Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trong môn Vật lí THCS

doc 28 trang sklop8 16/04/2024 1221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trong môn Vật lí THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trong môn Vật lí THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phương pháp dạy học mới trong môn Vật lí THCS
 UBND HUYỆN BA VÌ
 TRƯỜNG THCS THỤY AN
“ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY 
HỌC MỚI TRONG MÔN VẬT LÍ THCS”
 Môn/ lĩnh vực: Vật Lí
 Cấp học: THCS
 Tên tác giả: Phạm Thị Thu Hương
 Đơn vị công tác: Trường THCS Thụy An, Ba Vì, Hà Nội
 NĂM HỌC 2021 - 2022
 MỤC LỤC 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài.
 Để chất lượng giáo dục ngày càng phát triển, việc không ngừng đổi mới, 
nâng cao chất lượng dạy và học luôn được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. 
Trong số đó, việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được đặt ra hàng 
đầu hiện nay.
 Tuy vậy, chất lượng giáo dục hiện nay nói chung còn thấp, chưa đáp ứng 
được mục tiêu mà ngành giáo dục đã đề ra. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng 
không được như mong muốn có rất nhiều. Song vấn đề mấu chốt hiện nay vẫn là 
phương pháp dạy học, sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở một số giáo 
viên còn thấp chủ yếu vẫn là thông báo kiến thức định sẵn, cách học thụ động 
sách vở, vẫn là “Thầy đọc – trò chép”, cách giáo dục này đều lấy người giáo 
viên làm trung tâm. Kiểu học như vậy sẽ làm học sinh thụ động tiếp thu, ghi 
nhớ, nhắc lại, rập khuôn kiến thức dẫn đến học sinh không thể phát triển khả 
năng của mình được, cũng không thể tự tin vào bản thân, tỏ ra yếu kém khi phải 
hoạt động sáng tạo, khi phải giải quyết những vấn đề mới của thực tiễn.
 Với môn Vật lý THCS, nội dung kiến thức các bài dạy gắn liền với thực tế 
đời sống. Qua các hoạt động thực tiễn để hình thành kiến thức và từ kiến thức 
quay trở lại vận dụng vào thực tiễn. Trong các tiết dạy, để học sinh chủ động 
chiếm lĩnh tri thức, giờ học sôi nổi, sinh động, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ 
lực, khéo léo phối hợp linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực 
theo hướng đổi mới phát triển năng lực học sinh.
 Chính vì những lý do nêu trên tôi nhận thấy rằng đã đến lúc chúng ta nên 
đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây tôi đã mạnh dạn sưu 
tầm tài liệu về các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Vật 
lí nói riêng, cộng với quá trình giảng dạy và được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đã 
tạo điều kiện giúp tôi viết thành đề tài “Ứng dụng một số phương pháp dạy học 
mới trong môn Vật lí THCS ”. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
 Đề tài tìm và chọn ra một số phương pháp dạy học mới, phù hợp đặc trưng 
của bộ môn Vật lí cấp THCS, trong đó có sự kết hợp với các phương pháp khác, 
qua đó giúp bản thân tôi có cơ sở và định hướng tốt và vững hơn khi dạy học 
môn Vật lí. Áp dụng đề tài này thường xuyên sẽ tạo cho học sinh có thói quen 
học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức, giúp các 
em hứng thú hơn khi học Vật lí, bước đầu làm quen với bộ môn Vật lí thực 
nghiệm. 3
 Phương pháp quan sát: Ghi nhận, thu thập thông tin về cơ sở vật chất và 
phương tiện dạy học tại trường sở tại và một số trường trên địa bàn huyện.
 Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo, 
đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học sinh sau mỗi giờ dạy để rút kinh nghiệm.
 Phương pháp phân tích số liệu: Từ những số liệu khảo sát sẽ phân tích và 
đưa ra những kết luận.
 Phương pháp sử dụng toán học: Sử dụng toán thống kê để chuyển kết quả 
khảo sát thành các số liệu cụ thể làm cơ sở cho việc phân tích.
 5.2. Nội dung nghiên cứu.
 Đề tài nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Vật 
lí. Gồm các phương pháp sau đây:
 + Phương pháp dạy học theo nhóm.
 + Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
 + Sử dụng trò chơi trong dạy học Vật lí. 5
 Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, chưa thật sự 
được quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề thực 
tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp.
 Đối với một số giáo viên có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực 
nhưng kết quả chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được tinh thần thực sự 
“đổi mới”. 
 * Đối với học sinh:
 Về phía học sinh còn thói quen thụ động, ghi nhớ và tái hiện một cách máy 
móc, rập khuôn, chưa chủ động tìm tòi, khám phá, lười suy nghĩ, ngại phát biểu. 
Một bộ phận học sinh có ý thức học tập không tốt, lười học, thường xuyên 
không thuộc bài, không làm bài tập, mất trật tự trong giờ học, vi phạm nội quy.
