SKKN Các biện pháp khai thác hiệu quả phòng truyền thống vào công tác giáo dục của trường THCS Cổ Bi

doc 16 trang sklop8 30/07/2024 290
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các biện pháp khai thác hiệu quả phòng truyền thống vào công tác giáo dục của trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp khai thác hiệu quả phòng truyền thống vào công tác giáo dục của trường THCS Cổ Bi

SKKN Các biện pháp khai thác hiệu quả phòng truyền thống vào công tác giáo dục của trường THCS Cổ Bi
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG THCS CỔ BI
 ==============
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
 CÁC BIỆN PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ 
PHÒNG TRUYỀN THỐNG VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC 
 CỦA TRƯỜNG THCS CỔ BI
 Lĩnh vực/ Môn: Quản lý
 Cấp học: THCS
 Tên tác giả: Phạm Thị Duyên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Cổ Bi
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 NĂM HỌC 2022-2023 2/15
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngay từ những năm tháng đầu tiên được thành lập thì trường học nào 
cũng đều dành một quỹ không gian phù hợp với điều kiện thực tế để lưu giữ 
truyền thống nhà trường nhằm ghi lại các mốc thời gian cũng như dấu ấn phát 
triển qua các thời kỳ của tập thể CBGVNV và HS nhà trường.
 Rất nhiều nếu không nói là hầu hết các hoạt động cũng như các môn học 
đều có thể khai thác không gian truyền thống đó vào công tác giáo dục. Các nhà 
quản lý giáo dục đã tìm được lời giải cho bài toán khai thác phòng truyền thống 
trong nhà trường sao cho hiệu quả; các GV đã có thể sưu tầm được tư liệu tại 
phòng truyền thống để phục vụ cho bài giảng của mình; các HS đã được cung 
cấp thông tin, bề dày truyền thống của ngôi trường thân yêu mà mình đang theo 
học. ().
 Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy mặc dù hầu hết các cán bộ quản lý, 
giáo viên, nhân viên  trong các trường học đều nhận thấy tính hiệu quả cao từ 
việc khai thác phòng truyền thống vào công tác giáo dục song chủ yếu mới dừng 
lại ở 1đến 2 tiết đầu năm học nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động giới thiệu 
về nhà trường (ngay hoạt động này chưa thật được quan tâm thích đáng và kết 
quả chưa thật sự vững bền và mang tính chiều sâu) chứ chưa được đa dạng hoá ở 
các hoạt động giáo dục khác. Bản thân tôi cũng vốn rất quan tâm và luôn cảm 
nhận được rõ tiềm năng có thể khai thác được nhiều hơn thế với phòng truyền 
thống của nhà trường nên ở vị trí công tác quản lý, tôi vẫn ấp ủ và cố gắng thực 
hiện các biện pháp khai thác hiệu quả phòng truyền thống vào công tác giáo 
dục ở trường mình nhằm đem lại sự thay đổi về chất một cách mạnh mẽ trong 
hoạt động giáo dục HS. 4/15
không kể đến phòng truyền thống để không những nâng cao chất lượng giáo dục 
mà còn đảm bảo có được những công dân có trách nhiệm với đất nước.
 II. CƠ SỞ THỰC TẾ
 Mặc dù không thể phủ nhận được hiệu quả thiết thực mà phòng truyền 
thống đem lại cho công tác giáo dục trong nhà trường nếu được quan tâm, đầu 
tư nhưng trên thực tế, hoạt động này vẫn còn mang tính cao trào, thậm chí là 
hình thức. Việc thay đổi nhận thức cũng như tạo nề nếp khai thác phòng truyền 
thống vào công tác giáo dục trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
 Thực trạng hoạt động khai thác phòng truyền thống vào công tác giáo 
dục ở trường THCS Cổ Bi:
 Trường THCS Cổ Bi chúng tôi gồm 58 CBGVNV; trong đó có 19 giáo 
viên, nhân viên hợp đồng. Tuổi đời trung bình của các đồng chí trong hội đồng 
sư phạm là 36, trong đó ở độ tuổi 50 là 3 người.
