Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS

doc 30 trang sklop8 30/06/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS
 Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 VẬN DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG MÔN TIẾNG ANH
 BẬC THCS
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Một số vấn đề chung
 Đã từ lâu Tiếng Anh là một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến 
trên toàn thế giới. Muốn tiếp cận và tìm hiểu tri thức của nhân loại trên thế giới 
thì ngoại ngữ là chìa khoá vạn năng để mở cánh cửa lâu đài chứa đựng muôn 
vàn điều kỳ diệu và bí ẩn mà chỉ có giỏi ngoại ngữ mới có thể khám phá được.
 Trong quá trình dạy học, dù bằng hình thức này hay hình thức này hay 
hình thức khác,dù bằng phương pháp này hay phương pháp khác thì mục đích 
cuối cùng của người dạy học vẫn là kết quả học tập của học sinh .Chính vì vậy, 
việc dạy và học các môn văn hóa nói chung và học ngoại ngữ nói riêng, người 
giáo viên phải cố gắng tìm ra phương pháp tốt nhất để truyền thụ bài giảng của 
mình tới học sinh một cách có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này không gì hơn 
là phải đổi mới phương pháp dạy học. 
 Dạy học theo phương pháp đổi mới đã tạo điều kiện cho giáo viên phát 
huy hết vai trò điều khiển, khả năng dẫn dắt, gợi mở, tổ chức, điều hành hoạt 
động dạy học có hiệu quả, giúp học sinh phát huy hết vai trò trung tâm, học tập 
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức và lĩnh hội tri 
thức để mở rộng tầm hiểu biết và ngày càng đam mê môn học. 
 Đối với việc dạy học ngoại ngữ, tính sáng tạo, tích cực, chủ động học tập 
của học sinh càng cần thiết vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm 
bắt các phương tiện giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp 
bằng chính năng lực giao tiếp của các em. 
 Phương pháp dạy học ngoại ngữ xét đến khả năng cuối cùng (đầu ra) là 
làm sao để học sinh có thể giao tiếp được với nhau, đó cũng chính là mục tiêu cơ 
bản đối với bất cứ ai học tiếng nước ngoài, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là 
phương tiện dạy .
 Để dạy môn học Tiếng Anh ngày càng sinh động, đạt kết quả cao và đáp 
ứng nhu cầu giao tiếp đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình, không ngừng 
nâng cao công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, thường xuyên nghiên cứu, vận 
dụng các phương pháp dạy học tích cực, khoa học và phù hợp. Bởi đặc thù của 
môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các 
em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình. Nhất là 
vùng nông thôn của chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rất ít kiến thức 
về môn Tiếng Anh .
 1/30 Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS
2. Lý do chọn đề tài
 Bên cạnh học các bộ môn khác ra, các em còn phải học bộ môn không 
phải là tiếng mẹ đẻ đó chính là thứ tiếng nước ngoài. Áp lực học tập qúa lớn đè 
nén lên các em vì chương trình học quá nặng. Chính vì vậy bản thân tôi luôn 
nghĩ rằng làm thế nào để học sinh vừa học lại vừa vui vẻ, giảm sự căng thẳng 
trong các tiết dạy và tôi nghĩ phương châm dạy học “Học mà chơi, chơi mà học” 
đã góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ về kiến thức 
mà còn tiến tới hoàn thiện cho học sinh về mọi mặt.
 Môn Tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính 
kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình 
thành ngôn ngữ mới
 Qua việc trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh, từ thực nghiệm tôi rút ra rằng 
dạy học qua một số trò chơi có thể gây hứng thú cho học sinh rất nhiều trong giờ 
học, đặc biệt là tiếng anh bậc THCS. Bởi mỗi giáo viên chúng ta biết rằng 
chương trình Tiếng Anh THCS cũ và đặc biệt là chương trình mới (chương trình 
tiếng anh thí điểm) tương đối khó và dài chính vì vậy mà thay đổi phương pháp 
truyền thụ qua một số trò chơi làm cho học sinh hào hứng hơn trong việc tiếp 
thu bài học của mình. Các trò chơi ngôn ngữ này có thể được xem là các kỹ 
thuật hay các hoạt động dạy học mới rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, 
không chỉ gây hứng thú cho người học mà còn cho cả lẫn người dạy. 
