Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn

doc 19 trang sklop8 06/06/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn
 ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn
 A. Đặt vấn đề
 I. Cơ sở khoa học
 ứng dụng công nghệ tin học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng vào 
hoạt động giảng dạy, học tập đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. 
Thực tế đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình 
dạy học. Giáo viên tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin làm cho giờ dạy trở nên 
thú vị và hấp dẫn, học sinh hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tìm tòi học hỏi.
 II. Tính cần thiết của sáng kiến kinh nghiệm
 Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi 
mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ 
giúp của các phương tiện dạy học hiện đại.
 ở nhà trường THCS công nghệ thông tin đã được sử dụng vào các bộ môn tự 
nhiên như: toán, lí, hóa...với các phần mềm: Paintbrush, Autocad, VCD Cutter, 
Powerpoint, Proshow.. Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, với đặc thù của bộ môn, các 
đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa 
không nhiều lại tối màu, khó quan sát và cảm nhận nhất là các phân môn đựơc coi là 
“khô khan” như tập làm văn và tiếng Việt. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên giáo 
viên phải chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh, đồ dùng dạy học minh họa rất vất vả mà hiệu 
quả chưa được cao.
 III. Mục đích 
 Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8, tôi không khỏi băn khoăn, suy 
nghĩ: “Làm thế nào để xây dựng được một giờ dạy Ngữ văn tốt nhất vừa đáp 
ứng được yêu cầu của môn học, vừa phù hợp với học sinh của mình để các em 
có hứng thú khi học môn này, yêu văn và tìm thấy niềm say mê đối với bộ 
môn”? 
 Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của phòng giáo dục huyện Thanh Trì cũng như của 
nhà trường, tôi đã được tham dự lớp bồi dưỡng tin học do phòng giáo dục tổ chức. 
Từ những điều đã tiếp thu được, tôi nhận thấy cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ 
 1 ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn
 B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận
 Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm vào thiết kế và giảng dạy Ngữ 
văn là một trong những phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để đem lại kết 
quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin 
phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà 
trường của cả giáo viên và học sinh.
II. Thực trạng vấn đề
 Trước đây, trong các tiết dạy Ngữ văn, tôi đã sử dụng phương tiện hiện đại 
như máy chiếu Overhead, kết hợp với băng hình, máy ghi âm...rất cồng kềnh, vất vả 
nhưng hiệu quả chưa cao. Từ khi làm quen với tin học và tiếp cận với phần mềm 
Violet tôi nhận thấy Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn 
ngữ giao tiếp và phần phụ trợ đều bằng tiếng Việt, nên rất phù hợp với giáo viên 
không giỏi tin học và ngoại ngữ. Violet cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công 
thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim, hoạt hình 
Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các 
hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng. Với 
những tính năng trên khi thể hiện bài giảng được thiết kế với phần mềm này, giờ học 
sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ sở 
để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập.
 Violet cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (skin) giáo viên có thế lựa chọn 
các giao diện khác nhau cho bài giảng, tuỳ thuộc vào bài học, môn học và ý thích 
của giáo viên (trên 10 giao diện).
 Với giao diện trắng thì bài giảng chỉ có 2 nút Next, Back ở dưới bên phải để 
chuyển đổi giữa các trang màn hình.(chức năng tương đương như Powerpoint), các 
tư liệu trong giao diện sẽ được hiển thị to hơn, tuy nhiên việc theo dõi và thay đổi 
các mục sẽ khó khăn hơn.
 3 ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn
của mình thông qua Internet ở mọi nơi mọi lúc mà không cần mang theo đĩa mềm, 
USB hoặc đĩa CD. 
 Việc sử dụng phương tiện hiện đại một cách hợp lý, khoa học sẽ rút ngắn 
khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành và làm cho quá trình nhận thức của học 
sinh được cụ thể hơn. Các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ chính xác hơn đồng 
thời củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ bản cho các em.
III. Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Violet trong thiết kế và giảng dạy Ngữ văn
III.1. Các bước tiến hành: Khi thiết kế bài giảng Ngữ văn, cũng như Powerpoint tôi 
có thể tiến hành một số bước như sau:
Bước 1. Tạo trang bìa: Tạo trang bìa giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, 
tên giáo viên giảng dạy...) đây là màn hình không có giao diện ngoài (nội dung 
phóng to toàn màn hình). Vào đầu tiết học, phần mềm bài giảng chỉ hiện trang bìa, 
khi tiết dạy bắt đầu chỉ cần click chuột, lúc đó nội dung bài giảng sẽ hiện ra.
ví dụ:
 Chiếc lá cuối cùng
 (O. Hen-ri)
 Giáo viên: ........
