Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: "Nước xung quanh chúng ta" - Môn Hóa học Lớp 8

doc 35 trang sklop8 09/08/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: "Nước xung quanh chúng ta" - Môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: "Nước xung quanh chúng ta" - Môn Hóa học Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: "Nước xung quanh chúng ta" - Môn Hóa học Lớp 8
 Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: “Nước xung quanh chúng ta”- môn Hóa học lớp 8
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
 Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong 
việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng 
chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây 
dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy 
học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát 
triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở 
nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được 
thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng 
cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm 
chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư 
tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo 
dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp 
có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường 
phổ thông.
 Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan với nhiều môn 
học khác như: sinh học, toán học, địa lí, giáo dục công dân, vật lí...Do vậy việc 
vân dụng tích hợp trong giảng dạy hóa học có thể mang lại hiệu quả cao.
 Nhất là ở Trường THCS đối tượng học sinh đa số học sinh chưa có ý 
thức tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu nên để dạy một tiết học thành công lại càng 
khó, vì vậy cần tạo ra cho các em sự thích thú học tập để làm được điều đó thì 
việc dạy học tích hợp là cần thiết.
 Làm thế nào để trong thời lượng chương trình bó hẹp chỉ một tiết dạy, 
trên không chỉ một nhóm đối tượng học sinh , mọi giáo viên có thể vừa kiểm tra 
bài cũ, vừa khai thác xây dựng, hình thành các kiến thức mới, không những thế 
còn phải khắc sâu, mở rộng kiến thức mới cho học sinh , giúp các em vận dụng 
tốt các kiến thức mới khi giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc 
sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan, giúp học sinh có thêm 
hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày một yêu thích môn Hóa học hơn. Đây 
cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ 
lên lớp.
 Để góp phần khắc phục được các khó khăn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: 
“Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy chủ đề: “Nước xung quanh 
chúng ta”- môn hóa học lớp 8” nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả 
giảng dạy. 
2. Mục đích của đề tài
 1/35 Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: “Nước xung quanh chúng ta”- môn Hóa học lớp 8
 PHẦN II: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lí luận
1. Tổng quan về dạy học theo chủ đề 
1.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề 
- Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và mô 
hình dạy học hiện đại, nó là một trong nhiều chiến lược dạy học cụ thể hoá của 
mô hình dạy-tự học và quan điểm “lấy người học làm trung tâm”. GV không dạy 
học chỉ bằng cách truyền thụ tri thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực 
tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa 
thực tiễn. 
- Dạy học theo chủ đề là một trong các mô hình dạy học có khả năng đáp ứng 
được mục tiêu giáo dục của thời kì đổi mới. Mô hình dạy học mới này thay thế 
cho mô hình dạy học truyền thống bằng việc chú trọng những nội dung học tập 
có tính chất tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào 
học sinh và nội dung được tích hợp thành những chủ đề mang tính thực tiễn. 
- Dạy học theo chủ đề ở cấp THCS là sự cố gắng tăng cường sự tích hợp kiến 
thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều, là sự tích hợp vào 
nội dung học những ứng dụng kỹ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội 
dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. 
1.2. Dạy học theo chủ đề và dạy học truyền thống .
a) Điểm tương đồng: 
- Dạy học theo chủ đề và dạy học truyền thống vẫn coi trọng việc lĩnh hội một 
nội dung kiến thức nền tảng, vì thế dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có 
thể vận dụng vào thực tiễn hiện nay dễ dàng hơn các mô hình khác. 
b) Điểm khác biệt: 
Bảng 1.2. So sánh điểm khác biệt giữa dạy học truyền thống và dạy học theo chủ 
 đề.
 Dạy học truyền thống Dạy học theo chủ đề
1- Tiến trình học tập của Học sinh do 1- Các nhiệm vụ học tập được giao, 
GV (SGK) áp đặt. (GV là trung tâm). học sinh quyết định chiến lược học tập 
 với sự chủ động, hỗ trợ và hợp tác của 
 GV. (Học sinh là trung tâm). 
2- Phù hợp với phong cách tư duy não 2- Phù hợp với nhiều phong cách học 
trái: logic, tuần tự, chặt chẽ. khác nhau do học sinh được quyết định 
 một phần chiến lược học tập. 
3- Nếu thành công có thể góp phần đạt 3- Hướng đến các mục tiêu: phát triển 
 3/35 Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: “Nước xung quanh chúng ta”- môn Hóa học lớp 8
đủ các mục tiêu giáo dục môn học trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra cũng như 
các chiến lược dạy học hiện đại khác, dạy học theo chủ đề còn đặt mối quan tâm 
nhiều hơn đến sự phát triển của học sinh có các phong cách học tập khác nhau, 
quan tâm đến sự chuẩn bị cho học sinh đương đầu một cách thành công với sự 
phát triển không ngừng của thực tiễn. Do đó, dạy học chủ đề còn hướng đến các 
mục tiêu tích cực khác: 
- Phát triển hiểu biết về tiến trình khoa học và rèn luyện các kỹ năng của một 
tiến trình khoa học. 
