Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8 trường THCS

doc 23 trang sklop8 03/06/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8 trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8 trường THCS
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
 Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được giáo dục quan 
tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần 
hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học 
sinh. 
 Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp 
trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu 
là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích 
trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan 
niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp 
trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và 
làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện 
các mặt giáo dục một cách riêng lẽ. 
 Dạy học tích hợp kiến thức liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học 
phát triển năng lực học sinh. Vì thế, trong những năm gần đây, phương pháp dạy học 
này đã được Bộ GD – ĐT triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức các cuộc thi “Vận 
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh” và 
cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học cơ sở”. 
 Dạy học vận dụng kiến thức liên môn có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xã 
hội, giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết để giải quyết những vấn đề 
trong thực tiễn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, nhằm đào tạo 
những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc 
sống và nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội. 
Phương pháp dạy học này còn giúp cho học sinh vận dụng được kiến thức đã học để 
giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ trong cuộc sống. Điều này có ích cho 
cuộc sống của các em sau này để trở thành một công dân có năng lực sống tự lập, khả 
năng tư duy sâu và đánh giá khái quát được vấn đề. Đặc biệt là khi được học các văn 
bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS các em sẽ được hiểu biết nhiều hơn 
về những vấn đề của thực tế cuộc sống.
 Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu 
tả, đánh giá... về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống của 
con người và cộng đồng. Vì thế khi học văn bản nhật dụng không chỉ mở rộng hiểu 
biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực giúp học sinh hòa nhập với xã hội, rút 
ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
 1 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ MÀ ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP CẦN GIẢI 
QUYẾT.
 Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn không phải là vấn đề quá mới 
mẻ. Trong quá trình dạy học, đâu đó chúng ta đã đưa kiến thức của môn này để làm 
phong phú thêm bài dạy của môn kia. Nhưng trước đây chúng chưa được gọi tên một 
cách cụ thể mà thôi. Vì thế việc tích hợp kiến thức liên môn chưa có sự triển khai cụ 
thể.
 Thực trạng đối với giáo viên: Trong những năm qua, giáo viên cũng đã được 
trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc 
biệt trong năm học 2014 – 2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản “Hướng dẫn nội 
dung sinh hoạt tổ chuyên môn và tham gia các diễn đàn trên mạng về đổi mới phương 
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
trong trường phổ thông“ giúp giáo viên có những định hướng cụ thể hơn về việc tích 
hợp kiến thức liên môn . Đây chính là cơ sở và là động lực để giáo viên tích cực trong 
việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học Ngữ văn nói chung và văn bản nhật 
dụng nói riêng. 
 Dạy học văn bản nhật dụng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn giúp giáo viên 
chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, 
biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Thông qua việc chuẩn bị 
soạn giảng, giáo viên có hiểu biết cơ bản về những môn định tích hợp. Giáo viên 
không chỉ nắm vững kiến thức của môn Ngữ văn mà còn nắm được nội dung của một 
số môn học liên quan như lịch sử, địa lí, GDCD, hóa học, toán học
 Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, giáo viên không còn là người 
truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, hướng dẫn học sinh tích cực chủ 
động trong việc học tập theo nguyên tắc liên môn ở cả trong và ngoài lớp học. Vì vậy 
không chỉ giáo viên dạy môn Ngữ văn mà kể cả các giáo viên dạy bộ môn khác cũng 
có điều kiện và chủ động hơn ở việc phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Song bên 
cạnh đó giáo viên cũng không tránh khỏi những vướng mắc, đó là: 
 Nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất trong khả năng có thể để 
phục vụ giảng dạy nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu dạy học ngày càng cao 
của bộ môn.
 Điều khó khăn nhất hiện nay đối với đội ngũ giáo viên chính là vấn đề tâm lý. 