 Trường : 
Việc thiết kế trang bìa giáo viên có thể sử dụng các file hình ảnh, âm thanh (nhạc) 
có sẵn, sử dụng tranh vẽ, video, hoặc tận dụng ngay tranh vẽ có trong sách giáo 
khoa (đã qua sử lý màu sắc, hình ảnh bằng photosop) làm nền cho trang bìa. Cách 
làm này có thể khắc phục nhược điểm của tranh ảnh đen trắng trong sách giáo khoa.
 5 ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn
2. Giới thiệu bài mới (tuỳ theo phân môn) giáo viên có thể sử dụng hình ảnh có liên 
quan đến nội dung bài học, đó là những tranh ảnh, phim động cho học sinh xem, 
quan sát từ đó giới thiệu nội dung bài học để tạo tâm thế cho học sinh.
 Ví dụ: Khi dạy bài Nhớ rừng (Thế Lữ) Tôi sử dụng cảnh quay con hổ đang 
nằm trong lồng sắt ở công viên Thủ Lệ kết hợp với âm nhạc phù hợp cho học sinh 
quan sát, sau đó đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài. 
 Hình ảnh trực quan sinh động giúp tôi vào bài mới tự nhiên hơn và đặc biệt 
gây hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu tác phẩm.
Ví dụ. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
 Tìm hiểu khái quát văn bản.
  Giới thiệu về tác giả tác phẩm, ta có thể đưa chân dung nhà văn, một số 
 tác phẩm tiêu biểu và vài nét về tác giả, tác phẩm.(chọn ảnh màu nhằm tác 
 động tới trực quan của học sinh) 
  Đọc tác phẩm giáo viên sử dụng các bài đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật 
 từ các đĩa CD, VCD được cung cấp hay ghi âm chính giọng đọc chuẩn của 
 mình, của đồng nghiệp trong trường vào bài dạy. Việc sử dụng âm thanh 
 Violet rất tiện dụng vì ta có thể tạo một công cụ để tắt, mở, điều chỉnh âm 
 thanh to hay nhỏ, nhanh hay chậm... trên chính trang bài giảng đang sử dụng.
 Ví dụ: Dạy bài “Khi con tu hú” (Tố Hữu) tôi sử dụng bài đọc diễn cảm trong 
 đĩa CD (BGD phát hành) sau đó yêu cầu học sinh đọc. Bài đọc diễn cảm trên 
 nền âm nhạc đựơc thể hiện cùng lúc màn hình chiếu toàn bộ tác phẩm có tác 
 dụng trực tiếp tới nhận thức và tình cảm của các em hơn hẳn so với đọc 
 “chay”
Ví dụ. Hoạt động 3. (Tổng kết, luyện tập) 
*Tổng kết: Giáo viên có thể đưa các dạng biểu bảng sơ đồ tổng hợp lên màn hình để 
học sinh tiện theo dõi từ đó rút ra nội dung ghi nhớ.
Ví dụ : Dạng biểu bảng, sơ đồ
 Hệ thống lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học” (La Sơn Phu Tử Nguyễn 
Thiếp)
 7 ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn
 Khi tiến hành loại bài tập này, ta chỉ cần click vào câu hỏi, trên màn hình hiện 
ra ô nhập liệu. Sau khi lựa chọn câu trả lời, click vào Enter đáp án đúng sẽ hiện trên 
ô chữ, nếu đáp án sai thì màn hình thông báo bạn sai rồi phải làm lại. 
 Bứơc3 Đóng gói bài giảng
 Thiết kế bài giảng xong giáo viên thực hiện thao tác đóng gói bài giảng. Xuất 
bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE coppy vào đĩa mềm, USB, hoặc đĩa 
CD để thuận lợi cho việc sử dụng trên mọi máy vi tính.
Lưu ý
 Khi thiết kế bài giảng nên sử dụng kiểu chữ, fonts chữ, màu nền hoặc vẽ 
thêm các hình ảnh minh hoạ cho phù hợp với bài dạy nhằm mục đích nhấn vào 
những nội dung quan trọng của vấn đề, qua đó khắc sâu kiến thức cơ bản.