 Trong các trò chơi này, không ít khi bất ngờ xuất hiện năng khiếu nào đó ở 
học sinh bởi ở đó tất cả đều bình đẳng, chúng vừa sức và phù hợp với cả lớp, 
thậm chí cả học sinh yếu kém. Hơn thế nữa, nhiều khi một học sinh ít chuẩn bị 
lại có thể dẫn điểm trong trò chơi. Sự nhanh trí, thông minh, sự hiểu biết về sự 
vật, đối tượng. Cảm giác bình đẳng, bầu không khí hồ hởi, hấp dẫn, cảm giác 
vừa sức của trò chơi - tất cả các yếu tố đó tạo cho các em khả năng vượt qua tâm 
lý ngại ngùng thường cản trở việc sử dụng linh hoạt Tiếng Anh, điều này có ảnh 
hưởng rất tốt đến kết quả dạy học. 
 Chính những lí do trên cùng với quá trình dạy học môn tiếng anh ở THCS 
tôi đã chọn "Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS" làm 
sáng kiến kinh nghiệm cho mình .
3. Cơ sở lý luận
 Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và dựa trên những cơ sở lý luận dạy - học 
môn Tiếng Anh bậc THCS nói chung, quy định những nội dung thiết yếu trên 
các mặt: giáo dục, tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hoá và rèn luyện kỹ 
năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Các mặt nội dung này liên quan chặt chẽ với 
nhau, để thông qua hoạt động dạy học bằng trò chơi tạo nên ở mỗi học sinh một 
kỹ năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, giao tiếp tốt thông qua các chủ điểm của 
 3/30 Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS
6.2. Thời gian thực hiện: 
Nghiên cứu và Thực hiện trong 2 năm học trong năm học 2015-2016, 2016-
2017 và các năm tiếp theo. 
6.3. Khảo sát tình hình học sinh trước khi thực hiện
 Qua quá trình dạy học tôi đã phát hiện ra một số nét đặc trưng về ưu, 
nhược điểm của các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy.
 *Ưu điểm: 
 Hầu hết các em đều cùng lứa tuổi, gần nhà nhau, ngoan ngoãn . Một số em 
đã thể hiện rõ năng khiếu về môn Anh của mình .Các em này có lực học khá trở 
lên, nhất là lớp 8A các em có ý thức học tập và không khí học tập khá sôi nổi và 
hào hứng . Đó là điều mà bất kỳ giáo viên nào vào lớp cũng nhận ra!
 * Nhược điểm: 
 Lực học trong lớp chưa được đồng đều giữa các em học giỏi, khá, trung 
bình và yếu. Nhiều em thực sự lười học , chưa chú ý nghe giảng, vốn từ còn 
nghèo , phát âm chưa tốt nên không tự tin trong việc học Tiếng Anh, vì vậy giúp 
các em sôi nổi trong giờ Tiếng Anh đôi lúc còn khó khăn .
 Từ những điều tra này, tôi đã tìm ra những biện pháp thích hợp cho mỗi tiết 
dạy. Có thể có những phần nâng cao chỉ áp dụng được ở lớp có lực học khá, 
nhưng quan trọng nhất là làm sao để giờ dạy của mình cuốn hút được tất cả học 
sinh, đặc biệt là các em chưa quan tâm đến môn Tiếng Anh, để phát huy tính 
tích cực của các em và nhất là giúp các em có được không khí hào hứng, sôi nổi 
để tiếp thu bài.
6.4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Sĩ số Sôi nổi Bình thường Không sôi nổi
 Lớp SL % SL % SL %
 8A(24) 5 20.8 % 14 58.4% 5 20.8 %
 5/30 Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS
 Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, bài dạy để hiểu được dụng ý của 
tác giả, kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm bắt và áp dụng trò chơi mang 
tính rèn luyện phù hợp.
 Sử dụng triệt để những đồ dùng dạy học được cấp và đặc biệt thiết kế ra 
những đồ dùng thiết bị tự làm để áp dụng linh hoạt trong các trò chơi trong 
giờ ngoại ngữ .
 Thường xuyên trao đổi cùng đồng nghiệp thông qua các giờ thao giảng có 
áp dụng trò chơi và dự giờ hữu nghị để cùng tháo gỡ những vướng mắc trong 
quá trình giảng dạy và rút kinh nghiệm cho các giờ dạy sau.
 Quan tâm giúp đỡ học sinh học việc học và làm bài tập ở nhà cũng như ở 
trường. Năm bắt tâm lý, nứa tuổi, đối tượng học sinh để có phương pháp rèn 
luyện, trò chơi cho phù hợp.