- Phát triển tư duy bậc cao, nhằm phát triển khả năng suy luận, tổ chức kiến thức 
và tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc, có phê phán. 
- Rèn luyện các kỹ năng sống và làm việc của con người trong thời đại ngày 
nay: giao tiếp, hợp tác, quản lí, tự quyết định, tự đánh giá, tự điều chỉnh,  
- Chú trọng mục tiêu phát triển nhân cách đa dạng của cá nhân hơn là việc đạt 
tới các mục tiêu chung, cứng nhắc, bắt buộc, khuôn mẫu, áp đặt. 
1.3.2. Vai trò của GV 
• Dạy: dạy cho mọi người biết cách tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo. 
Trong dạy học theo chủ đề, GV tổ chức và hướng dẫn quá trình dạy- tự học. 
Thầy không còn là nơi độc quyền cung cấp kiến thức cho người học mà thầy 
luôn tạo ra cơ hội cho phép người học tự do theo đuổi những tư tưởng, khái 
niệm, kỹ năng, dưới sự tư vấn của thầy và thầy là người luôn tin cậy và tôn trọng 
họ, dạy họ cách tìm ra chân lí. 
- Thầy không nhất thiết phải dạy toàn bộ nội dung trên lớp mà cố gắng khai thác 
tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có của học sinh, giúp họ tự mình lĩnh 
hội kiến thức. Ngoài ra, GV trong chiến lược dạy học này không phải là người 
quyết định toàn bộ chiến lược học tập của học sinh, vì nhiều nhiệm vụ học tập 
được giao cho học sinh mà học sinh phải tự quyết định cách thức thực hiện 
nhiệm vụ đó. 
- Trong dạy học theo chủ đề, học sinh giữ vị trí trung tâm, nhưng không vì thế 
mà vai trò của GV bị giảm sút, nó chỉ thay đổi ý nghĩa: GV trở thành người cộng 
tác, tổ chức, hướng dẫn học sinh, là người trọng tài sáng suốt giúp học sinh xác 
định được chân lí, phát triển nhân cách và biết mình phải làm gì và tự giải quyết 
những vấn đề trong cuộc sống. 
1.3.3. Vai trò của học sinh 
• Học: tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo. 
- Người học là một chủ thể tích cực, chủ động tự mình tìm ra kiến thức bằng 
hành động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn, 
học thầy, học mọi người. Trong dạy học theo chủ đề cũng như các chiến lược 
 5/35 Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: “Nước xung quanh chúng ta”- môn Hóa học lớp 8
 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG 
 MÔN HÓA HỌC HIỆN NAY
 Hiện tại nền giáo dục của chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nền giáo dục “ứng 
thí” nên mục tiêu dạy và học môn Hóa học vẫn chưa định hướng đúng với vị trí 
của nó, việc dạy môn này chủ yếu theo yêu cầu trước mắt của học sinh là để thi 
tốt nghiệp, tuyển sinh vào đại học. Do vậy việc dạy học môn Hóa học mới dừng 
lại ở mức trang bị kiến thức. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và dạy học 
thử nghiệm tích hợp liên môn cho môn Hóa học chúng tôi nhận thấy có những 
thuận lợi và khó khăn nhất định.
1. Thuận lợi
 Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Hóa học được hiểu là người 
học có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của của nhiều môn học khác để giải quyết 
các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập bộ môn, quan điểm dạy học này hiện 
nay cần được áp dụng ở nhiều cấp học. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ 
mang lại nhiều lợi ích trong việc hình thành và phát triển năng lực hành 
động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh . Hóa học là môn khoa học ứng 
dụng, thực nghiệm, là môn khoa học của sự sống, kiến thức của môn Hóa học 
gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội Trong dạy học môn Hóa học có thể 
tích hợp giáo dục với nội dung như: giáo dục ý thức BVMT, giáo dục kỹ năng 
sống đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: sự biến đổi khí hậu toàn 
cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, sự già hóa dân số, hậu quả 
của nó với việc giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc 
sức khỏe
 Trong chương trình môn Hóa học ở trường THCS, học sinh có thể sử 
dụng kiến thức ở nhiều môn học “liên quan” để giải quyết một số vấn đề: tích 
hợp kiến thức môn Toán để hình thành kỹ năng tính toán, xử lý số liệu; môn 
Sinh học để giải quyết về vấn đề liên quan đến sự sống; môn Hóa họcđể giải 
quyết về đặc tính, tính chất Hóa họccủa các chất, các tia, vấn đề về năng lượng, 
trao đổi vật chất hay để giải thích dễ dàng cơ chế tác động của các chất đến sự 
sống; môn Địa lý để hiểu về các vấn đề về dân số, khí hậu giúp học sinh dễ dàng 
giải thích cơ chế của sự thích nghi, tiến hóa, mối quan hệ giữa Hóa họcvà môi 
trường; môn Văn học để đọc hiểu văn bản một cách chính xác và viết cho đúng 
ngữ pháp; môn Tin để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí nghiệm 
 Với những thuận lợi trên, chúng tôi nhận thấy so với các môn học trong 
nhà trường hiện nay thì môn Hóa họccó nhiều cơ hội hơn trong việc xác định và 
xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn, hay các chủ đề định 
hướng phát triển năng lực học sinh .
