SKKN Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8 (Phần Văn bản Thuyết minh)

doc 17 trang sklop8 25/07/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8 (Phần Văn bản Thuyết minh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8 (Phần Văn bản Thuyết minh)

SKKN Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8 (Phần Văn bản Thuyết minh)
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong nhiều năm trở lại đây, theo phương pháp dạy học mới “Tích cực hóa 
hoạt động của chủ thể - học sinh” người giáo viên không còn là nguồn kiến thức 
duy nhất, không phải là “máy phát tin” hay là “bà bảo mẫu mớm cơm cho trẻ” 
nữa. Nhiệm vụ chính của người giáo viên trong mỗi giờ học là tổ chức, hướng 
dẫn học sinh biết tìm tòi, phát hiện, lựa chọn kiến thức một cách chủ động, sáng 
tạo.
 Thực tế cho thấy, người giáo viên có thể kết hợp sử dụng linh hoạt nhiều 
phương pháp dạy học khác nhau để thực hiện được mục tiêu bài học theo hướng 
đổi mới đó. Một trong những phương pháp dạy học có tính tích cực, tác động 
trực tiếp và mạnh mẽ đến năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ của học sinh là 
phương pháp gợi mở, đàm thoại - dạy học nêu vấn đề.
 Hình thức nêu câu hỏi thảo luận nhóm cho học sinh trong giờ học là một 
biểu hiện cụ thể của phương pháp đó. Song trên thực tế, trong giờ học Ngữ văn, 
để học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả thực sự không phải là việc đơn giản, dễ 
dàng.
 Trong mục tiêu tổng quát của môn học Ngữ văn THCS có nhấn mạnh: 
“Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học 
sinh có kĩ năng nghe - nói - đọc - viết Tiếng việt khá thành thạo theo các kiểu 
văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng 
lực cảm nhận và bình giá văn học.
 Là một giáo viên được phần công giảng dạy môn Ngữ văn 8 (năm học 2022 
- 2023), tôi nhận thấy nếu có cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 
tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của bài học, phù hợp với yêu cầu 
về đổi mới phương pháp và mục tiêu tổng quát của bộ môn cũng như nội dung 
chương trình sách giáo khoa mới.
 Thực tế những năm học vừa qua càng cho thấy, để những giờ học phần tập 
làm văn có hiệu quả, người giáo viên phải luôn có ý thức tìm chọn, hoàn thiện 
phương pháp dạy thực hành.. Có như thế mới đảm bảo bám sát mục tiêu và 
chương trình học “đặt trọng tâm ở thực hành”: Xây dựng bài qua thực hành, 
thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản.
 Hoạt động thảo luận nhóm chính là một hình thức tiêu biểu cho phương 
pháp dạy thực hành. Bởi qua mỗi hoạt động đó, học sinh sẽ được rèn kỹ năng tư 
 Page 1 of 17 Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8
 A. Phần chuẩn bị bài ở nhà:
 * Về phía giáo viên: 
 - Soạn bài cẩn thận, ngay trong bài soạn phải xác định được những nội 
dung nào cần đưa ra cho học sinh thảo luận.
 Một tiết học có thể có trung bình 1 - 2 câu hỏi thảo luận được đưa ra linh 
hoạt, hợp lí trong các phần của bài học (cả phần tìm hiểu bài học ghi nhớ và 
phần luyện tập).
 - Chuẩn bị bảng phụ hoặc phiếu học tập (nếu cần).
 Bảng phụ có thể ghi phần nội dung câu trả lời theo định hướng chung của 
giáo viên phần cuối hoạt động thảo luận.
 - Định lượng trước khoảng thời gian dành cho mỗi hoạt động thảo luận 
nhóm ngay từ khi soạn giáo án để không ảnh hưởng đến quỹ thời gian qui định 
chung cho mỗi bài học.
 - Đối với những bài học dài mà nội dung câu hỏi khó, hoặc các bài thiên về 
yêu cầu thực hành mà cần có nhiều thời gian chuẩn bị trước thì giáo viên phải 
chủ động giao cho các nhóm từ cuối giờ học liền trước.