 Hoạt động khai thác phòng truyền thống vào công tác giáo dục ở trường 
chúng tôi hiện nay đã có một số thuận lợi cơ bản: BGH ý thức đầy đủ về việc chỉ 
đạo hoạt động trọng điểm này; cơ sở vật chất bước đầu đã được đầu tư; đại đa số 
CBGVNV có ý thức thực hiện; HS có sự hứng khởi, chờ đợi hoạt động này  
Ngoài ra, chúng tôi luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm, động viên của các cấp 
lãnh đạo.
 Bên cạnh các thuận lợi nêu trên, trường chúng tôi không khỏi gặp phải 
một số khó khăn sau: hệ thống trang thiết bị được trang cấp chưa đáp ứng được 
nhu cầu sử dụng thực tế; lĩnh vực này chưa từng có chuyên đề nào được thực 
hiện mang tính định hướng nên kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và thực hiện 
còn mỏng; một số đồng chí có tâm lý ngại ngần trong việc khai thác phòng 
truyền thống vào công tác giáo dục.
 Trong hai năm học trở lại đây, việc khai thác phòng truyền thống vào 
công tác giáo dục của trường THCS Cổ Bi đang ngày càng sôi nổi, chuyển biến 
mạnh mẽ về chất. Từ chỗ các hoạt động liên quan đến phòng truyền thống được 
dồn về hoạt động duy nhất là giới thiệu về nhà trường trong tuần sinh hoạt đầu 6/15
 - Có tâm lý ngại ngần khi cần phải tư duy, nghiên cứu xây dựng kế hoạch 
giảng dạy bộ môn mình phụ trách tại phòng truyền thống ở những bài hay những 
mục phù hợp.
 Do vậy, việc tư duy về các biện pháp khai thác hiệu quả phòng truyền 
thống vào công tác giáo dục là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện 
nay - đây cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất 
lượng hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giảng dạy nói riêng của nhà 
trường.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 Với việc nghiên cứu thành công sẽ giúp CBGVNV có được những kinh 
nghiệm sau:
 1. Ý thức rõ việc khai thác phòng truyền thống vào công tác giáo dục thực 
sự là yêu cầu thiết yếu, quan trọng;
 2. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy;
 3. Kỹ năng phối kết hợp các phương pháp giảng dạy;
 4. Tạo cảm hứng, sự say mê trong quá trình giảng dạy.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Phương pháp thực hành: trực tiếp giảng dạy một lớp (6A-1)
 2. Phương pháp quan sát: dự giờ, thăm lớp của GV; quan sát hoạt động 
học của HS;
 3. Phương pháp trao đổi, thảo luận: rút kinh nghiệm với GV, trao đổi với 
đồng chí trong Ban giám hiệu, đồng chí Tổng phụ trách;
 4. Phương pháp phỏng vấn: trò chuyện với HS;
 5. Phương pháp tổng hợp, phân tích: phân tích thực trạng khai thác phòng 
truyền thống vào công tác giáo dục
 V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 1. Giáo viên, nhân viên phụ trách đồ dùng và HS toàn trường;
 2. Các tiết dạy có khai thác phòng truyền thống;
 3. Trao đổi với các đồng chí trong câu lạc bộ quản lý của huyện.
 4. Thời gian nghiên cứu: từ năm học 2021-2022 đến năm học 2022-2023
 Thời gian áp dụng: từ năm học 2022-2023
 VI. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
KHAI THÁC PHÒNG TRUYỀN THỐNG Ở TRƯỜNG THCS CỔ BI
 1. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch hoạt động 8/15
 Ngoài nội dung giáo dục truyền thống của nhà trường, BGH cũng định 
hướng, chỉ đạo các bộ môn thảo luận để các thành viên trong nhóm xây dựng và 
đăng ký khai thác phòng truyền thống ở bài dạy cụ thể (phần phụ lục)
 Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần:
 - Có sự phân công người thực hiện, người kiểm tra; tổng hợp kết quả, rút 
kinh nghiệm và có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
 - Tiếp tục bổ sung hoàn thiện cho kế hoạch (đặc biệt là các vấn đề phát 
sinh).
