SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng học tập học sinh trong tiết Ôn tập môn Công nghệ 8
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng học tập học sinh trong tiết Ôn tập môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng học tập học sinh trong tiết Ôn tập môn Công nghệ 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG HOÀ TRƯỜNG :THCS TÔN ĐỨC THẮNG TỔ: LÝ – CÔNG NGHỆ --- --- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP HỌC SINH TRONG TIẾT ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 8 1. HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ RƠI Hòa Thành, tháng 11, năm 2013 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP HỌC SINH QUATIẾT ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 8” I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong thời kỳ kinh tế mở cửa thì việc học tập của học sinh ngày càng được nâng cao, từ cơ sở vật chất đến nội dung kiến thức bài học. Trong những năm gần đây, chương trình đổi mới của sách giáo khoa nói chung và môn Công nghệ nói riêng là một bước ngoặt về sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, môn Công nghệ hiện nay vẫn chưa thực sự là môn học thế mạnh ở nhiều nhà trường, nhiều nơi – nhiều lúc còn coi đây là môn bổ trợ kiến thức về đời sống mới mang tính thường thức xã hội chứ chưa là tiền đề, cơ sở trong việc đào luyện học sinh có hiểu biết cơ bản để áp dụng trong đời sống. Điều này làm cho các em chưa có hứng thú trong học tập. Cũng phải nhắc đến chất lượng của giáo viên khi giảng dạy, một phần do e ngại sự mới mẻ của bộ môn, một phần do tính đặc thù bộ môn học nên đôi khi giáo viên cũng xem nhẹ phần ôn tập hoặc hướng dẫn ôn tập, có lúc còn dạy qua loa thiếu tính chuyên môn. Đồng thời, một lý do rất thực tế nữa là đồ dùng dạy học cho phân môn còn hạn chế (qua các năm học đều đã cũ, xuống cấp, thiếu – mất mát), cần bổ sung liên tục. Chính vì vậy, khi được nhà trường giao giảng dạy bộ môn Công nghệ 8, tôi xác định cần nâng cao chất lượng dạy học, chuẩn bị tiết giảng chu đáo giúp HS có lý thuyết vững chắc và có thực hành hiệu quả. Qua mỗi tiết ôn tập thì học sinh tăng cường chủ động trong việc học, thuần thục và sáng tạo trong thực hành. Có tâm lý vững vàng để tự mình thực hiện tốt việc học tập ở trường, ở nhà. Vậy trong thời gian được giảng dạy Công nghệ 8, tôi đã mạnh dạn áp dụng trực tiếp vào thực tế với sáng kiến “ Biện pháp nâng cao chất lượng học tập học sinh qua tiết ôn tập môn Công Nghệ 8” 3 đối với học sinh lớp 8. 5. Phương pháp nghiên cứu: Qua thực tế giảng dạy, qua trao đổi kinh nghiệm ở đồng nghiệp ở trường THCS Tôn Đức Thắng và qua tư liệu chuyên môn, tìm hiểu thông tin, quan sát, nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu sản phẩm... Từ đó tôi đưa ra các giải pháp để giúp học sinh học tốt hơn. 6. Nội dung đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng học tập học sinh qua tiết ôn tập môn Công Nghệ 8” II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 1. Cơ sở pháp lý - Căn cứ chỉ thị số 32/ 2006/ CT – BGD & ĐT ngày 01-8-2006 về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục phổ thông. Chỉ thị 40 – CT/TW của ban bí thư về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục - Căn cứ luật giáo dục số 38/2005/QH XI ngày 14-6-2005 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Sở GD & ĐT Phú Yên, của ngành GD & ĐT Huyện Đông Hòa, của trường THCS Tôn Đức Thắng. - Căn cứ công văn 74921/ THPT ngày 27 -8 -2002 của Bộ GD-ĐT công văn số 714/ THPT của Bộ GD về việc tăng cường sử dụng ĐDDH - Thực hiện công văn của ngành GD & ĐT về việc thực hiện giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng. - Căn cứ hướng dẫn số 42/HD- CM ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Phòng GD ĐT huyện Đông Hòa về tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh THCS năm học 2013- 2014. 