 7/35 Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: “Nước xung quanh chúng ta”- môn Hóa học lớp 8
dẫn của thầy cô còn chưa hợp lí nên không có thời gian để chuẩn bị cho các hoạt 
động học tập chủ đề của môn Hóa học.
 * Từ phía chương trình sách giáo khoa của môn Hóa học hiện nay: Được 
viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về 
kiến thức giữa các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớp học, nên khi 
tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện không 
có hiệu quả cao hoặc không thực hiện được.
 9/35 Vận dụng dạy học tích hợp với chủ đề: “Nước xung quanh chúng ta”- môn Hóa học lớp 8
- Phương pháp thiết kế bộ câu hỏi định hướng cho việc dạy và học một chủ đề là 
ý tưởng vận dụng sáng tạo chiến lược dạy học dựa trên dự án vào kiểu dạy học 
này. 
- Đối với GV và học sinh, mục tiêu của việc dạy và học sẽ trở nên cụ thể, dễ 
hiểu, dễ thực hiện hơn nếu ta biết được rằng việc dạy học cần giúp học sinh trả 
lời những câu hỏi khó đến mức độ nào, trong một chủ đề cụ thể phải làm được 
những công việc gì cụ thể. Do đó, một bộ câu hỏi định hướng cho một chủ đề cụ 
thể giúp ta có cơ sở đối chiếu với mục tiêu để biết rằng việc dạy có bám sát mục 
tiêu đặt ra hay không, việc học có đạt đến mục tiêu hay không. 
- Chiến lược dạy học dự án đưa ra khái niệm bộ câu hỏi định hướng là một ý 
tưởng hết sức sáng tạo mà các chiến lược dạy học khác có thể vận dụng. Vì thế, 
thiết kế bộ câu hỏi định hướng là một nhiệm vụ quan trọng của dạy học theo chủ 
đề, các câu hỏi này sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt nội dung và phương pháp làm việc 
cho toàn bộ chủ đề học tập. 
- Điểm mấu chốt của dạy học theo chủ đề là xây dựng bài dạy trên những câu 
hỏi để nâng cao kiến thức về nội dung chứ không phải đơn giản chỉ dạy những 
câu trả lời có sẵn trong SGK. Thiếu những câu hỏi như thế này trong bài dạy sẽ 
làm GV dễ rơi vào tình trạng dạy học một cách hời hợt, nông cạn và không có 
mục đích. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho chủ đề học thập thực chất là sự 
cụ thể hoá những mục tiêu cần đạt được. Khi đó, việc học tập của học sinh được 
định hình bởi những yêu cầu cụ thể và việc giải quyết tốt các yêu cầu đó cũng có 
nghĩa là thực hiện được mục tiêu của quá trình dạy học. 
- Yêu cầu của kiểu dạy học theo chủ đề là học sinh trong quá trình học phải tự 
mình thực hiện các nhiệm vụ học tập, giải quyết các vấn đề. GV sẽ hướng dẫn 
học sinh giải quyết các vấn đề bằng cách thiết kế bộ câu hỏi theo nhiều mức độ 
từ dễ đến khó dựa vào mức độ tư duy của học sinh từ thấp đến cao theo cách 
phân loại của Bloom. Những câu hỏi đó là những câu hỏi có thể chỉ đạo bài dạy 
và thu hút học sinh khai thác các ý trọng tâm của chủ đề. 
- Bộ câu hỏi định hướng bao gồm: các câu hỏi khái quát (CHKQ), câu hỏi bài 
học (CHBH) và câu hỏi nội dung (CHND). 
a) Câu hỏi khái quát:
- Đó là loại câu hỏi có tính chất rất mở và thường thể hiện tính chất liên môn mà 
khi chưa học hết phần nội dung tương ứng học người học chưa thể trả lời hoặc 
có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau và còn thiếu tính thuyết phục, khi học 
xong phần kiến thức tương ứng người học vẫn có thể trả lời bằng nhiều phương 
án, ở nhiều mức độ khác nhau (câu hỏi chung cho một môn học, một phần, một 
chương là các câu hỏi khái quát nhưng có mức độ khái quát khác nhau). Để trả 
 11/35

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_day_hoc_tich_hop_voi_chu_de_n.doc