Một số giáo viên dạy văn khi dạy văn bản nhật dụng từ trước đến nay chỉ tập trung 
chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưa chú trọng 
khai thác những vấn đề liên quan nên khi dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên 
môn các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách 
 3 Lớp Tên văn bản Đề tài nhật dụng
 - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. - Quan hệ giữa thiên nhiên và con 
 6 người
 - Cổng trường mở ra. - Nhà trường
 - Mẹ tôi - Người mẹ
 7 - Cuộc chia tay của những con búp - Quyền trẻ em
 bê
 - Ca Huế trên sông Hương - Văn hóa dân tộc
 - Thông tin về ngày trái đất năm - Môi trường
 2000
 8 - Ôn dịch thuốc lá - Tệ nạn xã hội
 - Bài toán dân số - Dân số
 - Đấu tranh cho một thế giới hòa - Bảo về hòa bình, chống chiến tranh.
 bình
 9 - Phong cách Hồ Chí Minh - Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản 
 - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, sắc văn hóa dân tộc.
 quyền được bảo về và phát triển trẻ - Quyền sống của con người.
 em.
 - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ - Chuẩn bị hành trang khi đất nước 
 mới bước vào CNH, HĐH trong thế kỉ 
 mới.
 Trong chương trình Ngữ văn THCS, chúng ta thấy số lượng văn bản nhật dụng 
chiếm khoảng 10% trên tổng số các văn bản và tồn tại dưới nhiều vấn đề khác nhau 
của đời sống xã hội. Tuy chiếm một số lượng không lớn nhưng việc giảng dạy văn 
bản nhật dụng lại đặt ra nhiều vấn đề bởi những đặc thù riêng của loại văn bản này.
 Mục đích của việc dạy văn bản nhật dụng trong ngữ văn THCS có điểm giống và 
khác so với dạy các kiểu văn bản khác. Mục tiêu cần đạt của bài học gắn liền với thực 
tế, với các vấn đề đời sống xã hội mà văn bản đề cập tới. Đặc biệt là khâu lồng ghép 
giáo dục kinh nghiệm sống cho học sinh. Nội dung, đề tài của văn bản nhật dụng hết 
sức phong phú, đề cập đến mọi mặt của đời sống – xã hội, mặt khác văn bản nhật 
dụng rất phong phú về thể loại và kiểu văn bản. 
 Nhận thức được thực trạng của những vấn đề trên, mỗi một giáo viên như chúng 
tôi sẽ tiếp tục cố gắng phát huy những mặt thuận lợi và khắc phục khó khăn trong quá 
trình dạy học tích hợp kiến thức liên môn kiểu bài văn bản nhật dụng nhằm nâng cao 
hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng. 
 1.2. Khảo sát kết quả học sinh 
 5 trường và môn Mĩ thuật trong việc cho học sinh quan sát tranh để kết hợp vào bài 
mới.
 Trước khi vào bài mới, tôi yêu cầu học sinh hướng lên màn hình và quan sát một số 
bức tranh về khói thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. 
Sau đó đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về các bức tranh vừa được xem ? Hãy dự đoán 
kết quả của những bức tranh đó ? 
 Ví dụ 2: Khi dạy bài “Bài toán dân số ”- Ngữ văn 8 – Tập1 tôi sẽ tích hợp kiến thức 
của các bộ môn như Toán lớp 6 ( Bàì 15, chương III: Tìm một số biết giá trị phân số)
môn Địa lí lớp 7, bài: 9, 10, 30, 37, 38, 45,60...về vấn đề dân số và sức ép dân số của 
các nước trên thế giới ảnh hưởng đến nề kinh tế như thế nào, môn Giáo dục công dân 
lớp 6, tiết 20,21: công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em , ngoài ra tích hợp với môn 
Mĩ thuật trong việc cho học sinh quan sát tranh và video để kết hợp vào bài mới.
Trước khi vào bài mới, tôi cho học sinh xem một đoạn video về tình trạng gia tăng 
dân số của các nước trên thế giới thông qua biểu đồ, tranh ảnh và những vấn đề liên 
quan đến quyền trẻ em (đặc biệt là các nước ở châu Phi). 