2. Cơ sở lý luận Tâm lý học lứa tuổi THCS có ghi nhận: Học sinh lứa tuổi THCS có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, Đây là lứa tuổi có vị trí quan trọng trong sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức nhân cách, những cơ sở này là tiềm tàng để hình thành rõ nét trong thời kì thanh niên tiếp theo. Như vậy, nếu như gia đình, nhà trường và xã hội chăm lo cho các em học sinh ở giai đoạn này thì sẽ có tác dụng to lớn cho sự phát triển tài năng, tạo tiền đề cho các tài năng, làm cơ sở cho các bậc học cao hơn. 5 công tác giáo dục của mình. Công việc này cần được giáo viên tìm hiểu, áp dụng và tổng hợp kết quả qua mỗi năm học để đáp ứng nhu cầu mới của bộ môn và thời đại. Một thực tế cụ thể nữa ở trường THCS là số lượng, chất lượng các đồ dùng – thiết bị - vật liệu để phục vụ môn học đều giảm dần theo số lượng tiết học; mặc dù được bổ sung hàng năm nhưng vẫn còn hạn chế nên đồ dùng qua các tiết học đều cần chỉnh sửa, bổ sung thêm. Đồng thời, với sự phân hóa môn học nên học sinh đã bước đầu coi trọng môn học này, xem nhẹ môn học khác; học sinh phải chăm lo nhiều bài tập của nhiều bộ môn nên việc tham gia chuẩn bị cho tiết ôn tập còn rất hạn chế. Nếu như giáo viên không chú ý hướng dẫn thì học sinh khó có thể chuẩn bị bài tốt cho tiết ôn tập của mình. Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu 1. Khái quát phạm vi ngiên cứu: Căn cứ đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi và trình độ nhận thức kiến thức bộ môn Công nghệ của học sinh THCS. Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đều thấy rằng việc nâng cao chất lượng học tập học sinh trong tiết ôn tập cho học sinh là một biện pháp giáo dục tốt nhằm tạo điều kiện, cơ hội giúp các em học tốt môn học. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu Sau năm học 2012 – 2013, qua khảo sát thống kê, kiểm tra số lượng, chất lượng đồ dùng dạy học của bộ môn Công nghệ của học sinh khối 8 trường THCS Tôn Đức Thắng: STT Tên thiết bị Ghi chú 1 Bộ mẫu vật liệu cơ khí: 7 bộ 2 Hình chóp: 2 cái 3 Khối chữ nhật: 1 cái 4 Khối lục giác: 1 cái 5 Khối tam giác: 1 cái 6 Va li đựng dụng cụ thực hành truyền và biến đổi chuyển động: 7 va li 7 Mặt cắt khối trụ: 2 cái 8 Nguồn điện máy biến áp: 13 cái 9 Mẫu vật liệu kĩ thuật điện: 7 bộ 10 Mũi khoan: 3 bì 11 Keo vá xe: 4 hộp + giấy nhám 12 Khoan tay: 3 cáí 7 Về tâm lý chung thì học sinh chưa coi trọng bộ môn Công nghệ, chưa có ý thức học tập nghiêm túc. Qua theo dõi trong tiết ôn tập tôi còn nhận thấy các em bỏ qua nhiều nội dung kiến thức, thao tác kỹ thuật, bỏ bước trong quy trình, Đôi khi có học sinh làm bài vở của môn khác trong giờ Công nghệ. Qua thăm hỏi học sinh, tôi nhận thấy đa số các em chưa ôn tập kiến thức đã học hoặc tham gia thực hành cùng người thân để sử dụng các dụng cụ cơ khí sửa chữa đạp của mình, sử dụng đồ dùng điện ở gia đình đạt hiệu quả và tiết kiệm điện. Đây là việc cần hướng dẫn và khích lệ các em ôn tập kiến thức đã học trên lớp tốt và tự tin học tốt ở nhà. 3. Nguyên nhân - Một vài giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh nên thường hướng dẫn cho học sinh một số câu hỏi ôn tập một cách sơ sài nên không gây được hứng thú học tập cho học sinh, học sinh còn lúng túng khi tiếp xúc với câu hỏi thực tế, do đó kết quả học tập của học sinh không cao, - Một số giáo viên tỏ ra sốt ruột, vội vàng khi dành thời gian hướng dẫn học sinh ôn tập, hoặc chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá giỏi và không huy động được tất cả các đối tượng học sinh. - Học sinh xem môn Công nghệ là môn phụ, nên sự chuẩn bị kiến thức của học sinh cho từng bài học chiếm quá ít thời gian, học sinh chưa nắm vững phương pháp học nên việc tiếp thu kiến thức tổng hợp còn chậm, gây ảnh hưởng đến kết quả trong tiết ôn tập.. - Một số học sinh nhất là các học sinh yếu còn ỷ lại, nhằm dựa vào khả năng một số bạn bè có sức học tốt ở nhóm, ở tổ. - Đồ dùng trực quan cho tiết ôn tập còn hạn chế, chưa đảm bảo quá trình tự nghiên cứu - Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú. - Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ dạy học hiện đại của GV còn hạn chế. Ví dụ: Soạn giảng giáo án điện tử; sưu tầm tư liệu, tranh ảnh trên mạng - Thời khóa biểu sắp xếp ít phù hợp, nhiều giáo viên có bài dạy cùng thời gian nên không sử dụng đồ dùng được. Chương III: Giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài A. Cơ sở đề xuất các giải pháp Để kết quả học tập của học sinh có hiệu quả thì yêu cầu học sinh phải đảm bảo phản ánh được mục tiêu dạy học, tính toàn diện và hệ thống. Căn cứ vào mục tiêu của từng bài, từng chương, hệ thống các câu hỏi, bài tập và tình huống phù hợp với 3 mức độ: - Biết - Hiểu 9 - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bản đồ tư duy, bài tập.. - Chuẩn bị tư liệu mẫu. - Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy. - Tích hợp kiến thức liên môn vào môn Công nghệ 8 - Thu thập kết quả học tập của học sinh để đối chiếu và điều chỉnh phương pháp. C. Tổ chức thực hiện 1 . Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bản đồ tư duy, bài tập.. Ví dụ: Khi dạy tiết 13 “ Ôn tập chương 1 và 2” Giáo viên có thể dạy trình chiếu (POWERPOINT) dùng bản đồ tư duy để triển khai hệ thống các câu hỏi và bài tập: 11 + Câu hỏi ? 1. Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố nào ? 2. Nêu phạm vi ứng dụng của các phương pháp gia công kim loại ? 3. Tại sao trong máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động ? .. - Đối với các bài tập tôi gọi học sinh đọc nội dung từng bài tập 1, 2, 3, 4 /sgk. Giao hạn thời gian cho học sinh suy nghĩ và hoàn thành bài tập( 10’). Sau đó học sinh đại diện nhóm lên gắn kết quả bảng. Giáo viên đưa đáp án, học sinh nhận xét * Bài 1 : * Bài 2: * Bài 3: 13 - Khi dạy bài” Ôn tập” Tiết 27 để học sinh nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng và ứng dụng được trong thực tế tôi đã sử dụng “ Mô hình truyền và biến đổi chuyển động” như bộ truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền động xích, cơ cấu tay quay - thanh lắc, cơ cấu tay quay - con trượt. Tôi đã lắp ráp sẵn và cho chuyển động giúp các em thấy được tại sao cần phải truyền và biến đổi chuyển động? 15 học tiên tiến, hiệu quả vào giảng dạy. Tuy nhiên, với đặc trưng riêng của mỗi bộ môn và căn cứ vào tình hình điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục mà tôi chọn lọc và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với học sinh của mình và góp phần nâng cao chất lượng môn học. Với sự hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn của tổ chuyên môn, nhà trường và các cấp, qua thực tế giảng dạy tôi thấy mình tâm đắc và áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau: Phương pháp vấn đáp: đây là phương pháp được sử dụng khá nhiều trong các công việc: đặt vấn đề để vào bài, kiểm tra nhận thức – kĩ năng của học sinh, ghi nhận các thông tin phản hồi từ phía các em học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi thường sử dụng vấn đáp giải thích – minh họa nhằm làm sáng tỏ nội dung của yêu cầu ôn tập, cách vấn đáp này sử dụng cùng với đồ dùng trực quan rất có ích cho việc nghe – nhìn – hiểu – làm của các em. Ví dụ: khi ôn lại bài 29 Truyền chuyển động: qua mô hình tôi áp dụng phương pháp vấn đáp trong việc đặt vấn đề vào bài: GV: Tại sao trong máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động? HS: Vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.. - GV: Làm mẫu về truyền chuyển động đai trên mô hình Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn thì tôi ghi nhớ một nhận xét rất quý: “Nói cho tôi nghe – tôi sẽ quên Chỉ cho tôi thấy – tôi sẽ nhớ Cho tôi tham gia – tôi sẽ hiểu” bởi vì: “Ta nghe – ta sẽ quên. Ta nhìn – ta sẽ nhớ. Ta làm – Ta sẽ học được” Vì vậy, việc vấn đáp phải được sử dụng để gợi nhớ kiến thức cũ hoặc liên hệ kiến thức liên môn để gợi ý kiến thức mới, ... tránh hiện tượng vấn đáp các vấn đề chung chung hoặc không có liên quan đến mục tiêu của bài học hiện tại. 17
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_hoc_sinh_trong_ti.doc