 * Nguyên nhân của tình trạng trên đựơc thể hiện ở một số điểm sau:
 Một phần giáo viên áp dụng chưa thật hợp lí hoặc máy móc không cải biến 
hoặc áp dụng chưa thật phù hợp với loại bài dạy, phần dạy làm giờ học chưa thu 
hút được sự chú ý của học sinh. Trong phương pháp cụ thể nào đó giáo viên 
chưa xác định chính xác các bước đi, giáo viên chưa tận dụng triệt để đồ dùng 
dạy học, đồ dùng thí nghiệm.
 Trong quá trình dạy giáo viên chưa thực sự là người điều khiển dẫn dắt học 
sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Do vậy học sinh chưa được và chưa có thói quen 
phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, phát triển tư duy mới.
 Kết quả của sự dạy và học đó làm cho giáo viên không có thói quen và kĩ 
năng trong phương pháp dạy học tích cực còn học sinh học tập chưa trở thành 
chủ thể của việc tiếp nhận thức kiến thức mới.
 2.1.3. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài tại lớp 8A, 8C năm 
học 2021 - 2022
 Khi chưa áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi nhận thấy rằng học sinh tiếp 
nhận kiến thức thụ động, máy móc, không được phát triển về tư duy tích cực, 
chủ động, sáng tạo. Học sinh có thể nhớ và thuộc kiến thức nhưng không hiểu 
sâu bản chất của kiến thức, vận dụng kiến thức không linh hoạt, nhạy bén, khả 
năng thực hành của các em chưa cao. Sau đây là minh chứng kết quả khảo sát 
đầu năm học 2021-2022 khi chưa áp dụng đề tài.
 Giỏi Khá Trung bình Yếu
 STT Lớp Sĩ số
 SL % SL % SL % SL %
 1 8A 38 12 31,6 20 52,6 6 15,8 0 0
 2 8C 40 10 25 22 55 8 20 0 0 7
 Căn cứ vào đặc điểm của nhà trường và đối tượng học sinh, tôi đã lựa chọn 
 ra ba phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của hoạt động dạy và học 
 môn Vật lý tại trường THCS.
 3.2.1. Phương pháp dạy học theo nhóm.
 * Hiệu quả khi áp dụng phương pháp này là gì?
 + Phương pháp dạy học theo nhóm tạo môi trường thuận lợi giúp học sinh 
 phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học.
 + Khi hoạt động nhóm, học sinh muốn có ý kiến đóng góp thì các em phải 
 hoạt động, phải suy nghĩ nghiên cứu vấn đề sau đó trao đổi, bổ sung và học hỏi 
 kiến thức của nhau. Những học sinh yếu kém được học tập ở những bạn giỏi 
 hơn, và những học sinh khá, giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà 
 còn giúp đỡ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hình thành 
 cho các em tinh thần tự chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập và 
 trải nghiệm.
 + Hoạt động theo nhóm còn giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng 
 ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng 
 giải quyết mâu thuẫn...Qua đó, giúp học sinh tự tin trong học tập, năng động, 
 mạnh dạn hơn trước tập thể.
 * Hoạt động của nhóm được thực hiện theo 3 bước sau: 
 Bước 1: Xây dựng nhóm.
 + Giáo viên nêu vấn đề cần nghiên cứu, sau đó chia lớp thành các nhóm 
(số lượng thành viên trong nhóm phụ thuộc vào tình hình lớp học).
 + Các nhóm nhận nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.
 + Giáo viên dự kiến thời gian hoạt động của nhóm.
 Bước 2: Hoạt động nhóm.
 Trong nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
 + Trưởng nhóm có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động của nhóm, lập kế 
hoạch làm việc.
 + Các thành viên trong nhóm có trách nhiệm nghiên cứu, đóng góp ý 
kiến, sau đó thảo luận để thống nhất kết quả.
 Bước 3: Trình bày, đánh giá kết quả.
 + Các nhóm lên thuyết trình trước lớp.
 + Các nhóm đặt câu hỏi phản biện nếu vấn đề chưa rõ.
 + Giáo viên tổng kết kiến thức.
 3.2.2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
 * Hiệu quả khi áp dụng phương pháp này là gì? 9
 Bước 4: Nghiên cứu sâu thêm giải pháp
 Các học sinh tìm hiểu khả năng ứng dụng các kết quả, đề xuất các vấn đề 
liên quan, khái quát hóa và lật lại vấn đề.
 3.2.3. Sử dụng trò chơi trong dạy học Vật lí.
 * Hiệu quả khi áp dụng phương pháp này là gì?
 + Trò chơi sẽ làm thay đổi không khí học tập của lớp, làm cho không khí 
trở nên dễ chịu, thoải mái hơn. Học sinh sẽ thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái và 
khoẻ hơn sau một quá trình tập trung cao vào việc tiếp nhận kiến thức.
