Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức địa lí địa phương và môi trường trong dạy học Địa lí Lớp 8
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức địa lí địa phương và môi trường trong dạy học Địa lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức địa lí địa phương và môi trường trong dạy học Địa lí Lớp 8
1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người và cũng là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra... Không chỉ thế, môi trường còn là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ của con người. Nói cách khác, không có môi trường sẽ không tồn tại sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội đã làm cho môi trường bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất nói chung Việt Nam nói riêng. Địa lí địa phương là một bộ phận và có liên quan mật thiết với địa lý Tổ quốc nên kiến thức Địa lí địa phương có vai trò là cơ sở để học sinh nắm kiến thức Địa lí Tổ quốc. Chính việc giảng dạy Địa lí địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất. Những kiến thức địa lí địa phương mà nhà trường trang bị cho học sinh nếu có giá trị thực tiễn sẽ tạo điều kiện để học sinh có thể vận dụng được vào công việc lao động sản xuất tại địa phương, tham gia cải tạo xây dựng quê hương giàu đẹp.[1] Từ đó ta thấy vấn đề môi trường và kiến thức địa phương đều rất quan trọng. Tuy nhiên Đối với chương trình THCS hiện hành kiến thức địa phương trong chương trình lớp 8 rất mờ nhạt. Nhiều phụ huynh cũng như học sinh vẫn coi môn Địa Lí là môn phụ không quan tâm nhiều đến môn Địa lí đặc biệt là địa lí địa phương. Học sinh lớp 8 trường THCS Thái Hòa tôi đang trực tiếp dạy đa số các em không hiểu nhiều về địa lí địa phương. Nhiều học sinh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường. Nguyên nhân chính là do việc giảng dạy Địa lí địa phương chưa được đầu tư đúng mức, học sinh vẫn lo chú trọng học các môn bắt buộc thi vào lớp 10 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh). “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 3 1. PHẠM VI Với sáng kiến này tôi áp dụng cho học sinh lớp 8A trường THCS Thái Hòa năm học năm học 2022-2023 2. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Quá trình chuẩn bị và thực hiện trong 2 năm học Chuẩn bị năm học 2021 – 2022, thực hiện năm học 2022-2023. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NỘI DUNG LÝ LUẬN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Căn cứ nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGĐT ngày 26/12/2018. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đã được Bộ hướng dẫn: “Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... Nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương”. Do đó thay vì chỉ nói những nội dung cơ bản trong chương trình và sách giáo khoa thì giáo viên liên hệ trực tiếp ngay ở địa phương học sinh giúp các em vừa nhanh hiểu bài vừa có thể vận dụng kiến thức bài học vào thực tế quanh mình. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Địa lí là một môn học mang tính tổng hợp cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội nhưng nội dung lại rất gần gũi, gắn bó với thực tế. Tuy nhiên, trong bài dạy khi đặt ra các câu hỏi về một vấn đề nào đó thì phần lớn các em thường dựa vào SGK để trả lời chứ chưa thể hiểu từ ngay trong cuộc sống quanh mình để trả lời hay giải thích cho bài học. Phần lớn học sinh hiểu được các kiến thức cơ bản. Nhiều học sinh khá giỏi “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 5 hợp kiến thức địa lí địa phương nên đôi khi thiếu thời gian giáo viên bỏ qua khâu này. Thiếu cơ sở vật chất, các phương tiện giảng dạy, các phòng thí nghiệm, vườn trường, địa bàn thực tập để có thể đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy. Đa số học sinh còn xem môn Địa lí là môn học phụ nên nhiều em còn lơ là, ít quan tâm trong quá trình học. 2. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC ĐỊA LÍ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS THÁI HÒA Với địa bàn xã tôi thuộc miền trung du, nhận thức của phụ huynh và học sinh còn chưa được đúng đắn với môn học này và luôn coi đó là môn phụ chỉ cần học thuộc là được mà không cần đến sự tư duy liên hệ. Gần như không bậc phụ huynh nào muốn cho con mình thi vào các trường cao đẳng, đại học khối C vì nghĩ ra trường khó xin việc. Chính vì vậy, chất lượng học tập, sự sáng tạo, tư duy của học sinh còn yếu cho nên việc tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong học tập của các em vẫn gặp khó khăn. Nhiều em chưa có thói quen tìm hiểu, vận dụng, liên hệ, khảo sát thực tế mà chỉ quen nghe, quen ghi chép, thảo luận nội dung trong chương trình học nên thiếu kiến thức thực tế khó khăn trong vấn đề tích hợp. - Bảng khảo sát kết quả học sinh muốn tìm hiểu về kiến thức địa lí địa phương trước khi dạy những bài cần tích hợp. Lớp Tổng số học sinh Học sinh muốn tìm hiểu các kiến thức địa lí địa phương 8A 36 HS - 100% 33 Học sinh – chiếm 91.7% - Bảng kết quả khảo sát kiến thức địa lí địa phương của học sinh trường THCS Thái Hòa lớp 8A, trước khi dạy tích hợp địa lí địa phương. (10 câu hỏi khảo sát phần phụ lục) 8A (36 học sinh) Câu HS trả lời đúng HS trả lời sai HS TL% HS TL% Câu 1 11 30.6 25 64.9 “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 7 nói chung. Ngược lại, việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý có tác dụng bổ sung kiến thức địa lý địa phương cho các em, từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong mỗi con người. 