Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt các định lý và phương pháp chứng minh hình học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt các định lý và phương pháp chứng minh hình học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng linh hoạt các định lý và phương pháp chứng minh hình học
I .PHẦN MỞ BÀI 1. Lý do chọn đề tài a/ Lý do khách quan Trong thời điểm hiện nay, chúng ta đang nổ lực xây dựng và đẩy mạnh Công Nghiệp Hoá –Hiện Đại Hoá đất nước nhằm tiến tới một xã hội văn minh hiện nay, muốn vậy con người phải có trí thức chính vì vậy Đảng ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, từng bước có những cải cách giáo dục từ bậc mầm non đến đại học và sau đại học nhằm đua ra nền giáo dục nước nhà và phát triển ngang tầm khu vực. Trong chương trình giáo dục môn toán là môn quan trọng là thành phần không thể thiếu của nền văn hoá phổ thông của con người. Môn toán có tiềm năng có thể khai thác góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung, rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy và các phẩm chất tư duy của mỗi con người b/ Lý do chủ quan Qua 10 năm giảng dạy môn toán ở trường THCS, hiện tại tôi đang dậy ở trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Trường Tộ ở Phường Thống Nhất, Thị xã Buôn Hồ Tỉnh đắk lắk. Tôi nhận thấy rằng hầu hết các em học sinh học môn hình học còn yếu nhiều so với môn số học và đại số, chính vì vậy nên ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình dạy và học, đến chất lượng bộ môn,chất lượng đại trà của nhà trường, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến các em học sinh mà các em học sinh lại là nền móng thế hệ tiếp bước cho xã hội tương lai xây dựng đất nước. Vậy thì người giáo viên cần phải làm gì ? phải hiểu rõ được nhiệm vụ của mình cần phải làm gì? Trong quá trình giảng dạy thế nào ? để ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn hơn. Ngoài những quy tắc nhất định và cách chứng mình theo từng bước, từng tự cần luyện thành thạo, học sinh phải phát huy năng lực sáng tạo “Vận dụng linh hoạt giữa định lý và các phương pháp chứng minh’’. Để khắc phục khó khăn đó? trong quá trình giảng dạy như thế nào, hướng dẫn học sinh học như thế nào? Để ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn được tốt hơn. Mặc dù các cách giải một bài toán hình có rất nhiều, cách chứng minh cũng thiên biến vạn hoá. Vì vậy là một giáo viên dạy toán tôi muốn góp một phần bé nhỏ vào sự nghiệp trồng người nên mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm qua các năm giảng dạy ở môn toán đặc biệt là môn học hình học và qua tham khảo một số tài liệu, tôi xin đưa ra đề tài “ Vận dụng linh hoạt các định lý và phương pháp chứng minh hình học’’ . Đề tài này khi đến tay người đọc chắc còn thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp, chú ý nêu lên, có thể làm sáng tỏ đề tài, biến đổi cách giải, cung cấp tư liệu, để đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn. 2. Nhiệm vụ của đề tài Là đưa ra một số vấn đề để vận dụng các định lý và phương pháp chứng minh phải linh hoạt để giúp cho học sinh hiểu hơn về bộ môn hình học ở THCS, biến đổi một định lý, một bài toán phức tạp, thành một bài toán đơn giản hơn. Từ những kiến thức củ, suy ra kiến thức mới, biến khó thành dễ, từ một suy ra ba, liên hệ các bài tập cùng loại. 1 phương pháp chứng minh hay không chủ yếu là do việc làm này quyết định. Một bài tập dù khó đến đâu, sau các bước phân tích cần thiết, điều có thể biến đổi từng bước thành bài dể. Cứ như vậy sẽ đi đến chổ bài đã biến đổi thoả mãn điều kiện của đề bài ra thường dùng sơ đồ phân tích để làm điều đó và giúp cho học sinh giải quyết được bài khó. Từ một định lý, một bài toán ta cũng có thể định hướng dẫn dắt học sinh biết cách khai thác bài tạo ra nhiều bài toán tương