 - Xây dựng một đáp án cụ thể cho mỗi câu hỏi thảo luận.
 Những nội dung mở rộng hay có tính chất liên hệ, so sánh cần đảm bảo tính 
chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
 Trường hợp muốn giới thiệu tư liệu tham khảo thay cho phần định hướng 
chung khi làm bài văn thuyết minh thì phải phô tô sẵn tư liệu để phát cho mỗi 
nhóm phù hợp với yêu cầu của đề.
 Cụ thể: Các câu hỏi, bài tập thảo luận (sách giáo khoa).
 1. Bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”.
 - Đọc kĩ 3 văn bản mẫu (phần 1: sgk) để trả lời các câu hỏi.
 a. Các văn bản đó có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu 
cảm) không? Tại sao?
 Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
 b. Các văn bản đó có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một 
kiểu riêng?
 c. Các văn bản đó đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
 3/17 Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8
 2. Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu 
biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?
 * Về phía học sinh
 - Xem trước bài và soạn bài chu đáo, cẩn thận. 
 - Đặc biệt, khi có những câu hỏi, bài tập thảo luận được giao sớm (từ trước 
ngày học bài mới, học sinh trong mỗi nhóm, phải tranh thủ tận dụng thời gian 
giờ truy bài để nghiêm túc trao đổi về câu hỏi trước.
 B. Quá trình thực hiện trên lớp:
 - Người giáo viên phải luôn nhận thức và thể hiện đúng vai trò, nhiệm vụ là 
người tổ chức, hướng dẫn học sinh trong mỗi giờ hoạt động thảo luận nhóm để 
làm tăng tính tích cực hoạt động học tập của học sinh dựa trên nguyên tắc: Giáo 
viên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác và tự do.
 1. Bước 1: Giáo viên chia khu vực thảo luận theo nhóm và giao nhiệm vụ 
cho mỗi nhóm, qui định thời gian trên lớp.
 - Mỗi tổ/1 nhóm.
 + Sử dụng đối với những bài tập phần Luyện tập (được giao trước). Thời 
gian: 10 - 15 phút.
 Ví dụ:
 - Bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Bài tập 1.
 - Bài “Thuyết minh về một thể loại văn học: Bài tập 1.
 - Bài “Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
 + Sử dụng đối với những câu hỏi khác nhau ở các phần tìm hiểu bài học.
 Ví dụ: Bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”.
 Nhóm 1 + 2: Câu hỏi 2a.
 Nhóm 3 + 4: Câu hỏi 2b, c, d.
 - Mỗi bàn/nhóm: 
 Sử dụng khi làm các bài tập tự luận ngắn chung cho cả lớp.
 Ví dụ: Bài “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” (7 - 10 phút)
 - Lưu ý: Trong trường hợp mà số lượng câu hỏi nhỏ cần thảo luận nhiều thì có 
thể dựa vào số bàn ở mỗi lớp để phân nhóm cho phù hợp (3 - 5 phút).
 5/17 Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8
 Cụ thể: - Phần chuẩn bị tư liệu trước đơn giản (có thể do nhiều nguyên 
nhân như: lười học hoặc không biết tìm tư liệu ở đâu khi bản thân chưa có đủ 
điều kiện về tài liệu, phương tiện dẫn đến nội dung bài còn sơ sài ảnh hưởng đến 
hoạt động trao đổi của nhóm. 
 - Khi thực hành thì chưa xây dựng được một bố cục bài văn hợp lý; hoặc 
lới văn diễn đạt còn vụng về hoặc nội dung thiếu độ tin cậy và phong phú cần có.
 - Thực tế ấy đòi hỏi ở cuối mỗi hoạt động thảo luận nhóm, giáo viên phải 
có những gợi dẫn cụ thể, thiết thực theo những cách khác nhau.
 Cụ thể:
 1. Sử dụng phương pháp thuyết giảng để làm sáng tỏ những nội dung kiến 
thức theo yêu cầu của câu hỏi thảo luận. (Nên vận dụng ở những phần tìm hiểu 
nội dung lí thuyết ở mỗi bài).