 - Thực hiện tốt công tác giao ban, bàn bạc dân chủ và thống nhất cao 
trong chỉ đạo và thực hiện ở bộ phận lãnh đạo.
 - Đưa nội dung khai thác phòng truyền thống trong công tác giáo dục vào 
phần tham luận tại hội nghị học nhiệm vụ năm học mới nhằm khuấy động, khơi 
nguồn ý thức trách nhiệm cũng như ý tưởng sáng tạo của GV.
 2. Nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khai thác 
phòng truyền thống
 Trước hết, nhà trường cần đầu tư tối đa trong khả năng có thể để khắc 
phục tình trạng thiếu hụt các trang thiết bị cũng như tạo cảnh quan phục vụ hoạt 
động giáo dục. 
 Nhà trường sử dụng tối đa các trang thiết bị được trang cấp. Tuy nhiên, 
các trang thiết bị đó mới đáp ứng được những mục cơ bản nên để có thể vận 
hành tốt, nhà trường đã xây dựng và thực hiện bổ sung một loạt các đồ thiết yếu 
khác. Việc này được thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo cũng như tham 
khảo ý kiến của các cấp lãnh đạo, các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh 
vực thiết kế phòng truyền thống. Nhờ đó, phòng truyền thống được thiết kế, bài 
trí khoa học, đảm bảo tính giáo dục và thẩm mỹ cũng như giúp cho việc khai 
thác đạt hiệu quả cao.
 Có thể nói, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khai thác phòng truyền 
thống đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch, đúng như dân gian 
vẫn nói: “có thực mới vực được đạo”. 10/15
lớp và tiếp theo đó là một số đồng chí GV cốt cán, có nhiều kinh nghiệm trong 
giảng dạy sẽ đồng hành cùng BGH lên lớp chủ nhiệm hay bộ môn mình phụ 
trách để từ đó BGH điều chỉnh kế hoạch chỉ đạo nếu cần. Hoạt động này giúp 
cho kế hoạch có tính khả thi cao.
 4.2. Công tác tự bồi dưỡng
 Xét trên mọi khía cạnh, nhìn từ mọi góc độ của một vấn đề thì bao giờ 
chủ thể hành động cũng đóng vai trò quan trọng, là nhân tố mang tính quyết 
định tới sự thành công nên có thể nói, công tác tự bồi dưỡng của mỗi CBGVNV 
là vô cùng cần thiết.
 Trước hết, mỗi cá nhân tự lên kế hoạch bồi dưỡng cho bản thân và nội 
dung này được lồng ghép trong các hoạt động cá nhân. Cần hoạch định cụ thể, 
rõ ràng về thời gian, hình thức tự bồi dưỡng như thế nào, sẽ xin hỗ trợ từ ai  
để có thể hoàn thành một nội dung đã được dự kiến.
 Tích cực nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, quan tâm đặc biệt đến các 
lĩnh vực chuyên môn của mình 
 Tích cực tham gia các chuyên đề, các lớp bồi dưỡng do các cấp tổ chức và 
mạnh dạn trao đổi, chia sẻ thông tin.
 Tự mỗi cá nhân cần coi dự giờ thăm lớp, trao đổi tài liệu, kinh nghiệm với 
đồng nghiệp là một trong những biện pháp bồi dưỡng hữu hiệu nhất.
 Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch, chỉ tiêu phân công của nhà trường, - 
mỗi CBGVNV coi đây như là động lực thúc đẩy sự cố gắng của mình.