- Một số nguyên tắc khi thiết kế trò chơi
 Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh chúng ta phải dựa vào 
nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi 
cho phù hợp . Xong muốn tổ chức được trò chơi trong việc dạy môn Tiếng Anh 
cho hiệu quả cao thì mỗi giáo viên Tiếng Anh phải có kế hoạch chuẩn bị chu 
đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
 + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục .
 + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
 + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với 
 khả năng người hướng dẫn và điều kiện cở sở vật chất của trường . 
 + Hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng và phải được chuẩn 
 bị chu đáo, kỹ càng .
 + Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với 
 học sinh .
- Cấu trúc của trò chơi học tập
 + Tên trò chơi .
 + Mục đích của trò chơi .
 Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào .
 Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế 
 trong trò chơi .
 + Đồ dùng trò chơi: Mô tả đồ dùng trò chơi được sử dụng trong trò 
 chơi học tập.
 + Luật chơi: Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi 
 được quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
 + Số lượng người chơi : Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong 
 mỗi trò chơi .
 7/30 Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS
 Ngoài các trò chơi mang tính truyền thống như: matching, hangman, 
bingo, shack attack, kim game, jumble words, net words, simon say, brainstorm, 
wordsquare, chatting, noughts and crosses, pelmanism, 
 Dựa vào một số nguyên tắc dạy học, tôi đã thiết kế ra các trò chơi phù 
hợp với đối tượng học sinh nhằm thay đổi không khí học tập, tránh sự nhàm 
chán, tạo cho học sinh thói quen và kĩ năng vận dụng nội dung bài học trong 
từng trò chơi. Tạo được sự sôi nổi trong khi chơi và phù hợp đối với học sinh 
đại trà mà vẫn tiết kiệm được khoảng thời gian luyện tập đó là: Drawings – Vẽ 
tranh; Hái hoa dân chủ - Equality picking flowers; Đấu trường tiếng anh 25s - 
English challenging 25s; Hành động kỳ quặc - showing guesture; Face to face 
(2F-mặt đối mặt); Điền vào chỗ trống - Mising words/Gap-fill; Mảnh ghép kỳ 
diệu - puzzle pieces; Trò chơi Tiếp sức – Relay race; Bông hồng tặng - Rose 
for teacher; Ai nhanh ai đúng - Who is right and quick?; Phần thưởng bí ẩn - 
Mystery reward ; ......
*Dưới đây là một số trò chơi minh hoạ thường được vận dụng linh hoạt vào 
các bài dạy tạo không khí sôi nổi trong giờ học:
2.1. Trò chơi 1: Mảnh ghép kỳ diệu - puzzle pieces
 1. Giáo viên viết ra một số câu, sau đó cắt chúng thành từng từ.
 2. Đặt mỗi câu đã bị cắt ở một vị trí riêng biệt (đảm bảo các từ đã được xáo 
 trộn). 
 3. Chia lớp thành các nhóm gồm 2, 3, hoặc 4 học sinh. Các đội sẽ phải sắp 
 xếp các từ trong câu của mình theo đúng thứ tự trong một khoảng thời 
 gian nhất định. 
 4. Đội chiến thắng là đội đầu tiên hoàn thành các câu của mình một cách 
 chính xác.
 5. Trao thưởng, khuyến khích, động viên,..
 Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi “Mảnh ghép kỳ diệu”
 9/30 Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS
Dùng một cây cảnh( hay còn gọi là cây hoa dân chủ) trên cây có gắn các bông 
hoa bằng giấy màu trong đó có ghi các câu hỏi bằng Tiếng Anh. Chẳng hạn: 
What is your name?...
- Cho các em chơi trong lớp, lần lượt từng em lên hái hoa . Em nào hái được hoa 
thì đọc câu hỏi cho cả lớp nghe rồi trình câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời 
đúng thì nhận được một phần thưởng của trò chơi. (một chiếc bút bi, một chiếc 
thước kẻ hoặc một tờ giấy mầu ......)
- Học sinh có thể xung phong lên bảng bốc thăm câu hỏi trên những bông hoa 
và trả lời hoặc ban tổ chức có thể gọi bất kỳ em nào lên bốc thăm....
- Khích lệ những em trả lời đúng và nhanh. Giáo viên nhận xét những lỗi mà học 
sinh mắc phải nếu có 
 Hình ảnh học sinh sôi nổi tham gia phần trò chơi “hái hoa dân chủ”
 Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi “hái hoa dân chủ”
2.4. Trò chơi 4: Đấu trường Tiếng Anh 25s - English challenging 25s
 11/30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_tro_choi_trong_mon_tie.doc