 + Khi tham gia trò chơi, các em phải hoạt động, phải suy nghĩ nghiên cứu 
vấn đề, khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân, vận dụng các kiến thức, kĩ năng 
đã học vào các tình huống trò chơi.
 + Trò chơi học tập đưa ra đa dạng về chủ đề, về phương pháp, về cách chơi 
nên có tác dụng khích lệ tinh thần học hỏi của tất cả các đối tượng học sinh 
trong lớp.
 + Các trò chơi có nội dung toán học lý thú, bổ ích phù hợp với nhận thức 
của các em. Thông qua trò chơi, giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức, 
hiểu bài một cách chắc chắn dễ dàng hơn và đặc biệt thích học môn Toán.
 + Bên cạnh đó trò chơi học tập còn tạo cho các em khả năng quan sát tốt, 
tinh thần đoàn kết, giao lưu trong tổ, lớp tạo tính chủ động, tự tin, mạnh dạn, 
sáng tạo cho các em. Mặt khác trò chơi học tập là con đường thuận lợi để học 
sinh khắc sâu kiến thức khi học.
 * Tổ chức trò chơi trong giờ học được thực hiện theo 5 bước sau: 
 Bước 1: Giới thiệu trò chơi
 + Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, sau đó chia lớp thành các đội chơi (số 
lượng thành viên trong đội phụ thuộc vào tình hình lớp học).
 + Giáo viên dự kiến thời gian tổ chức trò chơi.
 Bước 2: Hướng dẫn trò chơi
 + Giáo viên giải thích rõ ràng nội dung chơi, luật chơi và chơi thử (nếu cần).
 Bước 3: Thực hiện chơi
 + GV cho HS thực hiện trò chơi. 11
một bức tranh bí ẩn bị che khuất 
bởi bốn mảnh ghép. Để mở mỗi 
mảnh ghép các em cần phải trả lời 
đúng nội dung các câu hỏi dưới 
mỗi mảnh ghép đó. 
 - HS: Chọn mảnh ghép 
- GV: Yêu cầu học sinh lựa chọn và trả lời câu hỏi:
mảnh ghép, trả lời câu hỏi để tìm ra 
bức tranh bí ẩn.
 1. Mảnh ghép số 1: Áp 
 lực là gì?
 2. Mảnh ghép số 2: 
 Nêu đơn vị của áp suất?
 3. Mảnh ghép số 3: 
 Nêu công thức tính áp 
 suất?
 4. Mảnh ghép số 4: 
 Nêu cách làm tăng áp 
 suất?
Đáp án:
 + Mảnh ghép số 1: Áp lực là lực 
ép có phương vuông góc với mặt bị 
ép.
+ Mảnh ghép số 2: Pa hoặc N/m2
 F
+ Mảnh ghép số 3: p 
 S
 + Mảnh ghép số 4: Tăng p: Tăng 
F, giảm S
* Bức tranh xuất hiện đầy đủ
 - HS quan sát và đoán 
 hình. 13
- GV: Nhận xét kết quả hoạt động cáo trước lớp
của các nhóm. 
- GV: Nếu thay nước bằng các chất 
lỏng khác như xăng, dầu ...ta thu 
được kết quả tương tự.
- GV: Kết quả thí nghiệm là gợi ý * Kết luận: 
giúp HS hoàn thiện kết luận SGK. - HS hoàn thiện kết 
 luận. Chất lỏng 
- GV chốt lại kiến thức. không chỉ gây 
 ra áp suất lên 
- GV: “ Chất lỏng có gây ra áp thành bình mà 
suất lên vật giống như chất rắn - HS trả lời: lên cả đáy 
không?” bình và các vật 
 ở trong lòng 
- GV nhấn mạnh: Chất rắn tác dụng 
 chất lỏng.
áp suất lên vật theo một phương là 
phương vuông góc với mặt bị ép 
còn chất lỏng gây ra áp suất lên vật 
theo mọi phương.
GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ từ - HS lấy VD:
thực tế có sự tồn tại của áp suất 
chất lỏng.
 II. Tìm hiểu công thức tính áp suất chất lỏng (khoảng 17 phút)
- GV: “Em hãy nhắc lại công thức - HS trả lời: II. Công thức 
tính áp suất?” tính áp suất 
 F
 p chất lỏng.
- GV giới thiệu: Trên bàn có đặt S
một bình trụ đựng nước, diện tích 
đáy là S, chiều cao cột nước là h. 
Từ CT tính áp suất yêu cầu HS 
chứng minh công thức tính áp suất 
của khối nước lên đáy bình: 
 p = d.h
- GV: Yêu cầu HS chứng minh 
bằng cách tham gia trò chơi mảnh 
ghép. - HS tham gia trò chơi.
Lưu ý: Phần chứng minh công thức 
trên GV đã yêu cầu HS nghiên cứu 
SGK ở nhà.
- GV: Tổ chức trò chơi “ Đi tìm đội 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_mo.doc