 5. Giao chỉ tiêu cụ thể
 Cũng như các kế hoạch khác, trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động 
khai thác phòng truyền thống vào công tác giáo dục này cần có chỉ tiêu cụ thể, 
mang tính pháp lệnh. Cụ thể là: căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, năng lực 
của cá nhân để giao chỉ tiêu tối thiểu cần thực hiện. 12/15
 5 
 1 
 2 
 Bảy 3 
 4 
 5 
 6. Phát huy vai trò của các đoàn thể
 Để tạo được bầu không khí tâm lý thoải mái cho mọi đối tượng trong quá 
trình thực hiện kế hoạch cũng như là tăng tính cộng đồng trách nhiệm thì không 
thể không nhắc đến sự phối kết hợp của các đoàn thể trong nhà trường. Các tổ 
chức đoàn thể (chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên) sẽ đưa nội dung này vào các 
buổi sinh hoạt hằng tháng cũng như là có sự động viên, nhắc nhở thường xuyên 
trên tinh thần cởi mở. Biện pháp này đặc biệt có ý nghĩa với các đồng chí còn 
mang tâm lý ngại ngần, chưa thật nhiệt tâm.
 7. Công tác kiểm tra
 Để có thể chắc chắn rằng các kế hoạch, chỉ tiêu được thực hiện đúng tiến 
độ, đảm bảo chất lượng thì không thể thiếu công tác kiểm tra để từ đó có sự điều 
chỉnh, tư vấn kịp thời.
 Đối với cơ sở vật chất, thông tin được cập nhật hằng ngày thông qua các 
phản ánh của các GV đứng lớp (trực tiếp hoặc thông qua sổ nhật ký phòng 
truyền thống) và hằng tháng qua sự dự giờ, thăm lớp, kiểm tra trực tiếp của 
BGH. Các sự cố được khắc phục, các điểm bất hợp lý được điều chỉnh kịp thời. 
 8. Công tác động viên, khuyến khích
 Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai 
thành công kế hoạch khai thác phòng truyền thống vào hoạt động giáo dục là 
cần thực hiện tốt công tác động viên kịp thời đối với các đồng chí có những hoạt 
động tích cực, những thành tích xuất sắc góp vào phong trào chung của nhà 
trường. Hoạt động này được bộ phận chuyên môn tổng hợp thông báo định kỳ 
trong cuộc họp giao ban hằng tháng. 
 VII. KẾT QUẢ 14/15
 Ngoài ra, các đoàn khách, đặc biệt là các đồng chí hưu trí hay từng công 
tác tại trường đều đánh giá cao hướng đi này của Hội đồng giáo dục. 
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 I. Kết luận
 Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết BGH phải coi trọng việc 
bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, có tính tới sự đổi mới, 
tính phong phú mà hoạt động khai thác phòng truyền thống vào công tác giáo 
dục là một điển hình.
 Qua công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động khai thác phòng truyền thống 
vào công tác giáo dục ở Trường THCS Cổ Bi, chúng tôi đã rút ra được những 
kinh nghiệm sau:
 - Nắm chắc nhiệm vụ, chỉ đạo của năm học, của các cấp lãnh đạo.
 - Nắm chắc đặc điểm, tình hình thực tế của cơ sở
 - Cần xây dựng chu đáo, khoa học kế hoạch cho hoạt động và cụ thể hóa 
tới các bộ phận, thành viên trong hội đồng sư phạm.
 - Khi tiến hành thực hiện cần đảm bảo đúng tiến độ, chính xác, khoa học, 
có phản hồi kịp thời.
 - Làm tốt công tác kiểm tra, tư vấn, thúc đẩy sau kiểm tra.
 - Chú trọng tới các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các 
GV.
 - Xây dựng nề nếp làm việc khẩn trương, khoa học, tính chủ động với tinh 
thần trách nhiệm cao trong hội đồng sư phạm. Phát huy khả năng hợp tác làm 
việc nhóm ở các bộ phận.
 - Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực cho giáo viên. 
 - Với những thay đổi mang tính đột phá, ít có kênh tham khảo thì BGH 
trực tiếp thực hiện mở đầu trước khi triển khai đại trà.
 II. Khuyến nghị

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_khai_thac_hieu_qua_phong_truyen_thong_vao.doc
  • docxẢnh kèm 2.docx
  • docxẢnh kèm 3.docx
  • docxẢnh kèm 4.docx
  • docxẢnh kèm.docx