SKKN Đa dạng hoạt động mở đầu nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí Lớp 8

docx 17 trang sklop8 27/07/2024 510
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đa dạng hoạt động mở đầu nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đa dạng hoạt động mở đầu nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí Lớp 8

SKKN Đa dạng hoạt động mở đầu nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí Lớp 8
 1
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
“Đa dạng hoạt động mở đầu nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn địa 
 lí lớp 8 ”
 Môn: Địa Lí
 Cấp học: THCS
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Dung
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Năm học: 2021- 2022 3
I. Cơ sở lí luận 
............................03
II. Thực trạng của vấn đề............................05
III. Vấn đề tổ chức hoạt động mở đầu tiết học tạo hứng thú cho học sinh trong 
môn Địa lí lớp 8 ..06
IV. Kết quả......13
V. Bài học kinh 
nghiệm14
C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết 
luận.15
II. Kiến nghị 15
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO – PHỤ 
LỤC...16
E. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG 
CHẤM...17
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 5
bài học mới. Hoạt động mở đầu sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế 
của học sinh ngay từ đầu tiết học.
 Hoạt động mở đầu thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân 
hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng 
lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ.Chuẩn bị 
phần mở đầu như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học 
sinh và cả điều kiện của giáo viên.
 Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá 
coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập 
cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.
2. Vai trò của hoạt động mở đầu trong tiết học
 Hoạt động mở đầu đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động 
khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. 
Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi 
kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những 
bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, 
nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được 
thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng 
bớt sự căng thẳng, khô khan.
3. Những nguyên tắc khi tổ chức hoạt động mở đầu tiết học
3.1. Xác định mục tiêu mở đầu
 Việc thay đổi hình thức mở đầu từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt 
vào bài thay bằng việc tổ chức mở đầu thành một hoạt động để học sinh được 
tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề mở đầu; Hoạt động mở đầu phải xác định rõ 
mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng, 
chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao 
cho học sinh trong hoạt động mở đầu cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh 
(xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho 
học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành 
kiến thức mới.
3.2. Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động mở đầu
 Với phương pháp dạy học truyền thống, mở đầu chỉ bằng một vài câu dẫn 
nhập nên không mất nhiều thời gian. 
 Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính 
tích cực của học sinh, do đó mở đầu cần tổ chức thành hoạt động để học sinh 
trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn (4 – 5 phút). Vì vậy khi 
xây dựng kịch bản cho hoạt động mở đầu, giáo viên cần lưu ý không lấy những 
nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất 
minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để mở đầu, sao cho trong mở 7
các năm học trước) và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học thường 
chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm 
được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng 
nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án do đó tiết học tương đối khô 
khan, thiên về lý thuyết và giảng dạy mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học 
sinh; ngay từ khi bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn 
dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng 
thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.
2. Về phía học sinh
 Tâm lý chung của nhiều em học sinh lớp 8 vẫn coi bộ môn Địa lí là môn 
phụ, vì vậy ít dành sự quan tâm đến môn học này cả trên lớp cũng như ở nhà. 
Các em chủ yếu quan tâm và tập trung nhiều vào các bộ môn toán, ngữ văn, 
ngoại ngữ... Và chưa thực sự hứng thú với tiết học Địa lí nên hiệu quả giáo dục 
chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, 
việc tiếp thu bài còn mang tính chất bị động, nhất là các em học kém, “mất gốc”.
 Khi vào tiết học thì quá trình dẫn dắt và định hướng bài học của giáo viên 
còn khô khan, chưa tạo được sự hứng thu để thu hút các em vào bài học; việc 
truyền thụ kiến thức của giáo viên còn nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh 
động, hấp dẫn nên càng làm cho các em ít có sự quan tâm đối với bộ môn này 
Khối Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
8 273 68 – 20 % 105 – 38,5 % 95 – 3,7% 5– 6,8 %
hơn.
 Đầu năm khi nhận lớp, tôi có tiến hành khảo sát và thu được kết quả như 
sau:
 Nhìn vào kết quả trên, tôi nhận thấy việc tạo hứng thú học tập cho các em là 
rất quan trọng và cần thiết, việc này cần chú trọng thực hiện ngay từ khâu vào 
bài để bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn đối với học sinh, từ đó hiệu 
quả giáo dục bộ môn cũng được nâng cao và sẽ khơi gợi nên tình yêu của các 
em đối với bộ môn Địa lí trong nhà trường nói chung và bộ môn Địa lí 8 nói 
riêng.
III. Vấn đề tổ chức hoạt động mở đầu tiết học tạo hứng thú cho học sinh 
trong môn Địa lí lớp 8
1. Hoạt động mở đầu trong một tiết học
 Một tiết học được coi là một chuỗi các hoạt động diễn ra trong thời gian 
45 phút đối với bậc THCS. Trong đó bao gồm các hoạt động của Thầy và hoạt 
động của Trò một cách nhịp nhàng để hình thành được kiến thức, năng lực và 
phẩm chất cần thiết đảm bảo mục tiêu bài học. 9
4.1. Mở đầu tiết học bằng một đoạn video, hình ảnh có liên quan đến nội dung 
bài học.