 Tình trạng dân số thế giới Trẻ em nghèo đói Biểu đồ các nước nghèo thế giới 
Sau đó hỏi học sinh: Em có nhận xét gì về tình hình dân số của các nước trên thế giới 
trong đó có Việt Nam chúng ta ? Xem các đoạn video clip về cuộc sống của trẻ em ở 
một số nước trên thế giới em có suy nghĩ gì ? 
Các em sẽ trả lời được thông qua cách hiểu, cách nhìn nhận của mỗi cá nhân từng em, 
sau đó giáo viên sẽ dùng phương pháp thuyết trình về vấn đề dân số mang tính thời sự 
trên thế giới, trong nước hay cụ thể là ở trên địa phương đang sống để dẫn dắt vào bài 
mới. Tác dụng của giải pháp này là tạo được sự bất ngờ, gây tình huống cần giải 
quyết cho học sinh, tạo tâm lý thân thiện, nhẹ nhàng, thoải mái cho các em trước khi 
chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. Các em có hứng thú và tâm thế tốt khi bước vào bài 
 7 - Ảnh hưởng đến đạo đức con người: Thanh thiếu niên nước ta hút nhiều, để có tiền 
hút thuốc sinh ra các tệ nạn. Từ nghiện thuốc đến nghiện ma tuý dẫn đến con đường 
phạm tội, nêu gương xấu cho người khác.
+ Gây thiệt hại về kinh tế: Tốn kém tiền bạc.
 Khi thực hiện giải pháp này, nó sẽ mang lại một hiệu quả nhất định: Tạo cho học 
sinh có tâm lý thân thiện, nhẹ nhàng trong quá tiếp thu kiến thức mới, từ đó dễ dàng 
nắm bắt kiến thức bài học trên lớp. Qua đó các em hiểu rõ hơn về các nạn dịch ở nước 
ta và các nước trên thế giới. Đồng thời nhấn mạnh hiểm họa của thuốc lá.
Giải pháp 3: 
 Sử dụng bản đồ tư duy và tranh ảnh để củng cố khắc sâu kiến thức 
 Đây là hoạt động củng cố và hướng dẫn về nhà mang tính chất hệ thống những 
kiến thức đã học được, do vậy khi thực hiện tích hợp kiến thức liên môn cần đạt được 
những mục tiêu: Giáo dục ý thức, kỹ năng cho học sinh về khả năng liên hệ, ứng dụng 
vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng. Song nội dung tích hợp phải cô 
đúc và gắn với những vấn đề “nóng” cần được giải quyết tại trường hoặc cộng đồng. 
Trong quá trình thực hiện cần khéo léo trong việc vận dụng tích hợp để học sinh 
không nhàm chán. Vì thế phải đảm bảo nguyên tắc không lấy việc tích hợp kiến thức 
liên môn làm nội dung chính trong khi củng cố. Đồng thời nên đưa nội dung liên hệ 
thực tế vào tích hợp. Khi hệ thống bài học, giáo viên cho học sinh trả lời một số câu 
hỏi mang tính thực tế, các em khác nhận xét. Công việc cuối cùng của giáo viên là 
khẳng định lại và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh vận dụng vào bản thân. Hình 
thức sử dụng chủ yếu ở đây là phát vấn, thuyết trình, giao nhiệm vụ.
 Ví dụ1: Khi tổng kết bài “Ôn dịch thuốc lá” tôi sẽ lần lượt đưa ra một số bức tranh, 
đồng thời yêu cầu học sinh quan sát và dựa vào kiến thức của môn Sinh học lớp 8
( tiết 23:Vệ sinh hô hấp– Mục I: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại ); môn 
Toán lớp 6 ( Bàì 15, chương III: Tìm một số biết giá trị phân số); Môn Giáo dục công 
dân lớp 7 (Tiết 22,23) phần bảo vệ môi trường, Lớp 8 (Tiết 20, 21) phòng chống các 
tệ nạn xã hội; môn Âm nhạc 8 (Bài 7: Ngôi nhà chung của chúng ta); Môn Mĩ thuật 8
Vẽ tranh cổ động ( Bài 20) để trả lời câu hỏi.
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day.doc