3. NGHUYÊN TẮC, QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 8 3.1. Nguyên tắc Trước hết, tích hợp địa lí địa phương không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. - Tích hợp kiến thức địa phương nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học, có nghĩa là: không biến một bài dạy địa lí chung thành một bài dạy địa lí địa phương. - Các kiến thức địa lý địa phương đưa vào bài phải phản ánh đúng thực tế của địa phương, cập nhật được tình hình mới nhất, giáo dục được tấm lòng yêu quê hương, đất nước để học sinh thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Giáo viên cần xác định nội dung cần vận dụng địa lí địa phương vào từng bài dạy phù hợp vừa đảm bảo nội dung, thời gian hợp lí vừa giúp học sinh dễ hiểu và có thể vận dụng bài học vào thực tế. - Không nên thay thế hay loại bỏ hoàn toàn các ví dụ có trong SGK bằng các kiến thức địa lý địa phương, vì đây là những ví dụ rất điển hình, đặc trưng và nổi tiếng trên thế giới, trong nước. 3.2. Quy trình tích hợp Để tích hợp kiến thức địa lí địa phương đạt kết quả tốt giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa Địa lí lớp 8 chọn ra các bài có khả năng tích hợp đồng thời xác định đúng địa chỉ có khả năng tích hợp kiến thức địa lí địa phương (phần nào, mục nào, đơn vị kiến thức nào trong bài). “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 9 - Mức độ thông hiểu: thông qua các đối tượng địa lí thể hiện trong nội dung SGK, phần liên hệ của giáo viên, học sinh có thể nhận xét, giải thích được một số đặc điểm địa lí địa phương Hà Nội. - Mức độ vận dụng, vận dụng cao: HS vận dụng kiến thức đã học phân tích được một số đặc điểm địa lí địa phương, hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh. Đưa ra được một số giải pháp phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế, khó khăn còn tồn tại ở Hà Nội. Một số phương pháp cụ thể 3.3.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức địa lí địa phương thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu: học sinh so sánh hai sự vật, hiện tượng địa lí đã biết; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái đang cần biết. Để thực hiện được hai yêu cầu này học sinh phải vận dụng các kiến thức đã học, để tìm ra kiến thức mới và để liên hệ với thực tế, nếu hệ thống câu hỏi tốt thì vừa phát triển tư duy học sinh, vừa giúp HS vận dụng được kiến thức vào thực tế của địa phương mình. [2] 3.3.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan Là phương pháp mà GV sử dụng các phương tiện trực quan như: bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, video...để dạy học. GV có thể sử dụng các hai hướng chính như” - Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về địa lí Hà Nội từ phương tiện trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở. - Giáo viên dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho một hiện tượng, một vấn đề thực tế xảy ra ở địa phương Hà Nội 3.3.3. Phương pháp điều tra, sưu tầm Với phương pháp này GV có thể sử dụng mô tả hoặc trích dẫn tài liệu là một đoạn văn, một bài viết, bài báo về Hà Nội giúp học sinh tìm hiểu, phân tích được những khía cạnh khác nhau về đặc điểm của địa phương mình có liên “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 11 Địa chỉ tích hợp: Mục 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ Tiến hành tích hợp: GV sử dụng bản đồ hành chính Hà Nội rồi đưa ra câu hỏi: Dựa vào bản đồ hành chính Hà Nội em hãy cho biết Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh nào, ở phía nào? Bản đồ hành chính Hà Nội Học sinh xác định vị trí trên bản đồ (với câu hỏi này nên gọi những học sinh nhút nhát, học sinh học lực trung bình trở xuống để các em tham gia hoạt động tốt hơn). Trong quá các em trả lời nếu gặp vướng mắc giáo viên khéo léo trực tiếp gợi ý hoặc thông qua sự hỗ trợ từ các bạn cùng lớp. Giáo viên chốt kiến thức và giới thiệu thêm về tọa độ của Hà Nội Tọa độ : Từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông Tiếp giáp các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây. Đối với mục này để các em cảm thấy quen thuộc hơn giáo viên có thể sử dụng google map cho các em tìm hiểu vị trí tiếp giáp của quận (huyện) mình, xã (phường) mình đang sinh sống. “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8” 13 Ví dụ 3: Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình (SGK Địa Lí lớp 8). Địa chỉ tích hợp: Có thể tích hợp ở mục 1. Khu vực đồi núi hoặc mục 2. Khu vực đồng bằng phần hoặc khi dạy xong cả 2 mục. Tiến hành tích hợp: GV cho học sinh quan sát lược đồ địa hình hoặc Atlat địa lí Việt Nam trang 26 (vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, vùng Đồng Bằng Sông Hồng). Atlat địa lí Việt Nam trang 26 Nêu nhận xét về địa hình của Hà Nội. Để học sinh dễ nhận xét giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở như: Phần lớn Hà Nội thuộc dạng địa hình gì? Đồi núi tập trung ở khu vực nào? Hướng nghiêng của địa hình ra sao? Địa bàn xã (phường) em sinh sống thuộc địa hình gì? Sau khi học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét và đưa ra hộp thông tin. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các “Tích hợp kiến thức địa lí địa phương trong dạy học Địa Lí lớp 8”
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_dia_li_dia_phuong_v.doc