 Lựa chọn kiểu hiệu ứng chuyển động cho chữ viết và hình ảnh thêm sinh động 
hấp dẫn.
 Với cách chuẩn bị như vậy, tôi thấy giờ dạy luôn đạt hiệu qủa cao, còn giáo 
viên chủ động lựa chọn nội dung thích hợp để đổi mới phương pháp dạy học.
III.2 Bài dạy minh hoạ.
 Tiếng Việt là một phân môn có nhiều bài tập, với sự hỗ trợ của phần mềm 
Violet, bên cạnh việc sử dụng các bài tập trong sách giáo khoa hoặc tự thiết kế các 
bài tập theo ý mình, tôi còn sử dụng các kiểu dạng bài tập có sẵn trong Violet để 
đem lại hiệu quả cho tiết học. 
Tuần 22
Tiết 86 Tiếng Việt 
 Câu cảm thán
 Sau khi thiết kế giáo án, bài giảng sẽ được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể 
trên giao diện như sau:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và gíơi thiệu bài mới
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động 3: Luyện tập 
 9 ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn
 Kiểu bài tập này có kết quả ngay cho từng phương án. Nếu phương án chọn là 
đúng bài tập tự đánh dấu “V” đỏ kèm theo tiếng vỗ tay và bên dưới có hàng chữ 
“Hoan hô, bạn đã trả lời đúng. Nếu phương án chọn sai đáp án tự hiện dấu “X” 
xanh, bên dưới có hàng chữ “ Rất tiếc, bạn đã sai rồi” (lúc đó cần làm lại) Mỗi lần 
có câu trả lời đúng học sinh cả lớp vỗ tay tạo nên không khí sôi nổi trong giờ học.
2. Giới thiệu bài mới. (Giáo viên kết thúc kiểm tra và giới thiệu bài mới) 
 Lúc này trên màn hình hiện lên trang bìa của bài giảng.
 Tiếng Việt
 Tiết 86
 Câu cảm thán
 Giáo viên: 
 Trường : 
 Hoạt động 2.
 Hình thành kiến thức mới
 Click trỏ chuột vào hoạt động 2. Các đề mục sẽ lần lượt hiện trên màn hình, 
giáo viên đưa ra yêu cầu, học sinh nêu ý kiến; giáo viên nhấn chuột chạy hiệu ứng, 
những từ ngữ câu trong đoạn văn (thơ) sẽ nhấp nháy và lần lượt đổi màu theo phát 
hiện của học sinh. Nhờ đó, kiến thức cơ bản được khắc sâu một cách thật dễ dàng. 
Bài học trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, thu hút học sinh, tạo tâm lý cho các em tiếp thu lĩnh 
hội kiến thức dễ dàng hơn.
 11 ứng dụng phần mềm Violet vào thiết kế & giảng dạy môn Ngữ văn
 Nhận xét: 
 • Các câu cảm thán:
 - Hỡi ơi lão Hạc ! 
 - Than ôi !
 • Đặc điểm hình thức
 - Từ ngữ cảm thán: hỡi ơi, than ôi
 - Dấu câu: dấu chấm than (!)
 • Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
 2. Ghi nhớ:
 - Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, 
 chao ơi (ôi), trời ơi ! thay, biêt bao, xiết bao, biết chừng nào, ...
 - Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người 
 viết); xuất hiên chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn 
 chương.
 - Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.(!)
Bài tập nhanh:
 • Học sinh đánh dấu X vào ô trống đầu dòng những phương án lựa chọn và giải 
 thích vì sao. Khi có kết quả lựa chọn đúng hay sai đều có hiệu ứng trên bài 
 tập. 
 Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán? Vì sao?
  Chao ôi! Mùa xuân xinh đẹp đã về!
  Biết bao buổi chiều tôi đứng chờ bạn!
  Đẹp thay non nước Nha Trang!
  Cái áo mới đẹp làm sao!
  Ôi, cây hoa héo mất rồi!
 Làm lại
 Học sinh đánh dấu X vào ô trống đầu dòng những phương án lựa chọn và giải 
thích vì sao(lựa chọn đúng hay sai đều có hiệu ứng trên bài tập)
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phan_mem_tailieu_trong_thiet.doc