Ví dụ 1: Bài 9: khu vực Tây Nam Á
1. Mục tiêu
- Tạo cảm xúc cho học sinh sau khi xem xong Clip
- Học sinh trân trọng hòa bình, phản đối chiến tranh
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: trực quan
- Hoạt động: cá nhân
3. Phương tiện 
- Clip: Cho em tuổi thơ, cho em hòa bình
https://www.youtube.com/watch?v=Lq6eOyTo5gc
- Giấy note
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Hướng dẫn HS học tập:
+ Quan sát đoạn clip và cho biết nội dung chính 
của clip này?
+ Viết 1 đoạn cảm nhận chia sẻ nỗi đau của 
nhân dân Syria
- Bước 2: GV chiếu clip
Học sinh ghi nội dung khi xem tranh ảnh/clip.
Giáo viên mời các học sinh bất kỳ chia sẻ, đánh giá
- Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. 
Ví dụ 2: khởi động bằng hình thức phân tích tranh ảnh. Cho học sinh xem tranh/ 
ảnh liên quan đến nội dung bài mới.
 Bài 13: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC 
 ĐÔNG Á
1. Mục tiêu
- Gây hứng thú cho bài học
- Giới thiệu nội dung bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan
- Học sinh làm việc cá nhân
3. Phương tiện
- Hình ảnh logo về các hãng ô tô của châu Á.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ 11
Ví dụ 2: 
 BÀI 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
1. Mục tiêu
- Học sinh có thể liên hệ được kiến thức của bài mới.
- Gây hứng thú cho học sinh trước bài mới.
- Kể tên được một số loại khoáng sản.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trò chơi : đi tìm khoáng sản
3. Phương tiện: bộ câu đố
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV chiếu trò chơi, phổ biến luật chơi và mời 1 học sinh dẫn chương 
trình, 1 học sinh bấm máy. Cả lớp tham gia trả lời bằng hình thức giơ tay.
 (Đáp án: than đá, hạt cát, dầu khí, đá vôi)
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá 
thái độ học tập.
Bước 3: Giáo viên kết luận và dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ 3: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
1. Mục tiêu
- Gây hứng thú cho bài học
- Giới thiệu nội dung bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan 13
- Bước 2: HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài học
4.4 Mở đầu bằng lưới (kĩ thuật dạy học) KWL: học sinh điền những chi tiết 
ngắn gọn trên một lưới KWL:
 BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ
 KHOÁNG SẢN CHÂU Á
1. Mục tiêu
- Khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh về Châu Á
- Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về châu Á
- Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp/ kĩ thuật: KWL 
- Hình thức: HS làm việc cá nhân
3. Phương tiện: Phiếu KWL
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV phát phiếu KWL hướngdẫn HS điền thông tin hiểu biết về châu Á 
trong cột K; Mong muốn tìm hiểu châu Á trong 
cột W. Cột L bỏ trống, điền sau khi học xong về 
châu Á.
- Bước 2: HS làm việc trong 2 phút
- Bước 3: GV gọi nhanh các HS nêu thông tin, yêu 
cầu không lặp lại.
- Bước 4: GV ghi nhanh thông tin lên bảng và vào bài mới.
 IV. Kết quả
 Sáng kiến với các giải pháp được trình bày có nhiều điểm khác, mới so 
với các giải pháp cũ trước đây:
➢ Lấy lý luận dạy học hiện đại làm cơ sở.
➢ Đáp ứng được mục tiêu dạy học.
➢ Hướng tới mọi đối tượng học sinh. 15
- Quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần có sự hỗ trợ nhiều của các phương 
tiện học tập trực quan, với điều kiện cơ sở vật chất của trường tôi năm nay rất 
đầy đủ để đáp ứng cho việc đổi mới các tiết học. Do đó giáo viên bộ môn cần 
bồi dưỡng khả năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị dạy học 
mới để tiết học có hiệu quả tốt.
- Học sinh phải xác định đúng mục đích học tập môn địa lí, chủ động tìm tòi, sẵn 
sàng hợp tác giao lưu, sẵn sàng chia sẻ  trong các hoạt động học tập.
 C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
 Dạy học luôn là một quá trình sáng tạo của người giáo viên. Hơn nữa, 
mục tiêu và nội dung chương trình hiện nay được xây dựng trên cơ sở tích hợp 
tạo điều kiện rất tốt cho hoạt động mở đầu. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm 
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục về kiến thức và hình thành 
những năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh trong thời đại mới. Để thực 
hiện được điều đó thì vai trò của người giáo viên cần tiên phong đi đầu trong 
công tác đổi mới. Tất cả các hoạt động tiến hành trong tiết học đều hướng tới 
mục tiêu là hoạt động học của học sinh, thông qua hoạt động học để học sinh 
tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức và hình thành năng lực. Để định hướng 
và tạo đà cho các hoạt động học tập, hình thành kiến thức trong mỗi tiết học thì 
việc mở đầu là cần thiết, do đó đổi mới cần tiến hành trước tiên từ hoạt động 
này. Trong đó hoạt động mở đầu cần được quan tâm đầu tư đa dạng, phong phú 
hơn về các hình thức thể hiện.
II. Kiến nghị
 Để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, tôi kính mong các cấp lãnh đạo 
có những đánh giá và quan tâm hơn nữa đến bộ môn Địa lí, cung cấp thêm 
những tư liệu, tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi và học tập về phương pháp, kĩ 
thuật dạy học tích cực cho giáo viên. 
 Xin chân thành cảm ơn!
 Rất mong nhận được ý kiến nhận xét đóng góp của cấp trên và đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docxskkn_da_dang_hoat_dong_mo_dau_nham_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh.docx