉ giải quyết theo hướng trực tuyến hay 
nội suy mà có thể còn giải quyết bằng cách ứng dụng một cách linh hoạt khả năng 
liên hội kiến thức.
 Tích hợp và học tập 
 Mục đích chung của việc học là hiểu sự liên kết của mọi hiện tượng, sự vật. 
Tích hợp là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, do vậy, tích hợp 
làm cho việc học chân chính xảy ra (Clark, 2002). Như thế, với định nghĩa học tập 
là cách tìm kiếm các mối liên hệ và kết nối các kiến thức, Clark đã khẳng định quy 
luật tích hợp tất yếu của tiến trình học tập chân chính. Cụ thể, sự thâm nhập có tính 
chất tìm tòi khám phá của học sinh vào quá trình kiến tạo kiến thức, học tập có ý 
nghĩa (meaningful learning), học sâu sắc và ứng dụng (deep learning) được xem là 
chủ yếu đối với việc dạy và học hiệu quả. Và cách tiếp cận tìm tòi-khám phá này 
khuyến khích học sinh thông qua quá trình tìm kiếm tích cực, sẽ kết hợp hơn là mở 
rộng các kiến thức rời rạc (Hamston & Murdoch, 1996). Nhiều nghiên cứu ứng 
dụng tâm lý học nhận thức vào giáo dục đã khẳng định: mối liên hệ giữa các khái 
niệm đã học được thiết lập nhằm bảo đảm cho mỗi học sinh có thể huy động một 
cách hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết tình huống, và 
có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Nhờ đó, 
học sinh có điều kiện phát triển những kỹ năng xuyên môn, những khả năng có thể 
di chuyển.
Chương trình giáo dục tích hợp 
 Theo Drake and Burns (2004), việc định nghĩa chương trình tích hợp đã là đề 
tài bàn bạc từ khi thế kỷ 20 bắt đầu. Hơn một trăm năm qua, các nhà lý thuyết đã 
đưa ra ba loại cơ bản về hoạt động tích hợp. Các loại tích hợp này được xác lập 
giống nhau mặc dù tên gọi của chúng thường khác nhau. Tích hợp có vẻ như là vấn 
đề của phương pháp và mức độ. Từ nhìn nhận này, Drake and Burns (2004), đề 
xuất các định nghĩa của mình về các định hướng tích hợp mà theo họ, chúng tương 
thích với các định nghĩa đã được các nhà giáo dục đề ra qua nhiều thập kỷ vừa rồi. 
Ba loại này cung cấp điểm khởi đầu cho việc hiểu các cách tiếp cận tích hợp khác 
nhau:
- Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration)
- Tích hợp liên môn: Interdisciplinary Integration
- Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration)
(1) Tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration)
 5 thực hiện có thể độc lập với kế hoạch học tập thường xuyên. Những chương trình 
 học tập theo chủ đề khác có thể được tiến hành ở cùng một khối lớp.
 (2) Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration)
 Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập 
 xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm 
 và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các 
 môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn. Các môn học có thể 
 nhận diện được, nhưng họ cho rằng ít quan trọng hơn so với cách tiếp cận tích hợp 
 đa môn.
 Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học 
 liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất 
 định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Thí dụ Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Công 
 dân giáo dục, Hoá, Lý, được tích hợp thành môn “Nghiên cứu xã hội và môi 
 trường” ở chương trình giáo dục bậc tiểu học tại Anh, Úc, Singapore, Thailand.
 (3) Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration)
 Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học 
 tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học . Học sinh phát triển các kĩ 
 năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế 
 của cuộc sống. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án 
 (project-based learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the 
 curriculum).
 Học tập theo dự án
 Trong học tập theo dự án, học sinh được cho cơ hội giải quyết một vấn đề của địa 
 phương. Một số trường gọi đây là học tập dựa vào vấn đề hoặc học tập dựa vào nơi 
 sinh sống. Theo Chard (1998), việc hoạch định chương trình học theo dự án được 
 tiến hành qua ba bước:
1. Giáo viên và học sinh chọn một đề tài nghiên cứu theo mối quan tâm của học 
 sinh, chuẩn chương trình và nguốn tài nguyên của địa phương. 
2. Giáo viên nhận diện ra những điều học sinh đã biết và giúp họ đưa ra những 
 câu hỏi để tìm kiếm, khám phá. Giáo viên cũng cung cấp nguồn cho học sinh và 
 cho họ cơ hội làm việc trong lĩnh vực chuyên môn. 
3. Học sinh chia sẻ, trao đổi công việc với người khác thông qua một hoạt động 
 có tính tích hợp cao nhất. Học sinh trưng bày kết quả tìm thấy được, tổng quan và 
 đánh giá dự án đã thực hiện 
 Thương lượng chương trình học 
 Theo cách học tích hợp này, những vấn đề/câu hỏi của học sinh đặt ra sẽ hình 
 thành nên cơ sở của chương trình học. Mark Springer, giáo viên của trường 
 Radnor, Pennsylvania, thương lượng một chương trình học với học sinh (Brown, 
 2002). Springer đã dẫn đến một chương trình được cả nước biết đến, đó là Đường 
 7 trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà 
thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau. 
 CHƯƠNG 2:
 THỰC TRẠNG CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH 
 HỢP, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
 2.1. Đặc điểm chung của trường, lớp
 2.1.1. Thuận lợi:
 - Trường THCS Nam Hồng nằm trên địa bàn xã Nam Hồng, đó là một trong 
những ngôi trường có lịch sử khá lâu.
 - Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia, đơn vị anh hùng với các 
lớp học, các phòng chức năng và phòng bộ môn phục vụ cho việc học tập của HS
 - Ban giám hiệu trường rất quan tâm đến công tác giảng dạy và học của giáo 
viên và học sinh.
 2.1.2. Khó khăn:
 - Học sinh mới làm quen và tiếp cận với chủ đề tích hợp, phát triển năng lực 
của mình.
 2.2. Thực trạng việc tích hợp liên môn, phát triển năng lực cho học sinh
 Trước hết, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp 
dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học 
sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến 
thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một 
cách máy móc.
 Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu 
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là 
bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
 Thứ nhất, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường 
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có 
sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó.
 Thứ hai, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo 
viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định 
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên 
các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau 
trong dạy học.
 Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo 
viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác 
 9

File đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_phat_trien_nang_luc_hoc_si.doc