 2. Sử dụng bảng phụ có nội dung đáp án và ngữ liệu tham khảo để khái 
quát nhanh, gọn.
 3. Sử dụng chính những ý kiến chưa đúng, những cách làm còn nhiều thiếu 
sót của học sinh làm ngữ liệu để thầy trò cùng sửa chữa, hoàn thiện.
 4. Cung cấp thêm những thông tin cần thiết để học sinh lựa chọn và đưa 
vào bài làm khi hoàn thiện ở lớp (hoặc ở nhà) theo 2 cách:
 + Phát tài liệu
 + Đọc tư liệu.
 Minh họa cụ thể
 Tiết 96: Ôn tập về văn bản thuyết minh
 A. Phần chuẩn bị:
 Về phía giáo viên.
 Khi soạn giáo án: Lựa chọn câu hỏi thảo luận nhóm và giao sớm cho các 
nhóm từ cuối tiết 83 “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh” trước đó.
 (Mỗi tổ/ 1 nhóm)
 Cụ thể: 
 * Phần ôn tập lí thuyết:
 - Lập bảng hệ thống những nội dung kiến thức đã học về văn bản thuyết 
minh (theo mẫu)?
 - Chuẩn bị bảng phụ có sẵn bảng hệ thống.
 7/17 Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8
 + Phần luyện tập:
 Bài tập 1. Nhóm 1 + 2: đề b
 Nhóm 3 + 4: đề d.
 Yêu cầu chỉ viết một đoạn văn triển khai 1 ý chính ở phần thân bài.
 Thời gian 15 - 20 phút.
 - Bước 2: Học sinh trao đổi trong nhóm và thống nhất (dựa vào phần đã 
chuẩn bị ở nhà)
 - Bước 3: Học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm theo 2 cách thức:
 + Đại diện nhóm
 + Giáo viên chỉ định
 - Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và có gợi dẫn chung.
 Cụ thể: 
 - Phần ôn tập nội dung lí thuyết: 
 Sử dụng bảng phụ có sẵn bảng hệ thống để học sinh tham khảo:
 BẢNG HỆ THỐNG NỘI DUNG LÍ THUYẾT VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
Vai trò và tác dụng - Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người.
của văn bản thuyết - Cung cấp những tri thức xác thực về bản chất của sự 
minh việc và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
Tính chất cơ bản của - Nội dung tri thức: khách quan, xác thực, hữu ích.
văn bản thuyết minh - Hình thức trình bày: chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
Cách làm bài văn - B1: Học tập, nghiên cứu tích lũy tri thức.
thuyết minh - B2: Lập dàn ý
 - B3: Viết bài hoàn chỉnh
 - B4: Kiểm tra lại bài viết
Các phương pháp 1. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
thuyết minh 2. Phương pháp liệt kê
 3. Phương pháp nêu ví dụ
 4. Phương pháp dùng số liệu (con số)
 5. Phương pháp so sánh
 6. Phương pháp phân loại, phân tích
Bố cục chung của bài - Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
văn thuyết minh - Thân bài: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích... 
 của đối tượng.
 - Kết luận: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
 9/17 Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8
Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang 
Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.
 Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những 
người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, 
Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ 
là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 
năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba 
năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau 
các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi 
Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển 
kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 
bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. 
Ðó là những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu 
thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi 
thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành 
tráng. Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên 
phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại 
nhạc khí này.
 Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế 
kỷ 15 - thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, 
nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn Miếu (như 
Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Ðại Trung 
Môn, Khuê Văn Các, Ðại Thành Môn, Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn 
Các ở Văn Miếu Hà Nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các 
sĩ tử.
 Sau khu Ðại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại 
học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nới đây chuyển làm 
đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong 
chiến tranh. Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của 
thành phố Hà Nội. 
 11/17

File đính kèm:

  • docskkn_cach_to_chuc_huong_dan_hoc_sinh_thao_luan_nhom_trong_gi.doc