tự và phát triển mở rộng hơn nửa và chính điều này sẽ tạo được nhiều hứng thú trong bộ môn toán. 2. Thực trạng của vấn đề Về ưu điểm Trường THCS Nguyễn Trường Tộ trước kia thuộc xã Thống Nhất huyện Krông Búk , nay là Thị xã Buôn Hồ, Phường thống Nhất. Qua 10 năm đổi mới của Thị Xã Buôn Hồ, nhờ có sự thay đổi đó nên càng ngày vẫn có sự thay đổi rõ nét trong đầu tư giáo dục. Được sự quan tâm của ngành, của địa phương, của quý bậc phụ huynh nên việc đầu tư về cơ sơ vật chất, về thời gian học tập của các em mỗi ngày có mỗi thay đổi. Đặc biệt nhờ có lớp học tăng buổi nên việc thực hiện những vấn đề được trình bày trên đây cũng thuận lợi hơn. Có nhiều thời gian hơn để người dạy và người học thực hiện vai trò . “Thầy phải luyện cái gì “ trò phải tập cái gì ? trong các buổi học hình. Mấy năm gần đây Bộ giáo dục đã đưa ra chương trình giải toán qua mạng, giúp một số em có điều kiện tự rèn luyện kiến thức và phát huy năng lực tư duy độc lập, rèn luyện tư duy sáng tạo tính tự giác học tập, phương phát giải toán nhanh, kỷ năng phát hiện tốt cách giải một số bài toán hình học phải nhanh và chính xác. Bên cạnh những mặt thuận lợi cũng có nhiều khó khăn vì hình học là phân môn dùng lý luận để suy diễn, thì phải dựa vào quy tắc suy diễn để tìm hiểu tính chất chung của không gian .....chính điều đó mà một ngày hai ngày không dể gì học sinh tiếp cận mà học được ngay bộ môn hình học mà đòi hỏi người giáo viên phải định hướng dẫn dắt các em phải biết vận dụng một cách linh hoạt các định lý và phương pháp chứng minh. Bên cạnh đó xã hội ngày càng tân tiến , công nghệ thông tin phát triển nên các em bị chi phối rất nhiều cho nhiều việc, như đá bóng, nghiện game, sử dụng điện thoại không đúng mục đích nên việc học của các em ngày càng bị giảm sút, có học nhưng không có hành nên kiến thức dần dần mất căn bản , không đủ kiến thức để giải quyết một số bài toán từ đơn giản, đến phức tạp, dẫn đến thấy bài tập, bài toán nào cũng khó ,đặc biệt môn hình học đa số các em để mất căn bản ở lớp dưới ,và không biết vận dụng một cách linh hoạt giữa các định lý và các phương pháp chứng minh hình học .Trong khi học hình học phẳng nói chung học sinh đều cảm thấy có ít nhiều khó khăn. Nghiên cứu nguyên nhân, tôi thấy có mấy điểm dưới đây. - Học sinh chưa có những khái niệm cơ bản rõ ràng . - SGK biên soạn tuần tự theo hệ thống lí luận, không tổng hợp từng loại làm cho người mới học khó nắm cách giải các bài toán. - Trong các SGK, các bài tập mẫu quá ít, hướng dẫn và gợi ý không đầy đủ nên khó tiếp thu và nghiên cứu. - Học sinh thường chỉ biết học “ vẹt “ các định lý và các qui tắc không biết vận dụng một cách linh động những định lý các quy tắc. 3 đầu tiên tạo hứng thú cho các em thích học môn hình học nhiều hơn, bằng các tình tự trong các tiết dạy như sau. Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết phải xác định rõ kiến thức, cơ bản và trọng tâm, biến đổi các định lý làm cho phương pháp chứng minh đơn giản và gọn hơn. Bước tiếp theo là tôi nghiên cứu các bài tập SGK soạn bài tập theo yêu cầu chuẩn kiến thức và trả lời những yêu cầu sau. Cách giải từng bài toán như thế nào? Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này ? Cách giải nào là cách giải thường gặp ? cách giải nào là cơ bản ? Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì ? Để giải được bài toán cần phải áp dụng những kiến thức lý thuyết nào đã học để giải. Mục đích và tác dụng của từng bài tập như thế nào ? Để trả lời những câu hỏi trên nhằm đảm bảo một tiết dạy trên lớp đến với các em học sinh một cách có hiệu quả, tôi tiến hành nghiên cứu từng nội dung theo trình tự các mẫu sau. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Từ kiến thức cũ suy ra kiến thức mới Trong quá trình học hình, ta có làm quen với một định lý quan trọng: ‘’đường phân giác của góc trong của một tam giác chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỷ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy’’. Phần chứng minh của định lý trong SGK chắc bạn đọc đã rõ. Nhưng có một số SGK xếp định lý này trước phần tam giác đồng dạng, nên phương pháp chứng minh khá phức tạp. Sau khi học các định lý về tam giác đồng dạng rồi, nếu bạn trở lại nghiên cứu định lý này bạn sẽ thấy phương pháp chứng minh định lý đó có phần dễ hơn ; bởi vì những định lý về tam giác đồng dạng không phải suy từ định lý này mà ra, nên cách chứng minh đó, về lý luận mà nói, không đến nỗi phạm sai lầm về mất hệ thống, đảo lộn thứ tự. Sau đây giới thiệu với các bạn một cách ngắn gọn hai phương pháp chứng minh mới của định lý này. 1) Từ C dựng đường thẳng song song với AB cắt AD kéo dài tại E. vì B· AD D· AC ; ·ADB C· DE nên ABD : ECD, ta suy ra AB : EC = BD : DC, Nhưng B· AD D· AC = D· EC nên EC = AC, thay vào tỷ lệ thức trên, ta có : AB : AC = BD : DC 5 A A A F D E E F G E D F B C D B B C H C (1) (2) (3) Hình vẽ của ba bài này tuy có khác nhau, nhưng quan sát kỹ, ta thấy cả ba hình đó đều có phần giống nhau như hình vẽ sau. Trong hình này, nếu biết Q· OP P· Ox , QP //Ox, thì có thể chứng minh Q· OP P· Ox Q· PO , và QOP cân, nghĩa là QP = QO. Ta có thể đặt thành một bài tập như sau. y Q O P x Từ một điểm trên đường phân giác của một góc dựng đường song song với một cạnh và cắt cạnh kia của góc, ta sẽ được một tam giác cân . Bài này, người mới học hình cũng chứng minh được. Làm được bài này, thì cả ba bài trên ta cũng làm được. Trong bài (1) hoặc (2) dùng phương pháp này có thể chứng minh được ED = BE, DF = CF, rồi đem cộng hay trừ hai đẳng thức này với nhau, ta sẽ chứng minh được hai bài tập đó. Trong bài (3) ta cũng dùng phương pháp trên, sẽ được EF = CF, FG = CF. So sánh hai đẳng thức này với nhau ta thấy EF = FG. Từ một bài toán ta có thể suy ra ba bài toán Chúng ta đã biết mỗi định lý đều có một định lý đảo, một định lý phản và một định lý phản đảo. Bốn định lý như vậy, thường có phương pháp chứng minh và cách dựng đường phụ giống nhau. Cho nên, nếu ta biết được phương pháp chứng minh một định lý rồi, gặp trường hợp phải chứng minh ba định lý kia, vẫn có thể áp dụng phương pháp trước chứng minh, làm cho ta đỡ mất công hơn. Sau khi chứng minh một định lý rồi, ta đi sâu nghiên cứu thêm ba cách biến đổi của nó, ta sẽ có một ấn 7 Phương pháp vẫn giống như trước. Ta chứng minh : Đặt giả thiết DB > AC thì AF > AC, được FG > GC đem trừ từng vế với FD = EC, ta được DG > GE. Từ đó AD > AC hay AD > BC. Bài tập hình học tuy nhiều, nhưng trong đó cũng có một số bài giống nhau về thực chất nội dung mà khác nhau về bên ngoài. Trong quá trình học tập, ta nên thường xuyên lưu ý, biết liên hệ những bài đó với nhau. Làm như vậy có một điều lợi là, đã làm được một bài, thì cũng làm được một bài khác cùng loại . Thí dụ như bài ba dưới đây tương ứng với ba hình sau 1) Chứng minh rằng tứ giác có bốn đỉnh là các trung điểm của bốn cạnh của một tứ giác là một hình bình hành. 2) Nối liền trung điểm của hai cạnh đối nhau với trung điểm của hai đường chéo của một tứ giác. Chứng minh tứ giác tạo thành là hình bình hành . 3) Cho tứ giác AKCL,AK,LC kéo dài cắt nhau tại B , AL, KC kéo dài cắt nhau tại D. Gọi E; F; G; H lần lượt là trung điểm của các đoạn AB, BC, CD, DA, Chứng minh tứ giác EFGH là hình bình hành . H D A A H D E E G G B B F F C C (1) (2) A H D G C K E F B (3) Trông bề ngoài, ba bài này hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất nội dung của chúng lại giống nhau vì những lý do sau: Nếu đem cạnh BC của tứ giác ABCD trong hình (1) quay 1800 xung quanh tâm B, ta sẽ được hình (2). Và nếu đem đổi Cµ của hình (1) bằng một góc lớn hơn 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_linh_hoat_cac_dinh_ly_va_phuo.doc